Thực tiễn áp dụng hardship:

Một phần của tài liệu HARDSHIP (Trang 26 - 30)

5. THỰC TIẾN ÁP DỤNG HARDSHIP TẠI VIỆT NAM

5.4 Thực tiễn áp dụng hardship:

Một số quy định đã trình bày ở trên tương đối đặc thù để giải quyết các tranh chấp liên quan trong các hợp đồng chuyên biệt, nên không được xem là căn cứ chung để giải quyết các tranh chấp liên quan trong các hợp đồng khác.

Thực tế:

Trong lĩnh vực Bất Động Sản, sự tăng giá vật liệu xây dựng và sự thắt chặt vốn vay từ các ngân hàng thương mại đã trở thành “cơn ác mộng” của các nhà thầu khi không có vốn để đổ vào các dự án, nhất là đối với dạng hợp đồng trọn gói không được điều chỉnh giá. Trong những hoàn cảnh như vậy, không ít nhà thầu đã bỏ công trình khi việc thương lượng bù lỗ giá vật liệu xây dựng với chủ đầu tư bất thành. Chất lượng công trình bị giảm sút mà tệ hại hơn, nhiều nhà thầu đang có nguy cơ phá sản, kéo theo nguồn cung

về các công trình nhà ở dân dụng bị kìm hãm. Điều này có thể gây ra một tác động dây chuyền đến thị trường BĐS. Trong khi những công trình được điều chỉnh giá thì thủ tục điều chỉnh giá rất rườm rà. Vì vậy nhiều công trình thi công với tiến độ rất chậm do nhà thầu kìm hãm lại chờ điều chỉnh giá.

Nhận xét : trong trường hợp trên, ban đầu khi ký hợp đồng cán cân lợi ích cân bằng

giữa hai bên. Nhưng do thời gian thực hiện hợp đồng quá dài, nên việc lường trước được những thay đổi trong tương lai là dường như rất khó khăn với các bên. Do đó, khi hoàn cảnh thay đổi sẽ dẫn đến cán cân lợi ích chỉ còn nghiêng về phía một bên, và có thể gây thiệt hại cho bên còn lại. Trong những trường hợp như trên, nếu chỉ cứng nhắc làm theo hợp đồng thì đã đồng nghĩa với việc đã phá vỡ vị trí cân bằng về lợi ích mà các bên mong muốn đạt được ban đầu.

Về thực tiễn, rất nhiều vụ tranh chấp phát sinh trong thực tiễn pháp lý ở Việt Nam, nhưng do quy định về vấn đề này trong luật thực định còn thiếu sót, nên đã gây ra nhiều khó khăn cho các bên liên quan, các nhà tư vấn và cả tòa án trong việc áp dụng pháp luật.

Hơn thế nữa, sự thiếu vắng các quy định trong pháp luật Việt Nam hiện hành làm cho các bên trong hợp đồng không có cơ chế đúng đắn bảo vệ mình.

Tình huống thực tiễn:

Tính đến giữa tháng 12/2010 hầu hết các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã ký hết hợp đồng cho 2 quý đầu năm 2011, đa số các đơn hàng đều tăng hơn khoảng 10 - 15% so với năm 2010. Điều này được lý giải bởi các nhà đặt hàng chuyển hướng từ Trung Quốc sang Việt Nam đang tăng rất mạnh do có sự tin tưởng về chất lượng tay nghề, giá cả phù hợp cho sản phẩm đạt chuẩn chất lượng quốc tế ,tiến độ giao hàng đúng hạn của các doanh nghiệp Việt Nam. Đây quả là một tín hiệu đáng mừng, khởi sắc cho ngành dệt may Việt Nam.Việc các doanh nghiệp ký được hợp đồng dài hạn là điều tốt, tuy nhiên trong bối cảnh giá nguyên liệu ngày một gia tăng sẽ có những thiệt thòi cho doanh nghiệp nếu thị trường biến động.

Quả vậy, thời gian qua , đã xuất hiện 2 xu hướng giải quyết vấn đề biến động giá này như sau:

Xu hướng 1:

Một số doanh nghiệp chọn giải pháp quyết định không tăng giá sản phẩm mặc cho giá nguyên vật liệu biến động. Họ cho rằng: “Sở dĩ giá bông nguyên liệu tăng cao nhưng

công ty không tăng giá sản phẩm nhiều là do nếu tăng cao các nhà nhập khẩu sẽ chuyển sang đặt tại Indonesia và các nước khác trong khu vực”

Xu hướng 2 :

Một số doanh nghiệp thận trọng hơn thì chỉ kí những hợp đồng ngắn hạn, chỉ chốt giá cho các hợp đồng theo từng quý .

Nhận xét: Cả 2 xu hướng trên đều cho thấy phản ứng rất chập chạp và thụ động của

các doanh nghiệp Việt Nam đối với sự thay đổi bối cảnh trong hợp đồng.

Thứ nhất, các doanh nghiệp theo xu hướng 1 chấp nhận chịu thiệt thòi, cam chịu

sự mất cân bằng về lợi ích-thuộc tính cơ bản của hợp đồng-đã được thiết lập trước đó trong hợp đồng, để đổi lấy các thương vụ với các đối tác lớn mạnh nước ngoài, mong muốn mở rộng thị trường. Thế nhưng, nếu giải pháp này tiếp tục được áp dụng khi có ngày càng nhiều hơn nữa những sự thay đổi theo hướng bất lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam trong tương lai, thì đây chưa phải là giải pháp tối ưu .

Thứ hai, các doanh nghiệp theo xu hướng thứ hai vì tính cẩn mẫn và thận trọng, để

hạn chế rủi ro nên chấp nhận tránh kí các hợp đồng dài hạn. Trên thực tế, để có thể kí được một hợp đồng dài hạn, doanh nghiệp phải mất rất nhiều công sức và gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng, khi các đối tác nước ngoài thể hiện thiện chí, mong muốn làm ăn lâu dài với doanh nghiệp Việt Nam, thì đây là một dấu hiệu đáng mừng chứng tỏ sự tin tưởng về năng lực sản xuất cũng như tiềm năng phát triển của doanh nghiệp. Như vậy, đối với giải pháp theo xu hướng thứ hai, chúng ta đã tự gạt bỏ đi, từ chối cơ hội quý giá của mình.

Nói như vậy để có thể thấy rằng, các doanh nghiệp Việt Nam chưa thực sự tìm ra được giải pháp bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho riêng mình. Tuy nhiên, việc kí các hợp đồng dài hạn kết hợp với các điều khoản (ví dụ về giá cả sản phẩm) có thể thương lượng lại trong hợp đồng khi có sự thay đổi cơ bản của hoàn cảnh là một giải pháp đáng được chú ý. Việc áp dụng cơ chế hardship thể hiện sự thuận lợi và ưu thế vì nó có thể hạn chế những rủi ro ở cả 2 xu hướng trên và không làm mất đi những cơ hội phát triển. Thế nhưng, chính sự thiếu vắng các quy định về cơ chế hardship trong pháp luật Việt Nam hiện hành không chỉ trong một số lĩnh vực mà trên nhiều lĩnh vực đã trở thành một sự ngăn trở, một chướng ngại vật để các doanh nghiệp Việt Nam có thể tiếp cận và tin tưởng để mạnh dạn áp dụng trong các hợp đồng dài hạn của mình.

5.5 Tiểu kết

Như vậy , điều kiện về hardship còn khá xa lạ đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Có nhiều lý do khách quan cũng như chủ quan giải thích cho thực tế này. Có thể kể ra đây một số lý do như:

Thứ nhất, do bản thân các quy định về hardship không phải là phần bắt buộc trong

hợp đồng vì hiện nay pháp luật về hợp đồng vẫn chưa có quy định về vấn đề này.

Thứ hai, hardship chỉ nêu những sự kiện định tính hoặc những tuyên bố chung

chung nên đôi khi khiến các bên cảm thấy hợp đồng dài thêm và tưởng rằng đó là phần vô thưởng, vô phạt.

Thứ ba, trong một thời gian dài, hợp đồng giữa các doanh nghiệp Việt Nam được

thực hiện theo chỉ tiêu pháp lệnh. Vì vậy, hợp đồng thường là những điều khoản ngắn gọn dạng “mệnh lệnh quân đội” như “căn cứ vào Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế…”.

Thứ tư, do chủ quan, doanh nghiệp Việt Nam có thói quen tự soạn hợp đồng mà ít

thuê dịch vụ. Đa phần những hợp đồng được soạn thảo nội bộ chú ý nhiều đến khía cạnh thương mại (giá cả, số lượng, thanh toán, giao hàng…) mà không quan tâm nhiều đến khía cạnh pháp lý, do vậy, hầu như không quan tâm đến phần bối cảnh.

Cuối cùng, theo chủ nghĩa kinh nghiệm, hợp đồng soạn thảo nội bộ thường dựa

trên một hợp đồng đã ký kết và thực hiện trước đây, doanh nghiệp không có nhu cầu đặc định hóa từng hợp đồng, nghĩa là ít doanh nghiệp nào đặt ra câu hỏi rằng điều mình mong muốn trong hợp đồng này có khác mong muốn trong hợp đồng trước kia không

Có thể nói, ngay cả khi trong hợp đồng không có điều khoản quy định về việc các bên có quyền thương lượng, điều chỉnh lại hợp đồng, thì dựa trên nguyên tắc trung thực, thiện chí, các bên vẫn có thể thương lượng lại hợp đồng để cân bằng lợi ích khi một bên bị thiệt hại lớn do sự thay đổi về điều kiện, hoàn cảnh khi thực hiện hợp đồng.

Như vậy, sự thiếu vắng quy định về hardship phần nào cho thấy nguyên tắc trung thực thiện chí trong pháp luật Việt Nam chỉ tồn tại ở mức “ khẩu hiệu” mà chưa cụ thể hóa thành các quy định của pháp luật

Thêm vào đó, muốn cho hoạt động thương mại được phát triển thì pháp luật phải đảm bảo sự ổn định, cũng như cân bằng lợi ích giữa các bên. Vì thế, việc có những quy định cụ thể về hard ship trong pháp luật hợp đồng Việt Nam để “ can thiệp ” vào nội dung hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi là hết sức cần thiết. Đặc biệt đó là khi các bên không thỏa thuận về điều khoản hardship trong hợp đồng. Thực tế là điều khoản “hardship” được

sử dụng rộng rãi trong các hợp đồng quốc tế lại hầu như vắng bóng trong các hợp đồng của doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay.

Một phần của tài liệu HARDSHIP (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(30 trang)
w