ỨNG DỤNG CỦA NUÔI CẤY MERISTEM VÀ XỬ LÝ NHIỆT ĐỂ TẠO

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG SẢN XUẤT RAU SẠCH (Trang 26 - 31)

ĐỂ TẠO KHOAI TÂY SẠCH VIRUS

I.Giới thiệu về khoai tây

- Cây khoai tây (Solanum tuberosum L.) có nguồn gốc ở vùng cao thuộc dãy núi Andes, Nam Mỹ. Cây khoai tây đã từ Nam Mỹ du nhập vào Tây Ban Nha vào khoảng năm 1570 và Anh Quốc vào năm 1590. Sau đó, nó được lan truyền khắp châu Âu và tiếp theo là châu Á (Hawkes 1994). Thế kỷ 17, người Châu Âu đã bắt đầu ăn khoai tây và nó đã trở thành một cây lương thực quan trọng của thế giới.

Trên thế giới, cây khoai tây được coi là cây lương thực có tầm quan trọng đứng hàng thứ tư sau lúa mì, lúa nước và ngô (Steveson, Loria, Frane và Weingartner, 2001). Cây khoai tây vốn là một cây ưa lạnh có nguồn gốc ở vùng cao nhiệt đới (từ 1000 m trở lên). Trải qua quá trình chọn lọc và thuần hoá, nó có thể được trồng ở các vùng khí hậu khác nhau bao gồm các vùng ôn đới, á nhiệt đới và nhiệt đới với các điều kiện sinh thái nông nghiệp kh đến vùng núi cao (Struik and Wiersema, 1999).

Ở Việt Nam, có thời kỳ coi khoai tây là nhóm cây lương thực có tầm quan trọng thứ ba sau lúa và ngô. Khoai tây có thời gian sinh trưởng ngắn, từ 80 - 100 ngày, nhưng có khả năng cho năng suất từ 15 - 30 tấn củ/ha với giá trị dinh dưỡng cao. Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, nhu cầu tiêu thụ khoai tây của thị trường nói chung, đặc biệt là các đô thị, khu công nghiệp và khu du lịch, sẽ ngày càng tăng.Như vậy, việc xây dựng hệ

thống sản xuất, kiểm định, xác nhận, bảo quản và cung ứng giống khoai tây có ý nghĩa rất quan trọng để thúc đẩy sản xuất khoai tây phát triển. Trong đó phát triển công nghệ sản xuất giống khoai tây sạch bệnh đóng vai trò then chốt.ác nhau từ vùng đồng bằng. -Diện tích trồng khoai tây ở nước ta đã có thời gian đạt trên 11 vạn ha, nhưng sau đó cứ giảm dần. Đến nay diện tích khoai tây hàng năm biến động trong phạm vi 2,5 đến 3,3 vạn ha. Nguyên nhân chính là do trồng khoa tây chưa có hiệu quả kinh tế cao; đầu tư lớn (trong đó có khâu giống quá tốn kém lại có biểu hiện thoái hoá), đặc biệt giống bị nhiễm bệnh virus rất nặng. Tỷ lệ bệnh virus hại khoai tây ở nước ta khoảng 20 - 70% và bệnh này lây lan rất nhanh. Nếu vụ thứ nhất chỉ có 0,63% cây bệnh thì vụ thứ 4 tỷ lệ bệnh lây lan tự nhiên đã là gần 22%, sau 10 năm có thể đạt tới 48,3%. Năng suất khoai tây bị giảm 28-70% do nhiễm bệnh virus gây ra, chủ yếu là bệnh xoắn lá lùn. Do đó, việc liên tục sản xuất các giống khoai tây sạch bệnh để cung cấp cho sản xuất đại trà là một yêu cầu bức xúc của người nông dân. Nhân giống khoai tây bằng phương pháp nuôi cấy mô là một trong những cách tích cực nhất, khoa học nhất để nhân nhanh giống khoai tây sạch bệnh.

II.Qui trình tạo khoai tây sạch virus Bước 1: Chọn cây và chuẩn bị mẫu.

- Lấy củ khoai tây đã có mầm trồng vào chậu đất mùn hoặc cát để được vô trùng và đặt trong điều kiện nhiệt độ, ánh sáng bình thường.

- Khi mầm cao 10-15cm, cắt lấy phần ngọn dài 3 - 4cm. - Rửa ngọn bằng nước xà phòng loãng.

- Dùng vòi nước chảy để rửa nước xà phòng, sau đó được rửa lại bằng nước cất rồi đặt vào buồng cấy để thực hiện các thao tác tiếp theo.

Bước 2: Khử trùng mẫu trong buồng cấy vô trùng.

- Tráng lại mẫu bằng cồn 700, sau đó rửa sạch bằng nước cất vô trùng 2 - 3 lần. - Khử trùng bằng HgCl2 0,1% trong 5-7 phút.

- Rửa mẫu 2 - 3 lần bằng nước cất. Sau đó đặt mẫu lên giấy lọc đã vô trùng cho thấm bớt nước rồi đặt trong bình trụ đã được vô trùng.

Bước 3: Tách và nuôi cấy meristem:

- Dùng dụng cụ (dao cấy, kéo, panh nhỏ, kim nhọn) đã được vô trùng để tách meristem dưới kính hiển vi soi nổi có độ phóng đại x 25.

- Dùng dao cấy hoặc kim nhỏ gạt bỏ các lá ngoài để lộ đỉnh sinh trưởng. - Dùng dao cấy tách lấy meristem với độ dài 0,2 - 0,5mm

- Tiến hành xử lý nhiệt và nuôi cấy mô phân sinh đỉnh. Quá trình xử lý nhiệt độ ở 35- 38 oC từ 5-7 tuần.

- Sau đó tiến hành nuôi cấy meristem trên môi trường thạch nghiêng. Bước 4: Tái sinh cây

Sử dụng môi trường nuôi cấy thích hợp cho việc tạo chồi, tạo rễ của Khoai tây nhằm để kích thích tạo cây con hoàn chỉnh trước khi đưa ra vườn ươm.

Bước 5: Trồng cây con trên vườn ươm

Cần phải chuẩn bị vườn ươm có giá thể tơi xốp, thoát nước, đủ chất dinh dưỡng cần thiết, che mưa che nắng, cách ly với các vector truyền bệnh, tiến hành chăm sóc tốt. Cần xét nghiệm virus bằng các kỹ thuật chuẩn đoán khác nhau như: xem xét bằng mắt về các dấu hiệu bệnh lý; thử huyết thanh;chuẩn đoán bằng kỹ thuật ELISA, phân tích DNA...

Sau khi có cây Khoai tây sạch bệnh cần phải duy trì cây sạch bệnh, thường xuyên giám sát cách ly nguồn bệnh. Sau đó tiến hành nhân nhanh cây Khoai tây sạch bệnh. Bước 6: Đưa vào sản xuất đại trà.

Sau khi đã có các cây Khoai tây sạch bệnh bằng các phương pháp kiểm tra độ sạch virus khác nhau thì đưa chúng vào sản xuất đại trà để có được những cây Khoai tây sạch bệnh và đạt được hiệu quả kinh tế cao.

Chú ý các điều kiện để nuôi cấy: - Về nhiệt độ phòng nuôi cấy 20-250C.

- Về quanh chu kỳ nuôi cấy: 16 giờ sáng/8 giờ tối. - Về môi trường nuôi cấy thành phần như sau:

TT Tên hoá chất Lượng pha 1 lít dung dịch nhẹ

Lượng lấy cho 1 lít môi trường

nuôi cấy

Ghi chú

1 2 3 4 5

I Đa lượng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lấy 50ml/lít Pha chung 1 NH4NO3 30,0gr 2 KNO3 38,0gr 3 MgSO4. 7H2O 7,4gr 4 KH2PO4 3,4gr

5 CaCl2. 2H2O 8,8gr Lấy 50ml/lít Pha riêng

II Vi lượng Lấy 10ml/lít Pha chung

1 H3BO3 620,0mg 2 MnSO4. 4H2O 2.300,0mg 3 ZnSO4. 7H2O 860,0mg 4 KI 83,0mg 5 CuSO4. 5H2O 2,5mg

6 MoO4Na2. 2H2O 25,0mg

7 CoCl2. 6H2O 2,5mg

III Sắt

1 FeSO4. 7H2O 5,56gr Lấy 5ml/lít Pha chung

2 Na2EDTA 7,46gr

IV Vitamin

1 Axit Nicotinic (B5) 100,0mg Lấy 2ml/lít Pha chung

2 Thiamin HCl 20,0mg

3 Pyrodoxin 5,0mg

D.TÀI LIỆU THAM KHẢO

-http://thuviensinhhoc.com/sinh-hoc-doi-song/sinh-hoc-ung-dung/3411-ky-thuat-trong- ca-chua-ghep-trai-vu-o-dong-bang-song-hong http://agrobiotech.gov.vn/Tranghi%E1%BB%83nth%E1%BB%8B/Trangch%E1%BB %A7/Tinchiti%E1%BA%BFt/tabid/72/MenuID/70/cateID/73/id/157/language/vi- VN/Default.aspx# http://www.vnast.gov.vn/default.aspx?ChannelID=245

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG SẢN XUẤT RAU SẠCH (Trang 26 - 31)