Phương pháp nén tín hiệu trong truyền hình số

Một phần của tài liệu TRUYỀN HÌNH SỐ VÀ TRUYỀN HÌNH MÀU CÓ ĐỘ PHÂN GIẢI CAO (Trang 31 - 43)

2. ĐẶC ĐIỂM CỦA TRUYỀN HÌNH SỐ

2.4. Phương pháp nén tín hiệu trong truyền hình số

2.4.1. Mục đích của nén

Với công nghệ hiện nay, các thiết bị đều có dải thông nhất định. Các dòng số tốc độ cao yêu cầu dải thông rất rộng vượt quá khả năng cho phép của thiết bị. Một cách sơ bộ, nén là quá trình làm giảm tốc độ bit của các dòng dữ liệu tốc độ cao mà vẫn đảm bảo chất lượng hình ảnh hoặc âm thanh cần truyền tải.

2.4.2.Bản chất của nén

Khác với nguồn dữ liệu một chiều như nguồn âm, đặc tuyến đa chiều của nguồn hình ảnh cho thấy: Nguồn ảnh chứa nhiều sự dư thừa hơn các nguồn thông tin khác, đó là:

♦ Sự dư thừa về mặt không gian (spatial redundancy):

Các điểm ảnh kề nhau trong một mành có nội dung gần giống nhau. ♦ Sự dư thừa về mặt thời gian (temporal redundancy):

Các điểm ảnh có cùng vị trí ở các mành kề nhau rất giống nhau. ♦ Sự dư thừa về mặt cảm nhận của con người:

Mắt người nhạy cảm hơn với các thành phần tần số thấp và ít nhạy cảm với sự thay đổi nhanh, tần số cao.

Do vậy, có thể coi nguồn hình ảnh là nguồn có nhớ (memory source). Nén ảnh thực chất là quá trình sử dụng các phép biến đổi để loại bỏ đi các sự dư thừa và loại bỏ tính có nhớ của nguồn dữ liệu, tạo ra nguồn dữ liệu mới có lượng thông tin nhỏ hơn. Đồng thời sử dụng các dạng mã hoá có khả năng tận dụng xác suất xuất hiện của các mẫu sao cho số lượng bít sử dụng để mã hoá một lượng thông tin nhất định là nhỏ nhất mà vẫn đảm bảo chất lượng theo yêu cầu. Nhìn chung quá trình nén và giải nén một cách đơn giản như sau:

♦ Biến đổi

Một số phép biến đổi và kỹ thuật được sử dụng để loại bỏ tính có nhớ của nguồn dữ liệu ban đầu, tạo ra một nguồn dữ liệu mới tương đương chứa lượng thông tin ít hơn. Ví dụ như kỹ thuật tạo sai số dự báo trong công nghệ DPCM hay phép biến đổi cosin rời rạc của công nghệ mã hoá chuyển đổi. Các phép biến đổi phải có tính thuận nghịch để có thể khôi phục tín hiệu ban đầu nhờ phép biến đổi ngược.

♦ Mã hoá.

Biến đổi Mã hoá

Giải mã Biến đổi ngược Dữ liệu Dữ liệu đã nén Quá trình nén Quá trình giải nén Dữ liệu Dữ liệu đã nén

II. TRUYỀN HÌNH MÀU CÓ ĐỘ PHÂN GIẢI CAO

HDTV là truyền hình màu có độ phân giải cao, viết tắt của High definition Television. HDTV được hiểu đơn giản là truyền hình có chất lượng hình ảnh và âm thanh cao hơn, kích thước hình ảnh rộng hơn so với truyền hình tiêu chuẩn. Nhiều tác giả sử dụng cụm từ HDTV là “ Truyền hình độ nét cao”, có lẽ không chuẩn bằng cụm từ “ truyền hình có độ phân giải cao”.

Để hiểu được chất lượng truyền HDTV cao hơn truyền hình tiêu chuẩn như thế nào, đầu tiên , ta xét đến độ phân giải. Việt Nam hiện nay đang phát truyền hình tiêu chuẩn hệ PAL có 625 dòng quét cho mỗi hình ảnh truyền hình. Mỗi hình ảnh truyền hình PAL 625 được chia thành các màng chẵn ( chỉ gồm các dòng quét chẵn) và mành lẻ ( chỉ bao gồm các dòng quét lẻ). Mỗi mành được quét 25 lần cho mỗi giây, do đó hình ảnh được quét 50 lần mỗi giây. Đây gọi là chế độ quét xen kẽ trong truyền hình tiêu chuẩn. Trong số 625 dòng quét của mỗi ảnh thì chỉ có 576 dòng được hiển thị trên màn ảnh – được gọi là các dòng tích cực. Do đó truyền hình tiêu chuẩn PAL còn có thể coi là truyền hình có độ phân giải bình thường 576i, hay là SDTV. SDTV là từ viết tắt của standard – definition television – lẽ ra phải dịch là truyền hình có độ phân giải chuẩn.

Độ phân giải của HDTV

Có nhiều định dạng khác nhau cho HDTV. Thông thường các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình HDTV lựa chọn các độ phân giải sau: 720p, 1080i, 1080p. Độ phân giải HD, hình ảnh có ít nhất 720i( 720 dòng quét liên tục). Định dạng 720p sẽ có 720 dòng quét ngang ( quét liên tục) cho mỗi hình ảnh truyền hình. 720p không dùng chế độ quét xen kẽ như đã trình bày ở trên mà dùng chế độ quét liên tục – Progessive scan ( còn được dịch là chết độ quét tiên tiến). Quét liên tục sẽ cho chất lượng cao hơn vì nó hiển thị tất cả các dòng quét chẵn và lẻ cho mỗi mành.

Định dạng 1080i có 1080 dòng quét ngang, nhưng chế độ quét xen kẽ (i=interlace). Định dạng này có độ phân giải cao nhưng mỗi lần chỉ hiển thị một nửa số dòng quét mà thôi.

1080p là định dạng cho chất lượng hình ảnh cao nhất và cũng đòi hỏi băng thông lớn nhất. Nó có 1080 dòng quét liên tục.

Tỷ lệ màn hình của HDTV

Truyền hình tiêu chuẩn từ xưa đến nay sử dụng màn hình có tỷ lệ 4:3, rất phổ biến với các TV dùng đèn hiển thị hình ảnh là đèn điện tử. Tỷ lệ này giống một hình chữ nhật hơn là một màn hình của rạp chiếu phim.

Thông thường các rạp chiếu phim dùng màn ảnh rộng có tỷ lệ 6:9, là tỷ lệ được tính toán và lựa chọn cho phù hợp nhất với tị giác của con người, tỷ lệ này cũng được sử dụng rộng rãi cho tất cả các màn hình HDTV. HDTV

cho phép khán giả thưởng thức toàn bộ hình ảnh như trong rạp hát. Do đó để phù hợp với màn hình 4:3 thì hai bên rìa của hình ảnh của các bộ phim hay chương trình truyền hình sẽ bị cắt bỏ khi phát sóng với chuẩn 4:3. Hiên nay hầu hết các chương trình truyền hình hệ thống đều được phát với tỷ lệ khuôn mẫu 4:3. Trong khi các chương trình truyền hình độ phân giải cao HDTV lại sử dụng khuôn hình 16:9. Theo tính toán tỷ lệ 16:9 sẽ cho phép mở rộng tới 33% diện tích khuôn hình

CHƯƠNG IV

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NƠI THỰC TẬP

1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM

Đài tiếng nói Việt Nam (tên giao dịch tiếng anh là Radio The Voice of Vietnam - viết tắt là VOV)

Được thành lập vào ngày 7-9-1945 là Đài phát thanh quốc gia trực thuộc Chính phủ Việt Nam, với chức năng thông tin, tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam và pháp luật của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, góp phần quan trọng trên mặt trận văn hóa, kinh tế, xã hội, giáo dục, an ninh quốc phòng…, từng bước nâng cao hơn nữa về đời sống tinh thần, trình độ dân trí, phục vụ đắc lực cho công cuộc đổi mới phát triển của đất nước Việt Nam. Qua hơn 60 năm hình thành và phát triển Đài tiếng nói Việt Nam đã trở thành cơ quan truyền thông đa phương tiện có đủ các loại hình báo chí: Phát thanh, phát thanh có hình, báo in,báo viết và báo điện tử .Đài phát chủ bằng tiếng việt .

Đài Tiếng nói Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền Thông về hoạt động báo chí, tần số, truyền dẫn và phát sóng.

Trụ sở chính của Đài đặt tại 58 phố Quán Sứ, Hà Nội, Việt Nam.

1.1Giới thiệu Kênh Truyền hình VOV. 1.1.1 Thông tin chung

VOV - Kênh truyền hình Thời sự - Chính trị tổng hợp.

VOV - Thông tin kịp thời, chính xác các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước.

• Tin tức và Thời sự cập nhật nhanh, đa dạng và chính xác. • Các chuyên đề, phim tài liệu, talkshow phản ánh sâu các

vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội.

• Các chương trình giải trí lành mạnh bằng phim ảnh, thể thao, ca nhạc, sân khấu, văn học nghệ thuật, trò chơi truyền hình.

VOV - Phủ sóng 63 tỉnh và thành phố qua vệ tinh, hệ thống kênh truyền hình cáp Việt Nam (VCTV), Truyền hình kỹ thuật số (VTC), Truyền hình IPTV, truyền hình trực tuyến trên http://vovtv.vov.vn, http://radiovietnam.vn, truyền hình di động MobileTV.

VOV - Phủ sóng Analog toàn bộ khu vực Hà Nội và các vùng lân cận.

1.1.2 Quá trình phát triển

• Ngày 07/9/2008 nhân dịp kỷ niệm 63 năm thành lập, Đài Tiếng nói Việt Nam chính thức phát sóng Hệ phát thanh có hình VOV đánh dấu một bước phát triển của Đài Tiếng nói Việt Nam.

• Năm 2011: VOVTV phát sóng 19 tiếng/ngày, từ 5h – 24h hàng ngày.

• Năm 2011: VOVTV phát sóng qua Internet trên VOV Online.

• Năm 2012: Quyết định số 871/ GP – BTTT ngày 23/ 5/ 2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép hoạt động truyền hình cho Đài Tiếng nói Việt Nam, Hệ Phát thanh có hình (VOVTV) chính thức đổi tên thành Kênh Truyền hình – Đài Tiếng nói Việt Nam VOV.

1.1.3. Cơ cấu tổ chức:

• Ban Giám đốc Kênh truyền hình VOV • Các phòng chức năng:

- Phòng Hành chính – Tổng hợp - Phòng Thư ký – Đạo diễn - Phòng Tin Chính trị - Phòng Tin Trong nước - Phòng Tin Quốc tế - Phòng Chuyên đề - Phòng Quay phim - Phòng Kỹ thuật

• Phóng viên tại các cơ quan thường trú nước ngoài: Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp, Mỹ, Thái Lan, Ai Cập, Lào, Campuchia.

• Cộng tác viên từ các đài địa phương 63 tỉnh, thành trên cả nước.

1.1.4. Chương trình truyền hình

o Thời sự: 6h00; 9h00; 11h30; 18h00; 22h30.

o Bản tin: 9h55; 10h55; 13h55; 14h55.

o Chương trình tổng hợp: Chuyên đề, Văn hóa, Văn nghệ.

o Chương trình giải trí: Phim truyện, Ca nhạc, Thể thao, Game show.

1.1.5. Các sản phẩm & dịch vụ

• Sản xuất chương trình truyền hình: Phim tài liệu, ký sự, Talkshow, tường thuật trực tiếp sự kiện.

• Dịch vụ quảng cáo trên truyền hình: Sản xuất và phát sóng TVC quảng cáo, chương trình giới thiệu cho doanh nghiệp, đơn vị.

• Cung cấp bản quyền chương trình truyền hình. • Tổ chức sự kiện truyền hình.

1.1.6. Hợp tác Quốc tế

o Thành viên tích cực của Hiệp hội Phát thanh Truyền hình Châu Á – Thái Bình Dương (ABU), Viện Phát triển Phát thanh Truyền hình Châu Á Thái Bình Dương (AIBD)

o Chủ tịch Hội đồng quốc tế các Đài PTTH có sử dụng tiếng Pháp.

o Quan hệ hợp tác song phương với với hơn 70 Đài PT-TH các nước: CFI (Kênh Quốc tế Pháp), France 24, TV5, RFI, CCTV, KBS, ABC, NHK, Truyền hình Philippines (KBP) …

o Đối tác truyền thông: CNN, BBC, REUTERS, AFP, Arirang …

o Cơ quan thường trú tại nước ngoài: Thái Lan, Pháp, Nga, Trung Quốc, Ai Cập, Nhật, Mỹ, Campuchia, Lào.

1.1.7. Thông tin liên hệ - Địa chỉ giao dịch.

Địa chỉ: Tầng 9 – Số 58 – Quán Sứ - Hà Nội Điện thoai: 04.39386240

Fax: 04.39386234

Email: truyenhinhvov@vov.org.vn Website: http://vovtv.vov.vn

http://www.vovtv.vn

1.2: Giới thiệu về hệ thống mạng máy phòng kỹ thuật VOVTV

Hình 4.1 Sơ đồ về hệ thống mạng máy tính sản xuất vovtv

− H2:Preview for Reporter (10 PC): Sử dụng để duyệt kiểm tra các chương trình.

− H6: khối dựng phi tuyến chuyên đề : Sử dụng biên tập video các chương trình chuyên đề, văn nghệ…

− H7 khối phát sóng : Khối này là các máy tính dùng để phát sóng các chương trình, sử dụng phần mềm phát sóng tự động.

− H8:Máy chủ quản trị miền ( Có chức năng quản lý tài khoản người dùng, quản lý các máy trạm… trong mạng)

− H9: 2 máy chủ quản lí hệ thống SAN 1 và SAN 2. − H10: Máy chủ quản lí cơ sở dữ liệu

− H11: Mạng kết nối hệ thống Storage (hệ thống lưu trữ SAN) với các máy chủ, máy trạm

− H12:Hệ thống lưu trữ SAN − H13:Sao lưu dữ liệu vào băng từ.

Hình 4.2 Sơ đồ hệ thống khống chế phát sóng

− Khối 1:Tín hiệu từ ba máy tính phát sóng truyền tín hiệu tới Patchbay − Khối 2: Patchbay cho phép tín hiệu vào ra theo các cổng do người sử

− Khối 3: SDI router Bộ chuyển mạch, cho phép chuyển đổi các cổng vào ra để lựa chọn tín hiệu truyền đi

− Khối 4: Truyền dẫn tín hiệu sang đài truyền dẫn. − Khối 5: Frame sync: Nhận tín hiệu từ xa về

− Khối 6: Xem kiểm tra tín hiệu khi đưa vào Batchbay − Khối 7 : IQ sync genernator: đồng bộ xung

− Khối 8: Dreiw monitor :Chuyển đổi tín hiệu D/A và xem kiểm tra khi truyền tín hiệu sang đài truyền dẫn.

Qua thời gian thực tập thực tế được tìm hiểu về các thiết bị truyền hình đang được sử dụng rộng rãi trong khắp cả nước em đã thấy được sự phát triển nhanh chóng của nước ta trong lĩnh vực truyền hình. Hệ thống truyền hình đã và đang mở rộng trên khắp cả nước với nhiều những dịch vụ tiện ích và trang thiết bị hiện đại. Nó đã đáp ứng được những nhu cầu của khách hàng trong việc sử dụng dịch vụ Truyền hình. Trong tương lai đây vẫn sẽ là ngành mũi nhọn đi đầu trong cả nước.

Trong ba năm học tại trường Cao đẳng phát thanh truyền hình 1 vừa qua đã trang bị cho em những kiến thức về ngành Kỹ thuật truyền hình và thông qua các môn học cơ sở, chuyên ngành, các bài tập thực hành bộ môn cũng giúp cho em rất nhiều. Hai tháng thực tập vừa qua là thời gian để em có thể tìm hiểu thực tế và áp dụng những kiến thức em đã được học tại nhà trường vào công việc, đồng thời cũng là cơ hội để cho em có thể tích lũy được những kinh nghiệm cho công việc của mình sau này.

Mặc dù đã cố gắng, nhưng do kiến thức còn hạn chế nên báo cáo thực tập không tránh khỏi những thiếu sót. Em xin chân thành cảm ơn...,các thầy cô bộ môn cùng toàn thể cán bộ ...đã tận tình hưỡng dẫn, giúp đỡ em trong thời gian học tập cũng như trong thời gian thực tập vừa qua.

Em xin chân thành cảm ơn !

Truyền hình màu với ba hệ NTSC, PAL, SECAM xuất hiện vào thập kỷ 50 đã tạo nên một bược ngoặt mới trong quá trình phát triển của công nghệ truyền hình. Cả ba hệ đều sử dụng các tín hiệu thành phần là tín hiệu chói và hai tín hiệu màu ( Y, R – Y,B – Y). Điều khác nhau cơ bản là phương pháp điều chế tín hiệu màu, tần số sóng mang màu và phương pháp ghép kênh.

Ngành truyền hình nói chung và mày thu hình nói riêng là một trong những hình thức liên lạc sinh động, nó được coi là một tờ báo hình giúp cho người dân có thể nắm được các thông tin, giải trí và khám phá những điều mới lạ. Việc nâng cao kiến thức hiểu biết về lĩnh vực kỹ thuật truyền hình là hết sức cần thiết đối với những người làm công tác trong ngành kỹ thuật nói chung và đối với sinh viên ngành kỹ thuật truyền hình nói riêng, từ đó chúng ta có thể sử dụng, khai thác và phát triển ngày càng cao của xã hội.

Chính vì vậy, mà em đã chọn đề tài Kỹ Thuật Truyền Hình làm đề tài thực tập cho mình.

Dưới đây, trong khuôn khổ một bài báo cáo thực tập em xin trình bày những kiến thức mà mình thu thập được trong quá trình đi thực tập tại cơ sở. Chương I: Nguyên lý truyền hình màu

Chương II:Hệ Màu

Chương II:Truyền hình số và truyền hình màu có độ phân giải cao Chương IV:Giới thiệu chung về nơi thực tập

Là một sinh viên được đào tạo học tập về lĩnh vực viễn thông tại CĐ Phát Thanh – Truyền Hình 1, sau thời gian học tập lý thuyết tại trường được các thầy cô trong trường giảng dạy truyền đạt kiến thức. Với kiến thức đã được học tại trường, cùng với thời gian đi thực tập tại………. Được sự hướng dẫn của ……….., các thầy cô trong khoa cùng các cán bộ kỹ thuật ………

Vì thời gian có hạn nên báo cáo của em không tránh khỏi những thiếu sót, em mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy giáo, cô giáo.

2. HỆ MÀU PAL...12

1. CÁC TIÊU CHUẨN VIDEO SỐ...26

2. ĐẶC ĐIỂM CỦA TRUYỀN HÌNH SỐ...27

2.1. Sơ đồ khối tổng quát của một hệ thống truyền hình số ...27

Một phần của tài liệu TRUYỀN HÌNH SỐ VÀ TRUYỀN HÌNH MÀU CÓ ĐỘ PHÂN GIẢI CAO (Trang 31 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w