Bảng4.1. Tỷ lệ chết theo lứa tuổi trong năm 2007 và 2008 Năm Năm
Lứa tuổi Số chết trong 2007
Tỷ lệ chết trong 2007 (%) Số chết trong 2008 Tỷ lệ chết trong 2008 (%) Dưới 1 tháng tuổi 204 50 58 74,35 1 – 2 tháng tuổi 204 50 20 25,65 Tổng cộng 408 7,79 (408/5236) 78 2,86 (78/2729)
Số liệu của năm 2008 được lấy trong khoảng thời gian thừ giữa tháng hai đến giữa tháng năm. Đây là thời điểm đầu vụ chăn nuôi đà điểu con mới. Chúng tôi đã sử dụng số liệu của trại năm 2007 (trong 10 tháng) để tiến hành so sánh với số liệu thu nhận được trong thời gian nghiên cứu.
Chúng tôi đã ghi nhận được rằng tất cả những con đà điêu con bị chết đều ở độ tuổi dưới 2 tháng. Trong năm 2008, tỷ lệ đà điểu con dưới 1 tháng tuổi chết chiêm 74,35%, cao hơn so với tỷ lệ trong năm 2007 (50%). Chúng tôi nhận thấy rằng viêm rốn là nguyên nhân gây chết chủ yếu ở đà điểu con.
Nhóm đà điểu con từ 1 tới 2 tháng tuổi chiếm 25,65% tỷ lệ chết trong năm 2008 và tỷ lệ này nhỏ hơn trong năm 2007 (50 %). Nhờ vào biện pháp mổ khám, chúng tôi đã tìm thấy vật lạ hiện diện thường xuyên trong dạ dày của chúng. Chính các vật lạ này đã gây nên tình trạng tắc ruột.
4.1.2. Tỷ lệ chết theo triệu chứng/bệnh
Bảng 4.2. Tỷ lệ chết theo triệu chứng/ bệnh trong năm 2007 và 2008 Năm Triệu chứng/bệnh Số chết trong 2007 Tỷ lệ chết trong 2007 (%) Số chết trong 2008 Tỷ lệ chết trong 2008 (%) Viêm cuống rốn/viêm túi lòng đỏ 123 30,1 34 43,6
Xoạc chân 138 33,8 4 5,1
Tai nạn (chết đuối, mắc lưới, bị
Viêm ruột 81 19,9 4 5,1 Nấm phổi 1 2,5 4 5,1 Viêm phổi 23 5.6 8 10,3 Tắc ruột 15 3,7 10 13,9 Viêm gan 1 2,5 0 0 Nhiễm trùng máu 6 1,5 0 0 Dị vật 0 0 9 11,5 Suy nhược 14 3,4 4 5,1 Tổng cộng 408 (408/5236) 7,79 78 (78/2729) 2,86
Chúng tôi ghi nhận được rằng viêm cuống rốn/ viêm túi lòng đỏ là các nguyên nhân gây chết chủ yếu ở đà điểu con với 34 trường hợp (43,6 %). Trong khi đó, trong năm 2007, tỷ lệ này là 30,1 %. Tỷ lệ chết cao do viêm cuống rốn/ viêm túi lòng đỏ trong năm nay có thể giải thích bởi lý do đầu tiên là do tỷ lệ đà điểu con quá cao trong các chuồng úm, đi kèm với thời tiết xấu. Mưa nhiều và lạnh đã làm giảm nhiệt độ trong các chuồng úm dù đã được bố trí lò sưởi. Điều này ảnh hưởng đến việc tiêu hoá túi lòng đỏ cũng như giảm sức đề kháng của đà điểu con và gây nên triệu chứng này. Hơn nữa, các quả trứng cũng có thể bị nhiễm vi khuẩn trong quá trình đẻ, thu hoạch và bảo quản.
Khó khăn quan trọng nhất của năm 2007 theo ghi nhận của trại là triệu chứng xoạc chân. Nhờ vào các biện pháp mới như xây dựng lại các bề mặt phẳng trong chuồng, giảm các yếu tố gây stress, hoàn thiện khẩu phần để cân bằng tỷ lệ khoáng, phát hiện và điều trị ngay lập tức các cá thể nguy cơ ( những con yếu có vấn đề về chân,…), tỷ lệ chết do nguyên nhân này đã giảm mạnh (5,1 % trong năm 2008).
4.1.2.1. Bệnh tích
Tất cả những con chết đều được mổ khám nhằm phát hiện ra nguyên nhân gây chết.
Mổ khám những con chết do viêm cuống rốn cho thấy cuống rốn bị sưng to và sung huyết. Túi lòng đỏ sung huyết, đỏ hoặc đen trong các ca nặng. Dịch lòng đỏ vàng nhạt, xám, xanh hoặc lợn cợn máu.
Hình 4.1. Bệnh tích xung huyết túi lòng đỏ (trái) và viêm túi lòng đỏ (phải) Bệnh tích viêm ruột bao gồm sự hoại tử ở một số phần của ruột và xung huyết. Bệnh tích viêm màng treo ruột thưòng hiện diện cũng như là sự xuất hiện của fibrin trong xoang bụng.
Hình 4.2. Bệnh tích ruột hoại tử trong trường hợp viêm ruột.
Trong các ca tắc ruột, bệnh tích duy nhất quan sát được là sự xoắn lại của một số phần của ruột và màng treo ruột.
Hình 4.3. Bệnh tích xuất huyết trong trường hợp tắc ruột
Trong các ca chết do ngoại vật, việc kiểm tra dạ dày cho thấy có túi nylon, mảnh gỗ, cọng thép, dây, mảnh gỗ,…Niêm mạc dạ dày cương mạch thụ động và ruột giống triệu chứng táo bón.
Hình 4.4. Sợi thảm tìm thấy trong dạ dày
Các bệnh tích quan sát được trong trường hợp nấm phổi và viêm phổi giới hạn ở phổi và túi khí: các u hạt hoại tử trắng, xám hoặc đen trên bề mặt phổi và túi khí. Chúng ta cũng chú ý bệnh tích cưong mạch thụ động và bất dưỡng phổi trong trường hợp viêm phổi.
Hình 4.5. Bệnh tích u hạt hoại tử ở túi khí.
4.2. ĐIỀU TRỊ
4.2.1. Kết quảđiều trị bệnh
Bảng 4.3. Kết quả điều trị triệu chứng
Kết quả Khỏi Chết Chỉ tiêu Triệu chứng Số lượng Số lượng % Số lượng % Tiêu chảy 13 8 61,5 5 38,5 Táo bón 16 6 37,5 10 62,5 Chướng bụng 5 3 60 2 40 Suy nhược 26 10 38,5 16 61,5 Tổng cộng 60 27 45 33 55
Trong thời gian nghiên cứu, 13 ca tiêu chảy đã được phát hiện. Các loại vi khuẩn có thể đến từ thức ăn hoặc nhiễm trong quá trình ấp trứng. 8 ca đã được điều trị khỏi bằng cách sử dụng thuốc Norfloxacine, Enrofloxacine và các loại vitamines.
Những con còn lại đã chết do viêm túi lòng đỏ hoặc nấm phổi nhưng có triệu chứng tiêu chảy. Vì cậy các loại thuốc cho uống không có hiệu quả.
Mổ khám những con chết có triệu chứng táo bón trước đó, chúng tôi đã tìm thấy các dị vật trong cả 10 ca. Đây là nguyên nhân khiến cho tỷ lệ điều trị khỏi triệu chứng táo bón thấp (37,5 %). Vấn đề về dinh dưỡng gây ra táo bón có thể điều trị được do bởi chúng chỉ đơn thuần không ăn đủ lượng rau xanh cần thiết.
Chúng tôi đã sử dụng kháng sinh và các loại vitaminé để điều trị các ca chướng bụng và suy nhược nhưng tỷ lệ chết vẫn khá cao (40% cho triệu chứng đầu và 61,5% cho triệu chứng thứ hai). Các nguyên nhân được xác định bằng mổ khám là viêm túi lòng đỏ, viêm ruột và tình trạng cơ thể yếu ớt.
Liều lưọng kháng sinh, thuốc nhuận tràng và vitamine điều trị tuỳ thuộc vào kinh nghiệm của kỹ thuật viên và công nhân. Đường cấp thuôc sphổ biến nhất là đường miệng. Trong trường hợp sử dụng thuốc để điều trị, thuốc được pha trong nước và sử dụng ống tiêm hoặc chai thuỷ tinh để cho uống từng con. Và khi được sử dụng như thuốc phòng bệnh thì chúng được pha lẫn vào nước uống của mỗi chuồng cho toàn đàn.
Tỷ lệ điều trị khỏi chung thấp (45 %). Nguyên nhân có lẽ là do chuẩn đoán sai vì tác nhân gây bệnh chính không phái lúc nào cũng là vi khuẩn.
4.3. NGHIÊN CỨU VI TRÙNG HỌC
4.3.1. Các loại vi khuẩn phân lập được từ mẫu bệnh phẩm
4.3.1.1. Thí nghiệm 1
Chúng tôi đã tiến hành lấy ngẫu nhiên 52 mẫu bệnh phẩm trên cả hai đường tiêu hoá và hô hấp.
Từ những mẫu bệnh phẩm này, chúng tôi đã tiến hành phân lập và định danh được 4 loại vi khuẩn chiếm đa số, đó là; B. mycoides, B. circulans, Staphylocoque spp, Streptocoque spp.
4.3.1.2. Thí nghiệm 2
Trong thí nghiệm 2, chúng tôi đã thu thập được 44 mẫu bệnh phẩm, kết quả phân lập và định danh được trình bày qua bảng dưới đây.
Bảng 4.4. Các loại vi khuẩn phân lập được từ mẫu ( n = 44) Mẫu Loại vi khuẩn Nốt ho ạ i t ử tr ên ru ộ t D ị ch l òng đ ỏ P hâ n N ư ớ c xoa ng b ụ ng D ị ch ph ổ i D ị hc khí qu ả n N ố t ho ạ i t ử ga n T ổ ng c ộ ng Bacillus cereus 0 1 1 0 0 1 0 3 Bacillus mycoides 0 1 8 0 0 0 0 9 Staphylocoque spp 0 1 2 1 0 0 0 4 Streptocoque spp 0 1 1 0 0 0 0 2 Escherichia coli 2 3 1 1 0 0 0 7 Klebsiella pneumonie 0 3 0 0 0 0 0 3 Pleisiomonas shigelloides 0 2 3 0 1 0 0 6 Pseudomonas aeruginosa 0 2 0 0 3 1 1 7 Pseudomonas cepacia 0 2 1 0 0 0 0 3 Totalité 2 16 17 2 4 2 1 44 Pourcentage 4,5 36,4 38,6 4,5 9 4,5 2,3
Theo bảng 4.4, trong 16 mẫu dịch lòng đỏ có sự hiện diện của tất cả 9 loại vi khuẩn. Trong số đó, E. coli et K. pneumoniae hiện diện với số lượng nhiều nhất. Một số tác giả đã báo cáo rằng các loại vi khuẩn như E.coli, Staphylococcus spp.,
Streptococcus spp. (Quinn và cộng sự, 1994; Ashraf và cộng sự, 2002), K. pneumoniae, Pseudomonas spp., Bacillus cereus (Khan và cộng sự, 2004) là nguyên nhân chính của viêm cuống rốn/ viêm túi lòng đỏ ở gia cầm. Hơn nữa, E. coli luôn xuất hiện với tần số cao nhất (Khan et al., 2004) . Chính vì vậy, chúng ta có thể nói
rằng rất nhiều tác nhân vi khuẩn gây ra tình trạng viêm cuống rốn, viêm túi lóng đỏ ở đà điểu con.
E. coli được phân lập từ 9 mẫu bệnh phẩm lấy từ đường tiêu hoá. Shivaprasad (2002) đã báo cáo rằng E. coli có thể gây nên các triệu chứng như viêm màng bụng, viêm ruột, viêm túi lòng đỏ/ viêm cuống rốn. Vậy thì, chúng ta có thể kết luận rằng E. coli là một trong những yếu tố gây nên những rối loạn này.
Plesiomonas shigelloides (được biết đến dưới tên khác là Aeromonas shigelloides) được phân lập từ các mẫu của dịch túi lòng đỏ và từ phân. Loại vi khuẩn này đã được báo cáo như là tác nhân gây bệnh cho một số loài động vật và con ngưòi khi kết hợp với một số tác nhân vi sinh vật khác sinh ra tình trạng viêm dạ dày ruột, tiêu chảy lỏng hoặc tiêu chảy dạng dịch tả. Chúng thường được tìm thấy trong nước ngọt, ao hồ hoặc sông suối của các nước vùng nhiệt đới (Cours de Bactériologie systématique, tome 3; Euzéby, 1999). Chúng tôi có thể kết luận rằng loại vi khuẩn này là một trong những tác nhân gây ra tiêu chảy ở đà điểu con có nguồn gốc từ nước sử dụng trong việc rửa rau.
Pseudomonas aeruginosa đã được phân lập từ dịch chất phổi và khí quản. Euzéby (1999) đã báo cáo rằng Pseudomonas aeruginosa chịu trách nhiệm trong nhiễm trùng đường tiêu hoá, viêm phổi ở đà điểu. Chúng tôi kết luận rằng P. aeruginosa là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng viêm phổi ở đà điểu con.
Hình 4.7. Chủng vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa nuôi cấy ở 24h (trái) và 72h (phải).
4.3.2. Kết quả kháng sinh đồ
4.3.2.1. Thí nghiệm 1
Bảng 4.5. Kết quả kháng sinh đồ 4 chủng vi khuẩn phân lập được từ đà điểu con khoẻ mạnh (n = 4) Vi khuẩn Kháng sinh Bacillus mycoides Bacillus circulans Staphylocoque spp 1 Staphylocoque spp 2 Céphalexine R R I S Amoxiclline S S Erythromycine S S R S Tétracycline S S I S Kanamycine S S I S Bactrime S S R S Norfloxacine R R S S Chloramphénicol S S R S Colistine R R
Theo bảng 4.5, Bacillus đề kháng với norfloxacine, colistine và céphalexine. Chủng Staphylococcus spp 2 mẫn cảm với tất cả các loại kháng sinh thử nghiệm. Trái lại, Staphylococcus spp 1 chỉ mẫn cảm với l’norfloxacine và đề kháng với erythromycine, bactrime, chloramphénicol. Chính vì vậy, chúng ta cần chú ý trong việc sử dụng liệu pháp kháng sinh đối với những con bị viêm cuống rốn.
4.3.2.2. Thí nghiệm 2
Bảng 4.6. Kết quả kháng sinh đồ 9 chủng vi khuẩn phân lập được từ đà điểu bệnh
Ce(6) Am(6) Er(7) Te(9) Ka(8)
Kháng sinh Vi khuẩn S I R S I R S I R S I R S I R Bacillus. cereus * * * * * Bacillus. mycoides * * * * * Staphyllococcus spp * * * * Streptococcus spp * * * Escherichia coli * * * * Klebsiella pneumoniae * * * * Pleisiomonas shigelloides * * * Pseudomonas aeruginosa * * * * Pseudomonas cepacia * * * * Tổng cộng 6 0 0 2 0 4 3 0 4 5 2 2 6 2 0 % 100 0 0 33,3 0 66,7 42,8 0 57,3 55,6 22,2 22,2 75 25 0
Table 4.7. Le résultat d’antibiogramme neuf souches bactériennes isolées des autruchons malades (continue)
Bt(9) No(9) Cl(9) Co(5) Kháng sinh Vi khuẩn S I R S I R S I R S I R Bacillus. cereus * * * Bacillus. mycoides * * * Staphyllococcus spp * * * Streptococcus spp * * * Escherichia coli * * * * Klebsiella pneumoniae *s * * * Pleisiomonas shigelloides * * * * Pseudomonas aeruginosa * * * * Pseudomonas cepacia * * * * Tổng cộng 5 4 8 1 7 2 4 1 % 55,6 0 44,4 88,9 0 11,1 77,8 0 22,2 80 20 0
()Số vi khuẩn thử nghiệm laọi kháng sinh S: Mẫn cảm, R: Đề kháng, I: Trung gian
Theo kết quả tr bảng 4.6 và 4.7, chúng tôi có thể lựa chọn các loại kháng sinh phù hợp trong điều trị các loại vi trùng hiện diện trong trại.
Liệu pháp kháng sinh áp dụng trong điều trị các ca nhiễm trungf túi lòng đỏ do
E. coli, Staphylococcus spp., Streptococcus spp., K. pneumoniae, P. shigelloides et P. aeruginosa dựa trên nền tảng của norfloxacine, chloramphénicol, colistin, céphalexine, kanamycine.
Tỉêu chảy do E. coli et P. shigelloides có thể được điều tri bằng chloramphénicol, colistine, kanamycine.
Những con đà điểu con có rối loạn về tiêu hoá có thể chữa trị bằng norfloxacine hoặc colistine.
Kết quả kháng sinh đồ của Staphylococcus spp. trong thí nghiệm 2 khác với kết quả của thí nghiệm 1, loại vi khuẩn này mẫn cảm với 6/7 loại kháng sinh thử nghiệm và chỉ đề kháng với erythromycine.
Các kết quả thu nhận được trong điều trị và kháng sinh đồ cho chúng ta thấy rằng norfloxacine vẫn là một lựa chọn tốt, đây là loại kháng sinh mà các loại vi khuẩn phân lập được mẫn cảm nhiều nhất.
CHƯƠNG V
KẾT LUẬN ĐỀ NGHỊ 4.1. KẾT LUẬN
Tỷ lệ chết của đà điểu con dưới 1 tháng tuổi cao nhất (74,35%).
Viêm túi lòng đỏ/ viêm cuống rốn, tắc ruột, dị vật dạ dày là các nguyên nhân gây chết quan trọng nhất ở đà điểu con.
Tỷ lệ điều trị khỏi bệnh thấp (45%).
9 chủng vi khuẩn phân lập được từ mẫu bệnh phẩm bao gồm Bacillus cereus, Bacillus mycoides, Escherichia coli, Klebsiella pneumonie, Staphylocoque spp, Streptocoque spp, Pseudomonas aeruginosa, Pseudomonas cepacia và Pleisiomonas shigelloides. Các mẫu lấy từ túi lòng đỏ bị nhiễm tất cả các chủng vi khuẩn trên.
Chúng ta có thể sử dụng các loại kháng sinh như: norfloxacine, chloramphénicol, colistine, céphalexine, kanamycine trong liệu pháp kháng sinh chống laọi các chủng vi khuẩn gây bệnh gây bệnh cho đà điểu con hiện diện trong trại.
4.2. ĐỀ NGHỊ
Hoàn thiện quy trình chăn nuôi để giảm tỷ lệ chết của đà điểu con. Xây dựng thêm chuồng trại đáp ứng với sự phát triên của quy mô đàn.
Cần phải khử trùng tốt và bảo quản tốt trứng ấp để giảm các trường hợp bị viêm cuống rốn/ viêm túi lòng đỏ.
Định danh các tác nhân gây bệnh nhanh nhất có thể. Thực hiện thường xuyên các thử nghiệm kháng sinh đồ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. NGUYỄN Ngọc Hải - Giáo trình thực tập vi sinh -, Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, 2006.
2. TRẦN Công Xuân và cộng sự – Quy Trình Chăn Nuôi Đà Điểu-, Trung Tâm Giống Gia Cầm Thụy Phương, 2002.
3. TÔ Minh Châu - Giáo trình thực tập vệ sinh an toàn thực phẩm-, Đại học Mở Thành Phố Hồ Chí Minh, 2007.
4. TÔ Minh Châu và TRẦN Thị Bích Liên - Vi khuẩn và nấm gây bệnh trong thú y-, Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, 2001.
5. Trung tâm giống đà điểu Ninh Hòa – Quy trình chăn nuôi đà điểu - 2008.
TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI
1. ADHRAF Muhammad et al, - Short communication efficacy of gentamycin after intrayolk administration in experimentally induced omphalitis in broiler chicks.
Pakistan Vet, J., 22(4): 2002, [en ligne], consulté 15/5/2008. Adress URL:
http://hal.archives-ouvertes.fr/docs/00/16/58/45/PDF/Ashraf_et_al_2002.pdf
2. AGOSSOU Alex Barth - Contribution à l'elevage de l'autruche au Bénin: situation actuelle, contraintes et approches de solutions - mémoire 2005-2006-, [en ligne], consulté 10.2.2008. Adresse URL:
http://www.ivt.ulg.ac.be/memoire/agossou.pdf
3. EUZEBY J.P.: Dictionnaire de Bactériologie Vétérinaire, 1999, [en ligne], consulté 24/4/2008 . Adress URL:
http://www.bacterio.cict.fr/bacdico/index.html
4. HANSETS Edouard – De l’œuf a l’autruchon, l’incubation des œufs d’autruche – Les Presses Agronomiques de Gembloux, 1999, 54 pages.
5. HUCHZERMEYER F.W. - Maladies des crocodiles et des autruches d’élevage - Rev. sci. tech. Off. int. Epiz., 2002, 21 (2), 265-276, [en ligne], consulté 11/2/2008, Adress URL :
http://www.oie.int/eng/publicat/rt/2102/HUCHZERMEYER.pdf
6. KHAN K.A. et al, Factor contributing to yolk retention in poultry – a review. Pakistan Vet, J., 24(1): 2004, [en ligne], consulté 15/5/2008. Adress URL:
http://hal.archives-ouvertes.fr/docs/00/17/92/02/PDF/Khan_et_al_2004.pdf
7. KOJIO A.- Bactériologie Systématique Tome 3 Les bactéries à Grame negative – Ecole Nationale Vétérinaire de Lyon.
8. KONEMAN Elmer W., MD et al - Colors atlas and textbook of diagnostic microbiology, Fifth edition, 1997, page 539 – 603,651 – 664.