Hành động giải cứu của Ngân hàng Trung ương và Chính phủ các nước:
Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính lan rộng, kinh tế thế giới suy giảm mạnh, nhiều nước phát triển rơi vào suy thoái, tốc độ tăng trưởng của các nước đang phát triển cũng sụt giảm mạnh. Chính phủ, Ngân hàng Trung ương các nước và các tổ chức khác đã phải hết sức khẩn trương thực hiện các biện pháp can thiệp, giải cứu thị trường như liên tục giảm lãi suất, bơm tiền vào hệ thống ngân hàng, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, mua lại các khoản nợ xấu của hệ thống ngân hàng, tung ra các gói giải cứu kích thích tăng trưởng kinh tế và hỗ trợ tài chính nhằm đảm bảo lòng tin của công chúng và thị trường.
* Hành động của Fed:
Ngoài việc cắt giảm lãi suất, Fed còn thực hiện những hành động mà trước nay chưa từng có trong lịch sử hoạt động của mình. Đó là:
- Bơm tiền vào hệ thống ngân hàng đang suy giảm thanh khoản bằng việc cho đấu thầu lãi suất các khoản tiền mà Fed muốn cho các ngân hàng thương mại vay. Fed tuyên bố sẽ bơm tiền cho tới khi các ngân hàng có đủ tiền mới thôi. Tính đến cuối tháng 12/2008 thì số tiền này đã lên tới 1200 tỉ USD.
- Fed ra tay đỡ đầu cả những định chế tài chính phi ngân hàng, một hành động vượt ra ngoài khuôn khổ của chính mình. Vì sự ra đời của chứng khoán hóa các khoản cho vay cầm cố đã khiến cho các tổ chức ngân hàng thương mại và phi thương mại có quyền lợi gắn chặt với nhau. Một khi các định chế tài chính phi ngân hàng sụp đổ thì hệ
thống ngân hàng thương mại chắc chắn cũng sẽ bị tổn thương. Do đó, Fed không thể
không ra tay. Minh chứng cho hành động này đó là Fed đã cho JP Morgan vay 30 tỉ USD
để mua lại công ty tài chính Bear Stearn và Fed cũng đã chi ngay một khoản 85 tỉ USD cho tập đoàn AIG khi tập đoàn này lâm nguy.
- Fed đã chi 247 tỉ USD cho chương trình hoán đổi tiền tệ quốc tế nhằm làm giảm bớt sự khan hiếm USD trên các thị trường thế giới.
- Fed đã chi tiền để mua các thương phiếu nhằm giúp đỡ trực tiếp khu vực công ty trong khi thị trường tín dụng chưa tan băng. Trong bối cảnh có quá nhiều công ty lớn bị
thua lỗ và phá sản thì các định chế tài chính, các ngân hàng trở nên e ngại mua những thương phiếu- được coi là an toàn và có tính thanh khoản cao. Trước tình hình này, Fed
đã lập một quỹ trị giá 540 tỉ USD cho chương trình mua thương phiếu nhằm hỗ trợ doanh nghiệp khi tín dụng khan hiếm, chống nguy cơ suy thoái kinh tế.
Còn Chính phủ các nước cũng ra sức cứu nền kinh tế của mình bằng cách đưa ra các gói cứu trợ kinh tế.
- Ngày 03/10, Quốc hội Mỹ thông qua điều luật giải cứu thị trường trị giá 700 tỉ
USD, trong đó 250 tỉ USD sử dụng mua cổ phiếu của các ngân hàng lớn, 450 tỉ USD tiếp theo được sử dụng trong những trường hợp cụ thể, tăng mức bảo hiểm tối đa một tài khoản tiền gửi 100.000 USD lên 250.000 USD, áp dụng giảm thuế cho dân chúng. Chính phủ Mỹ cũng đã đề xuất các gói hỗ trợ cho các tập đoàn công nghiệp ô tô vốn bị ảnh hưởng nặng từ cuộc khủng hoảng tài chính làm cho hạn chế khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng và sự suy thoái kinh tế làm giảm nhu cầu mua ô tô, hai hãng sản xuất ô tô hàng
đầu của Mỹ là General Motors và Chrysler vừa được Chính phủ nước này quyết định cấp một khoản vay trị giá 13,4 tỉ USD (lấy từ gói hỗ trợ 700 tỉ USD) để duy trì hoạt động cho tới hết tháng 03/2009. Hiện nay gói giải cứu này đã lên tới 787 USD.
- Chính phủ các nước Châu Âu có các kế hoạch tổng cộng khoảng 3.000 tỉ USD để
mua lại nợ xấu, cơ cấu lại tài sản của các ngân hàng, mua cổ phần ngân hàng, cho các ngân hàng vay dài hạn để mua lại cổ phiếu của chính mình, điều chỉnh tăng tiền bảo hiểm tiền gửi.
- Ngày 24/11/2008, Chính phủ Anh đã công bố một gói giải pháp kích thích kinh tế trị giá 20 tỉ bảng Anh, tương đương 30 tỉ USD, để khuyến khích tiêu dùng và giảm mức độ suy thoái. Trước đó, Chính phủ Anh dành 87 tỉ USD để cứu hệ thống ngân hàng, quốc hữu hoá ngân hàng cho vay bất động sản như Bradford&Bingley trị giá 39 tỉ USD, dành 200 tỉ USD cho vay ngắn hạn các ngân hàng gặp khó khăn.
- Chính phủĐức thông qua các gói giải pháp cứu các ngân hàng Đức với tổng chi phí trị giá 500 tỉ EURO. Ngày 12/01/2009, Chính phủĐức cũng đã thống nhất đưa ra gói hỗ trợ thứ hai giá trị 50 tỉ EURO (khoảng 67 tỉ USD).
- Chính phủ Thụy Điển công bố Quỹ bình ổn tài chính trị giá 205 tỉ USD để hỗ trợ
các ngân hàng.
- Chính phủ Trung Quốc tiến hành gói hỗ trợ 4.000 tỉ Nhân dân tệ (tương đương 586 tỉ USD) từ năm nay cho đến 2010 thông qua xây dựng cơ sở hạ tầng khu vực nông thôn, sân bay, đường sắt, giảm thuế, tăng giá mua lương thực và trợ cấp cho nông dân, các doanh nghiệp có vốn nhỏ…
- Ngày 01/12/2008, Chính phủ Ba Lan đã thông qua gói hỗ trợ tăng trưởng kinh tế
- Ngày 08/12/2008, Ấn Độ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 4 tỉ USD từ ngày 08/12/2008. Ngày 02/01/2009, Chính phủ Ấn Độ tuyên bố số tiền 2.000 tỉ Rupee (50 tỉ
USD) để cứu trợ cho các ngành chế tạo, bất động sản, công trình xây dựng cơ sở hạ tầng và các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Chính phủ Hàn Quốc đã công bố kế hoạch sử dụng 14.000 tỉ Won (10,8 tỉ USD)
để hỗ trợ thị trường trong năm 2009.
- Ngày 31/12/2008, Chính phủ Nga cũng tuyên bố quyết định dành riêng 10.000 nghìn tỉ Rup (340 tỉ USD) cho gói chống khủng hoảng tài chính, số tiền này được trích từ
ngân sách liên bang, ngân hàng trung ương và các quỹ dự phòng.
- Ngày 12/12/2008, Chính phủ Nhật Bản đưa ra kế hoạch kích thích kinh tế bổ
sung trị giá 23.000 tỉ Yên (242 tỉ USD) để giải quyết khó khăn thị trường việc làm ; ngày 29/12/2008, thông qua ngân sách kỷ lục 88.500 tỉ Yên (980 tỉ USD) dành cho tài khó năm 2009 (bắt đầu từ 04/2009). Hiện nay cả Chính phủ và Ngân hàng Trung ương nước này cũng đang cân nhắc cho khoảng 10.000 tỉ Yên (110 tỉ USD) để hỗ trợ các ngân hàng chống đỡ với các khoản nợ xấu và tài sản mất giá.
- Chính phủ các nước G7-G20 đều tuyên bố sẽ sử dụng tất cả các biện pháp nhằm
ổn định thị trường tài chính- tiền tệ.
Các tổ chức khác như IMF, ADB, OPEC, ... cũng tiến hành tham gia vào hoạt
động ngăn chặn khủng hoảng, hạn chế tối đa những đổ vỡ. Sau khi một số nước đã phải
đề nghị sự giúp đỡ từ IMF như Pakistan, Iceland, Ukraina và Hungary, IMF đã tham gia hỗ trợ cho các thành viên với số vốn khoảng 200 tỉ USD, đến nay các nước này đã được IMF hỗ trợ. Cụ thể: Hungary đã được nhận 15,7 tỉ USD; Ukraina: 16,4 tỉ USD; Pakistan 7,6 tỉ USD; Latvia: 2,35 tỉ USD; Belarus: 2,46 tỉ USD, Ice land: 2,1 tỉ USD. Ngày 12/01/2009, IMF tuyên bố cần tới khoản hỗ trợ khoảng 150 tỉ USD để hỗ trợ các nước nghèo và các thị trường mới nổi thoát khỏi khủng hoảng. Theo nhận định của tổ chức này mới đưa ra thì số tiền cần thiết để hồi sinh kinh tế thế giới phải là 4.000 tỉ USD, tương
đương 7% GDP toàn cầu và lớn gấp 7 lần con số hiện tại.
Bản chất của các hành động trên là nhằm ngăn chặn sự sụp đổ của hệ thống tài chính, làm tan băng thị trường tín dụng, ngăn chặn sự lan truyền khủng hoảng sang nền kinh tế thực, chống lại suy thoái kinh tế, tiến tới ổn định thị trường và phục hồi kinh tế.
V. NHỮNG BÀI HỌC RÚT RA TỪ CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH NĂM 2008
1/ Bài học 1 : Có phải tính tư lợi luôn luôn đúng?
Người mỹ luôn tìm tòi mọi cách để sinh lợi Một cách làm khác, được coi là khám phá thần kỳ, là ngân hàng có thể tập hợp nhiều giấy nợ đó lại thành một gói, thí dụở đây là 100 tỷ, rồi dùng chúng làm thế chấp, chia ra nhiều giấy nợ nhỏ tức là chứng khoán (cổ
phiếu cũng là một loại chứng khoán, security) đem bán đại trà cho người đầu tư nhỏ. Làm như vậy ngân hàng thu lại 100 tỷ và biến người mua chứng khoán thành người cho vay. Ngân hàng ăn phí nhiều chặng (phí tính trên người đi vay mua nhà, phí tính vào việc tổ
chức đóng gói nợ tức là tính vào người đầu tư nhỏ, và phí tính vào việc thu nợ từ người đi vay và chia lại số thu này cho người đầu tư chứng khoán. Ngân hàng đẩy toàn bộ rủi ro cho nhà đầu tư chứng khoán.
Cách làm này được coi là một sáng kiến diệu kỳ của Michael Milken, một ông trùm tài chính, trở nên giàu sụ vì chuyện này, nhưng rồi sau đó bị bắt tù về tội về tội gian lận trong buôn bán trái phiếu vì dùng thông tin nội gián. Ông ta mua những trái phiếu công ty dưới chuẩn, được mệnh danh là rác (junk bonds), đóng thành gói, dùng chúng làm thế chấp, tạo ra các chứng khoán mới. Ngân hàng thương mại (cho vay tiền) chỉ mới bắt tay vào hoạt động này trong vài năm gần đây, còn chủ yếu việc làm này là của công ty tài chính thường được gọi là ngân hàng đầu tư (chỉ làm chuyện đóng gói, buôn bán chứng khoán). Ngân hàng thương mại nhảy vào vùng cấm trước đây vì luật Mỹ thay đổi cho phép đa dạng hoá họat động tài chính. Cũng vì thế mà thị trường tài chính thế giới trở
nên bấp bênh, dễ khủng hoảng hơn trước. Hàng loạt ngân hàng lớn của Mỹđang lỗ to vì theo chân sang kiến của Michael Miken.
2/ Bài học 2: Thị trường tự do và vai trò điều tiết của chính Phủ
Sau cuộc đại khủng hoảng kinh tế Thế giới 1929-1933, các học thuyết kinh tế đề
cao vai trò tựđiều tiết của thị trường, điều tiết của “bàn tay vô hình” bị phê phán, những học thuyết kinh tế mới của Keynes đề cao vai trò điều tiết của nhà nước trong nền kinh tế
thị trường đã ra đời. Cơ chế phối hợp giữa điều tiết của thị trường và điều tiết của nhà nước đã giúp nền kinh tế thị trường thế giới phát triển tương đối ổn định và bền vững trong suốt hơn 60 năm qua (khắc phục, giảm bớt được quy mô, tính tàn phá của các cuộc khủng hoảng kinh tế chu kỳ). Nhưng vào những năm 80 của thế kỷ trước, các trường phái kinh tế Tân tự do (Tân cổđiển) lại được đề cao.
Trong bối cảnh chung của các nước trên thế giới thực hiện các chính sách tự do hoá kinh tế, Chính phủ Mỹ còn thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ trong một thời gian dài. Để phục hồi nền kinh tế Mỹ sau cuộc suy thoái kinh tế năm 2001 và ảnh hưởng từ
cuộc khủng bố 11/9, Cục Dự trữ liên bang Mỹ đã liên tiếp giảm lãi suất liên ngân hàng (từ 6,5% xuống còn 1,75%), theo đó, lãi suất cho vay của tín dụng thứ cấp cũng giảm xuống thấp. Chính sách nới lỏng tiền tệ (chính sách đồng USD rẻ) đã kích thích người dân vay tiền mua nhà và các tổ chức tín dụng thì sẵn sàng cho vay, đầu tư mạo hiểm.
Thêm vào đó là sự buông lỏng trong cơ chế quản lí nhà nước. Mỹ cho phép ngân hàng thương mại hoạt động đa năng và rộng khắp cả nước, thay vì hạn chế mỗi ngân hàng ở một bang, ngân hàng được phép hoạt động trên khắp liên bang. Trước đó ngân hàng thương mại chỉ hoạt động thu nhận tiền ký gửi rồi cho vay. Sau thay đổi, ngân hàng thương mại cũng được hoạt động như một công ty đầu tư tài chính, loại công ty này chỉ được làm dịch vụ tạo vốn đầu tư, tức là phát hành và buôn bán cổ phiếu công ty, trái phiếu… Loại hoạt động nhận tiền ký gửi và cho vay chịu sự kiểm soát chặt chẽ của nhà nước như Fed, còn loại hoạt động sau liên quan đến chứng khoán không bị một rào cản nào, trừ việc tuân thủ các định chế buôn bán chứng khoán trên thị trường và nội dung các hợp đồng đã ký kết. Mỹ còn cho mở cửa tự do cho mọi loại công cụ tài chính mới xuất hiện mà không có sự kiểm soát nào, kể cả việc thu thập chính thức các thông tin thống kê về chúng để theo dõi. Mục đích chính là tạo cơ hội cho các hoạt động đầu tư rủi ro. Mỹ
cho phép công ty bảo hiểm cả những gì gần như không thể bảo hiểm được như bảo hiểm giá trị chứng khoán (nợ hay cổ phiếu), nhất là chứng khoán không có bảo chứng, hoàn toàn chỉ dựa vào niềm tin là thị trường không bao giờ xuống dốc (nhìn một cách tổng thể). Khi thị trường xuống dốc toàn diện, các công ty này phá sản vì không có khả năng thanh toán. Ngoài ra, Mỹ cũng cho phép các hành động đầu tư hoàn toàn mang tính đầu cơ, cho phép bán khống trần trụi. Đây là hành động mà giới tài chính có thể sử dụng để đẩy giá một loại chứng khoán nào đó xuống. Họ bán chứng khoán ra (mặc dù không có chứng khoán trong tay) với giá cao và làm thế giá chứng khoán bị đẩy xuống, họ mua lại với giá thấp. Trước tình hình nguy ngập hiện nay, Ủy ban chứng khoán (SEC) đã phải ra lệnh cấm bán khống bình thường (tức là phải vay chứng khoán của ai đó thì mới được bán) đối với một loạt cổ phiếu của các công ty Mỹ.
Tóm lại, sự buông lỏng cơ chế quản lý nhà nước và những sai lầm trong chính sách kinh tế của chính phủ Mỹ là nguyên nhân sâu xa hơn của cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ vừa qua. Nhìn vào nền kinh tế Mỹ, ta thấy rằng thị trường chủ yếu dựa trên
sở hữu tư nhân, lợi nhuận là động cơ mạnh mẽ thúc đẩy các doanh nghiệp năng động, nhưng cũng là nguyên nhân thúc đẩy các doanh nghiệp đầu cơ, thậm chí sẵn sàng vi phạm pháp luật, vi phạm các chuẩn mực đạo đức xã hội, phá vỡ những cân đối duy trì sự
phát triển ổn định của nền kinh tế, dẫn tới khủng hoảng.
3/ Bài học 3: Tổ chức xếp hạng tín dụng và rủi ro đạo đức
Nếu không có sự ra đời của các công ty định mức tín nhiệm thì có lẽ các gói CDOs kia sẽ không hấp dẫn được người mua. Loại CDO từ tài sản có mức độ rủi ro thấp nhất có thểđược các tổ chức đánh giá tín nhiệm xếp hạng cao nhất. Mức phí định mức tín nhiệm mà các tổ chức này nhận được để xếp hạng các khoản cho vay có thế chấp - một khâu bắt buộc trong quy trình chứng khoán hóa, lại do chính các ngân hàng chi trả chứ
không phải là nhà đầu tư. Cơ chế này đặt ra vấn đề về rủi ro đạo đức. Liệu cơ chế trả phí
đó có phải là động cơ khiến các tổ chức định mức tín nhiệm đã xếp hạng các khoản vay có thế chấp đó quá cao, khiến nhà đầu tư không có được đánh giá chính xác vềđộ an toàn và rủi ro của những trái phiếu mà họđầu tư hay không? Mặc dù các tổ chức định mức tín nhiệm luôn khẳng định rằng họ tuân thủ một cách chặt chẽ những quy tắc đạo đức nghề
nghiệp, thực tếđã trả lời là hàng loạt những khoản vay được định giá AAA để thực hiện chứng khoán hóa là những khoản vay thứ cấp, người đi vay không trả được nợ, dẫn đến hiệu ứng domino trong toàn hệ thống tài chính.