3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu:
4.1.2. Tình hình kinh tế xã hội
4.1.2.1.Tình hình sử dụng đất đai xã Hương Toàn .
Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 1.220 ha bao gồm : *Đất sản xuất nông nghiệp 653,36 ha trong đó:
+ Đất trồng cây hàng năm: 634,60 ha + Đất lúa: 555,72 ha
+ Đất màu: 78,88 ha
+ Đát trồng cây lâu năm: 6,25 ha + Đất nuôi trồng thuỷ sản: 12,51 ha *Đất sông hói: 135,95 ha
Bảng 3: Cơ cấu sản xuất và diện tích gieo trồng
Đất cây trồng Mốc tính diện tích Năng suất địa phương(tấn/ha) A.Đông xuân -Lúa 555,72 58 -Màu 71.3 41 -Lạc 20,0 40 B.Hè thu -Lúa 545,72 50 -Màu 91,3 50 [Nguồn:18 ] 4.1.2.2. Tình hình dân số và lao động
Năm 2007 dân số trung bình của xã là: 13,294 khẩu. Chiếm 11,3 % so với dân số toàn huyện. Trong đó: Nam 6,428. Nữ 6,866. Tổng số hộ hiện có trên địa bàn xã là 2,675 hộ, chiếm 11,4 % so với huyện .
*Tỷ lệ tăng dân số :
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm bình quân là 1,12% *Mật độ dân số :
Mật độ dân số trung binh hiện tại của xã là : 1,025 người/km2 *Dân số lao động và phụ thuộc
Lao động độ tuổi từ 18 đến 60 tuổi (P): 6,815 người, chiếm tỷ lệ 51,57% dân số.
Tổng số người phụ thuộc (D): 4.973 người, chiếm 48,43% + Từ 1-5 tuổi: 1,421 người, chiếm 10,08%
+ Từ 6-11 tuổi: 1,696 người, chiếm 12,76% + Từ 12-17 tuổi: 1682 người, chiếm 12,65%
Tỷ lệ người phụ thuộc so với lao động (D/D): 1,37
4.1.3 Cơ cấu doanh thu của xã Hương Toàn(1000 đ)
Do đặc điểm và vị trí địa lý, trong cơ cấu của rất nhiều các hoạt động khác nhau.
Bảng 4: Cơ cấu doanh thu của xã Hương Toàn 2007
Hạng mục Diện tích
(ha) Số hộ Thu nhập thuần (1000 đ/ha) Thu nhập (1000 đ/hộ/năm) Tổng số (1000 đ/năm) I.TRỒNG TRỌT 1.Lúa 1062 3492,1 4708548 Lúa ĐX 555,72 4919,2 2872627,8 Lúa HT 545,72 2864,8 1835911,2 2.Lạc ĐX 22 162 9390 1275185 206580 3. Quýt 6,25 83 35050 2639,3 219062,5 4.Sắn 40 283 6410 906 256400 II.THUỶ SẢN 198,51 298 2,330,5 694490,7 Cá lồng 186 2996 557256 Cá ao hồ 12,51 736 10970 137234,7 III.CHĂN NUÔI 5869,9 4320221 Trâu 89 2598 231222 Bò 235 1260 321300 Lợn 12,601 299 37676699 [Nguồn:18]
Trồng trọt: Thu nhập của xã đối vơ trông trọt là tương đối lớn tuy nhiên hiệu quả từ nghanh này còn thấp. Việc sản xuất nông nghiệp ở đây chỉ mang tính cung ứng nhu cầu sinh hoạt và phục vụ cho các hoạt động khác như: chăn nuôi và thủy sản.
Việc hiệu quả kinh tế của nghành trông trọt thấp do cac yếu tố sau:diện tích còn ít.
Việc áp dụng chưa đồng đều các tiến bộ khoa học kỷ thuật của sản xuất, khả năng đầu tư thâm canh của nhân dân còn hạn chế.
Một số diện tích đồng ruộng sâu chưa chủ động được khâu trừ úng nên năng suất chưa ổn định.
+ Chăn nuôi là một trong những nghành có tiêm năng phát triển nhất xã, Đặc biệt là việc đàu tư vào phát triển chăn nuôi lợn thịt có thế tận dụng nguồn thưc ăn có sẵn từ các sản phẩm trồng trọt và phụ phẩm.
Chăn nuôi: Tổng đàn gia súc,gia cầm trên địa bàn xã trong các năm gần đây.
Bảng 5: Tình hình phát triển vật nuôi xã Hương Toàn qua các năm, ĐVT Năm ĐVT 2004 2005 2006 2007 Trâu Con 104 127 150 89 Bò Con 210 285 300 235 Lợn Thịt Con 7986 7917 7900 12601 Lợn nái Con 466 705 800 Gia cầm 1000con 33363 20735 20000 [Nguồn: 18]
Thu nhập từ chăn nuôi hiện tại trên địa bàn còn thấp chỉ đạt 5.869.900 đ/hộ/năm, còn 51,1%dưới ngưỡng nghèo.
Lý do dẫn đến hiệu quả chăn nuôi còn thấp là: Số lượng đàn gia súc trên địa bàn tăng chậm, chăn nuôi còn mang tính nhỏ lẻ.
Nguồn vốn đầu tư của nông dân cho việc chăn nuôi còn thiếu, chất lượng đàn gia súc chưa tốt (nhất là bò, lợn).
Nuôi trồng thủy sản: Năng suất sản lượng thu nhập trên diện tích ao hồ ,cá lồng còn thấp và đều, đó là do người dân chưa chú trọng đén đàu tư thâm canh, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Dẫn đến hiệu quả mang lại chưa cao.
s4.2. Thực trạng phát triển nganh chăn nuôi lợn thịt tại nông hộ xã Hương Toàn, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
4.2.1. Cơ cấu đàn lợn nông hộ điều tra
Cơ cấu đàn lợn của nông hộ chăn nuôi thường là một chỉ tiêu để đánh giá thực trạng chăn nuôi nông hộ. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra các giải pháp phát triển phù hợp.
Nhìn chung nông hộ chăn nuôi ở xã Hương Toàn còn đang ở mức độ vừa và nhỏ. Giống lợn còn khá đơn giản và thuần nhất. Lợn nái hầu như chỉ có giống lợn Móng Cái. Lợn thịt là giống lai Đại Bạch và một số giống ngoại siêu nạc. Theo điều tra nông hộ thì việc chăn nuôi giống lai Đại Bạch được phổ biến hơn, do nó phù hợp với khả năng chăn nuôi hộ. Bởi với giống lợn này không đòi hỏi đầu tư chi phí thức ăn công nghiệp cao, khá phù hợp với phương thức kết hợp giữa phương thức tận dụng thức ăn tại địa phương với thức ăn công nghiệp.
4.2.2. Quy mô chăn nuôi lợn thịt tại nông hộ điều tra
Nhằm biết được số lượng bình quân của các hộ chăn nuôi lợn thịt chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu quy mô các hộ nuôi. Quy mô này chúng tôi chia theo số hộ nuôi/ lứa.
Bảng 6 : Quy mô chăn nuôi của nông hộ điều tra
Stt Quy mô Số hộ Tỷ lệ hộ nuôi Tổng %
Nghèo Trung bình Khá 1 4- 9 10 25 0 0 25 2 10- 20 12 0 27.5 2.5 30 3 21- 27 5 0 5 5 10 4 30- 50 13 0 7.5 27.5 35
5 Tổng cộng hộ
40 10 15 15 100
Bình quân/hộ ( con ) 5.53 16.93 34.5
[Nguồn: số liệu điều tra, 2008]
Kết quả điều tra cho thấy, nhìn chung quy mô chăn nuôi lợn thịt của nông hộ còn ở mức vừa và nhỏ. Tỷ lệ hộ nuôi với quy mô 4- 9 con còn cao chiếm 25% , tỷ lệ hộ nuôi vớ quy mô trung bình (từ 10 – 27 con) tương đối cao chiếm 40%. Tỷ lệ hộ nuôi trên 30 con chiếm 35%.
4.2.3. Các nguồn thức ăn cho lợn thịt tại nông hộ
Ngoài yếu tố di truyền là giống, thức ăn là nhân tố quan trọng không kém quyết định sự thành bại trong sản xuất chăn nuôi lợn và hạ giá thành sản phẩm. Vì vậy trước khi chăn nuôi cần xác định rõ mục đích chăn nuôi: Nuôi lợn nái lấy con để nuôi thịt, nuôi lợn để lấy thịt hay nuôi nái sản xuất lợn con. Vì mỗi mục tiêu khác nhau, nuôi dưỡng cũng yêu cầu khác nhau.
Thức ăn cho chăn nuôi lợn thịt cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng (tinh bột, protein, khoáng, vitamin), cho ăn đầy đủ lợn sẽ tăng trọng nhanh, giảm tiêu tốn thức ăn, giá thành sản phẩm hạ và có lợi.
Bảng7: Cơ cấu tỷ lệ các loại thức ăn sử dụng cho chăn nuôi lợn tại xã Hương Toàn, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế
Đvt: % Thức ăn Chia theo nhóm hộ Phương thức chăn nuôi
Nghèo Trung bình Khá Công
nghiệp Kết hợp Cám CN 24.9 58.8 89 100 38.64 Cám 14.9 7.73 2.67 0 12.2 Ngô 24.4 15.93 3.86 0 21.64 Sắn 21.6 10.27 2.80 0 16.48 Khác 14.2 7.27 1.67 0 11.04 Tổng 100 100 100 100 100
Theo bảng trên ta thấy nguồn thức ăn cho chăn nuôi lợn được người dân sử dụng khá đa dạng và phong phú. Gạo, rau, khoai, ngô, hèm rượu…là những nguồn thức ăn khá dễ kiếm ở địa phương.
Theo từng nhóm hộ: Hộ khá có tỷ lệ sử dụng thức ăn công nghiệp cao nhất (89%). Điều này cũng dễ hiểu, đối với nông hộ tiền mua thức ăn công nghiệp cho chăn nuôi không phải đơn giản, giá thành thức ăn công nghiệp khá cao ( khoảng 5000-10000đ/kg) so với thức ăn tinh thông thường ( cám 2700 và gạo 4000đ/kg). Chính vì vậy hộ khá mới đủ khả năng về kinh tế để mua thức ăn công nghiệp cho chăn nuôi của gia đình mình. Thức ăn công nghiệp khá đầy đủ về các loại khoáng và vitamin đây là lí do tại sao hộ khá lại chú ý sử dung thức ăn này là chínhtrong khẩu phần ăn của lợn. Việc sử dụng thức ăn công nghiệp được sử dụng suốt quá trình chăn nuôi.
Đối với hộ nghèo và hộ trung bình thì việc bổ sung thức ăn công nghiệp chỉ chú trọng chủ yếu vào các giai đoạn quan trọng và những thức ăn quan trọng cần thiết để bổ sung các chất khoáng và vitamin mà các thức ăn tận dụng còn thiếu và hàm lượng ít. Đối với hộ nghèo thì thức ăn chủ yếu cho chăn nuôi vẫn là gạo và hèm rượu. Hộ nghèo, hộ trung bình lấy trồng trọt là nguồn thu nhập chính. Việc sử dụng thức ăn công nghiệp của nhóm hộ nghèo chỉ chiếm 24.9%, còn đối với hộ trung bình là 58.8%. Ở hai nhóm hộ này hầu hết đều có nghề phụ là nấu rượu để nhằm tăng thu nhập và tận dụng nguồn thức ăn cho lợn là hèm rượu.
Ngô và sắn được hộ nghèo sử dụng nhiều nhất chiếm tới 39.3% còn đối với hộ trung bình là 23.66% còn hộ khá chỉ chiếm 6.23%. Nguyên nhân là do diện tích trồng ngô, sắn của các hộ rất ít chỉ 1- 2 sào mà thôi.
Chia theo phương thức nuôi: Ta thấy các hộ chăn nuôi theo phương thức công nghiệp chỉ có các hộ khá tiến hành. Với phương thức này thì các hộ này chỉ sử dụng thức ăn công nghiệp để sử dụng cho chăn nuôi. Còn đối với các hộ chăn nuôi kết hợp thì tỷ lệ giữa thức ăn công nghiệp và thức ăn tinh tận dụng là 0.62 lần. Lượng thức ăn công nghiệp bổ sung chiếm 38.64%. Tuy nhiên tỷ lệ này cũng giảm dần từ hộ trung bình tới hộ nghèo. Nhìn vào bảng ta thấy tỷ lệ thức ăn của các nhóm hộ nghèo và trung bình còn mất cân đối giữa tỷ lệ thức ăn tinh với thức ăn công nhiệp và các
loại thức ăn khác. Để năng cao hơn nữa hiệu quả chăn nuôi chúng ta cần chú ý đến khẩu phần thức ăn cho lợn nuôi tránh trường hợp lãng phí thức ăn nhưng không đảm bảo chất lượng các chất dinh dưỡng cần thiết cho vấn đề tăng trọng của lợn.
4.2.4. Tình hình thú y cho lợn thịt tại nông hộ chăn nuôi
Đứng trước thực trạng dịch bệnh chăn nuôi đang diễn ra liên tục và trên quy mô rộng như hiện nay. vấn đề phòng và chữa bệnh trở nên rất cần thiết và bức bách. Dịch bệnh chăn nuôi là nỗi lo lớn nhất của nông hộ. Dịch bệnh khong những làm hiệu quả chăn nuôi của người dân giảm xuống rõ rệt mà có thể dẫn đến mất trắng. Với tốc độ lây lan nhanh dịch bệnh như hiện nay sẽ khiến tâm lý hoang mang cho người chăn nuôi, mà ngay cả những người tiêu thụ cũng lo lắng và không dám sử dụng thực phẩm từ gia súc.
Nhìn chung các hộ chăn nuôi lợn thịt trong xã đã thực hiện tương đối tốt việc tiêm phòng dịch bệnh cho lợn. Hệ thống thú y cũng đã được triển khai về tới thôn xóm.
Trong hai năm gần đây trên địa bàn xã chưa xây ra một trận dịch nào lớn. Việc ngăn chặn sự lây lan được các can bộ thú y xã và người dân đia phương thực hiện một cách rất nghiêm túc. Tình trạng lợn chết do bệnh tật xẩy ra là rất ít không ảnh hưởng nhiều tới hoạt động chăn nuôi của nông hộ.
4.2.5. Tình hình tiêu thụ sản phẩm
Đầu ra đóng vai trò hết sức quan trọng cho sự phát triển cho sự phát triển của bất cứ một ngành sản xuất nào. Đối với nông thôn vấn đề thị trường cần được đặc biệt chú ý. Như đã nói ở trên, chăn nuôi lợn thịt đóng vai trò hết sức quan trọng đối với kinh tế nông hộ, nên chúng tôi đã điều tra về tình hình tiêu thụ sản phẩm kết quả như sau:
Bảng 8: Tình hình tiêu thụ lợn thịt tại nông hộ điều tra
Đvt: %
Nhóm hộ Nơi bán Đối tượng bán Giá
bán Tại nhà Nơi khác Lái buôn Đối tượng
khác
15)
Nghèo ( n=10) 100 0.0 100 0.0 28.8
Bình quân 100 0.0 96.5 3.3 30.25
[Nguồn: số liệu điều tra, 2008]
Không giống như trồng trọt, chăn nuôi lợn thịt nông hộ không phải lo vấn đề chuyên chở tiêu thụ sản phẩm. 100% hộ chăn nuôi lợn đều bán tại chuồng, lái buôn hoặc các đối tượng khác tự tìm đến mua, hộ không phải tốn công chuyên chở, đây là một lợi thế rất lớn với hộ chăn nuôi khi phương tiện chuyên chở là một vấn đề lớn.
Đối tượng mua lợn hiện nay chủ yếu vẫn là lái buôn trong huyện – xã (96,7%), còn lại (3,3%) bán cho các hộ khác ở trong xã trong những lần họ đi đám hỉ, đám tang, lễ tết…Tình hình bán lợn ở đây còn khá đơn giản, giá cả rất bấp bênh phụ thuộc nhiều vào các lái buôn và tình hình thời tiết đặc biệt vào trước màu mưa lũ hộ chăn nuôi thường bị ép giá. Thêm vào đó, bị ảnh hưởng chung của dịch bệnh long móng lỡ mồm trrên toàn quốc các lái buôn tha hồ ép giá người chăn nuôi, các hộ gia đình đành phải chấp nhận bán với giá thấp bởi vì lợn đã đén thời kỳ bán nếu nuôi thêm nữa sẽ càng lỗ hơn.
Nhóm hộ nghèo thường bán lợn với giá thấp hơn hộ khá và hộ trung bình. Nguyên nhân chủ yếu ở đây là hộ nghèo không phải là nơi cung cấp thường xuyên và quan trọng đối với các lái buôn. Hơn nữa hộ nghèo thường ở xa trung tâm của xã, đường đi lại khó khăn nên khi bán hộ phải đi kêu và rất khó bán, họ thường rơi vào tình trạng thiếu tiền mặt khi cần, chính vì vậy họ không chủ động về giá cả và mức độ biến động giá cả bán lợn thịt ở hộ nghèo lớn hơn nhiều so với hộ trung bình và hộ khá. Hộ khá tiếp cận thị trường tốt hơn nhiều, họ biết lái buôn nào mua với giá cao hơn, giá hiện tại là bao nhiêu. Tuy nhiên các nhóm hộ đều cần phải chủ động tìm kiếm thị trường đặc biệt là các nhóm hộ khá, nhóm hộ chăn nuôi công nghiệp khi đó mới đảm bảo được đầu ra ổn định.
Một điều nữa đáng nói ở đây là các hợp tác xã đóng trên địa bàn lại chưa có sự hỗ trợ nào cho người chăn nuôi về thị trường tiêu thụ, cũng như thông tin giá cả. Vì vậy hợp tác xã cần có sự quan tâm cần thiết đến các hộ
chăn nuôi đặc biệt là các hộ chăn nuôi quy mô lớn để đảm bảo quyền lợi cho người chăn nuôi.
4.3. Hiệu quả chăn nuôi lợn thịt tại nông hộ điều tra4.3.1. Chi phí sản xuất chăn nuôi lợn thịt 4.3.1. Chi phí sản xuất chăn nuôi lợn thịt
Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiên của toàn bộ tiêu hao về lao động sống và lao động vật hoá cho sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định. Chi phí sản xuất là yếu tố đầu tiên của quá trình sản xuất. Để có thể tiến hành sản xuất, tạo rẩn phẩm và thu được lợi nhuận thì phải chi tiêu một lượng vật chất và nhân lực nhất định. Chi phí sản xuất là yếu tố quyết định đến giá thành sản phẩm. Vì vậy chi phí bỏ ra giúp cho hộ gia đình hình dung được chính xác kết quả lao động sản xuất kinh doanh của mình. Đây là vấn đề không thể thiếu được để quyết định đầu vào và xử lý đầu ra, là yếu tố quyết định trong giá thành sản phẩm. Vấn đề đặt ra là phải làm sao để tính đúng, tính đủ các chi phí trong quá trình sản xuất, giảm được chi phí, nhằm hạ giá thành, tăng nguồn thu nhập. Quan trọng hơn cảtìm được biện pháp hữu hiệu nhất nhằm hạ thấp chi phí: Đầu tư lao động, thời gian, chi phí thức ăn ít nhất nhưng hiệu quả chăn nuôi cao nhất.
Việc đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại vật nuôi là một vấn đề quan trọng để có hướng đầu tư sản xuất thích hợp nhằm tăng giá trị gia tăng trên