Mô hình hoạt động của ASP

Một phần của tài liệu website giới thiệu và bán hàng điện máy qua mạng cho công ty tnhh thương mại dũng tuyên (Trang 28 - 47)

Khi một Browser thông qua trình duyệt Web gửi yêu cầu đến một tập tin .asp nào đó thì kịch bản chứa trong tập tin sẽ được chạy và trả kết quả về cho Browser đó. Khi Server nhận yêu cầu tới một tập tin .asp thì nó sẽ đọc từ đầu đến cuối tập tin đó, thực hiện các câu lệnh kịch bản và trả kết quả về cho Browser. Kết quả trả về là một trang HTML.

I.3. CẤU TRÚC CỦA MỘT FILE ASP

Một trang ASP thông thường gồm có các thành phần sau: + Dữ liệu văn bản.

+ Các thẻ HTML.

+ Các đoạn mã chương trình phía Client đặt trong cặp thẻ <SCRIPT> và </SCRIPT>.

+ Mã chương trình ASP được đặt trong cặp thẻ <% và %>. I.4. CÁC ĐỐI TƯỢNG TRONG ASP

ASP có sẵn năm đối tượng mà ta có thể dùng được mà không cần phải tạo các instance. Chúng được gọi là các Built-in Object.

I.4.1. Đối tượng Request

Đối tượng Request cho phép lấy thông tin thông qua một yêu cầu HTTP. Chúng ta có thể dùng đối tượng Request để đọc URL, truy cập thông tin từ một form, lấy giá trị cookies lưu trữ trên máy Client.

I.4.2. Đối tượng Response

Khác với đối tượng Request, Response là chìa khóa để gửi thông tin tới user, là đại diện cho phần thông tin do Server trả về cho Web browser.

I.4.3. Đối tượng Server

Đối tượng Server cung cấp phương tiện truy cập đến những phương thức và thuộc tính trên server. Thường sử dụng phương thức Server.CreateObject để khởi tạo instance của một ActiveX Object trên trang ASP.

I.4.4. Đối tượng Application

Sử dụng đối tượng Application chúng ta có thể điều khiển các đặc tính liên quan đến việc khởi động và dừng ứng dụng, cũng như việc lưu trữ các thông tin có thể được truy nhập bởi các ứng dụng nói chung.

I.4.5. Đối tượng Session

Đối tượng Session dùng để lưu trữ những thông tin cần thiết trong phiên làm việc của user. Những thông tin lưu trữ trong Session không bị mất đi khi user di chuyển qua các trang của ứng dụng.

I.5. CÁC COMPONENT CỦA ASP

ASP cung cấp sẵn 5 ActiveX Server Component, bao gồm: - Advertisement Rotator Component

- Browser Capabilities Component - Database Access Component

- Content Linking Component - TextStream Component I.6. ASP VÀ CƠ SỞ DỮ LIỆU

I.6.1. Cấu hình DSN (Data Source Name) Một DSN bao gồm các thông tin chính sau:

• Tên của DSN

• Drive kết nối với cơ sở dữ liệu

• User ID và Password để truy cập cơ sở dữ liệu • Các thông tin cần thiết khác

I.6.2. ADO (Active Data Object) 1. ADO là gì ?

Đó là ActiveX Data Object, là công nghệ truy cập cơ sở dữ liệu của Microsoft. Công nghệ này cung cấp cho bạn một giao diện thống nhất dùng để truy cập tất cả loại dữ liệu cho dù nó xuất hiện ở đâu trên ổ đĩa của bạn. Ngoài ra, chúng cung cấp mức độ linh hoạt lớn nhất của bất kỳ công nghệ truy cập dữ liệu của Microsoft.

2. Các đối tượng của ADO

Có 8 đối tượng trong ADO: Recordset, Connection, Command, Parameter, Record, Field, Stream, Error. Trong đó 3 đối tượng chính thường xuyên được sử dụng đó là: Connection, Recordset và Command.

Chương II: NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH VBSCRIPT II.1. GIỚI THIỆU VỀ VBSCRIPT

VBScript là một thành phần mới nhất trong họ ngôn ngữ lập trình Visual Basic, cho phép tạo ra những script sử dụng được trên nhiều môi trường khác nhau như các script chạy trên Browser của client (Ms Internet Explorer 3.0) hay trên Web server (Ms Internet Information Server 3.0). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

II.2. CÁC KIỂU DỮ LIỆU CỦA VBSCRIPT

VBScript chỉ có một kiểu dữ liệu duy nhất là Variant. Variant là một kiểu dữ liệu đặc biệt có thể chứa các loại dữ liệu khác nhau từ những kiểu dữ liệu đơn giản như kiểu số cho đến các kiểu dữ liệu phức tạp như kiểu bản ghi. Vì Variant là kiểu dữ liệu duy nhất của VBScript nên đây cũng là kiểu dữ liệu trả về từ các hàm/thủ tục viết bằng VBScript.

Nói một cách dễ hiểu hơn là: Nếu trong Pascal bạn phải lưu trữ dữ liệu số trong kiểu dữ liệu Interger, dữ liệu chuỗi trong kiểu String thì trong VBScript bạn có thể vừa lưu trữ dữ liệu số vừa lưu trữ dữ liệu chuỗi (hay bất kỳ kiểu dữ liệu nào khác) trong kiểu dữ liệu Variant. Việc xem một biến Variant là số hay chuỗi tùy vào ngữ cảnh sử dụng.

Để chuyển dữ liệu từ kiểu này sang kiểu khác ta dùng các hàm chuyển như: CBool, CByte, CInt, CStr, CDate,…

Để biết một biến Variant đang lưu trữ kiểu dữ liệu nào, ta dùng hàm VarType.

II.3. BIẾN TRONG VBSCRIPT

Biến là một tên tham chiếu đến một vùng nhớ, là nơi chứa thông tin của chương trình mà thông tin này có thể được thay đổi trong thời gian script chạy.

Tên biến phải bắt đầu bằng một kí tự chữ, trong tên biến không chứa dấu chấm, chiều dài tối đa là 255 kí tự và một biến phải là duy nhất trong tầm vực mà nó được định nghĩa.

Biến trong VBScript có thể là biến đơn hay là dãy. Khi khai báo Dim A(10) thì VBScript tạo ra một dãy có 11 phần tử. Có thể thay đổi kích thước một dãy trong thời gian chạy bằng cách dùng ReDim.

II.4. HẰNG TRONG VBSCRIPT

Hằng là một tên có nghĩa đại diện cho một số hay một chuỗi và không thể thay đổi trong quá trình chạy.

Cách khai báo hằng số giống như là khai báo biến, chỉ cần thay Dim bằng Const.

Ví dụ: Const MyString = “This is my string” II.5. CÁC TOÁN TỬ TRONG VBSCRIPT

VBScript có các toán tử khác nhau như số học, luận lý, so sánh. Nếu muốn chỉ định thứ tự ưu tiên của toán tử một cách rõ ràng thì dùng dấu ( ), thứ tự ưu tiên của các toán tử như sau (từ trên xuống dưới, từ trái sang phải).

- Số học: ^, -(âm), *, /, mod, +, -, &, \ (chia lấy nguyên). - So sánh: =, <>, <, >, <=, >=, Is.

- Luận lý: Not, And, Or, Xor, Eqv, Imp.

Toán tử * và /, + và – có cùng độ ưu tiên và được thực hiện từ trái sang phải.

II.6. CÁC HÀM CÓ SẴN VÀ THÔNG DỤNG CỦA VBSCRIPT 1. Các hàm toán học:

Hàm ATN, Cos, Sin, Tan, Exp, Log, Sqr,… 2. Các hàm thao tác trên chuỗi

Hàm Instr, Len, Lcase, Ucase, Trim,… 3. Các hàm xử lý ngày giờ

4. Các hàm chuyển đổi

Hàm Abs, Cbool, Cbyte, Cint, Cdate,… 5. Các hàm kiểm tra

Phần 3 CÀI ĐẶT

Chương I: YÊU CẦU HỆ THỐNG VÀ CÀI ĐẶT CHƯƠNG TRÌNH

I.1. YÊU CẦU HỆ THỐNG

Chương trình được cài đặt trên máy Server. Các phần mềm cần thiết cho chương trình hoạt động:

+ Hệ điều hành Window 2000 hoặc Window NT Server (4.0). + Internet Information Server (IIS) đóng vai trò làm Web Server. + Trình duyệt Web Internet Explorer 4.0 trở lên.

+ Hệ quản trị cơ sở dữ liệu MS SQL Server 2000. + Vietkey.

I.2. CÀI ĐẶT CHƯƠNG TRÌNH Hệ thống cài đặt gồm có hai phần: Hệ thống cài đặt gồm có hai phần:

+ Phần thứ nhất hỗ trợ cho khách hàng: Phần này nhằm giới thiệu cho khách hàng về công ty, các mặt hàng kinh doanh của công ty và hỗ trợ cho việc đặt hàng qua mạng khi khách hàng có nhu cầu. Phần này gồm có các chức năng xử lý sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đăng nhập

- Đăng ký thông tin khách hàng - Tra cứu hàng hóa theo yêu cầu

Nhập: Tên mặt hàng hoặc tên loại mặt hàng hoặc mã mặt hàng hoặc thông tin khác.

Xuất: Danh sách các mặt hàng cần tìm hoặc thông tin không tìm thấy.

- Xử lý mặt hàng đã chọn: Xóa , cập nhật số lượng, tính số tiền mà khách hàng cần thanh toán

Thành tiền của một mặt hàng = Số lượng * Đơn giá bán

Tổng số tiền mà khách hàng phải thanh toán = ∑ Thành tiền - Kiểm tra đặt hàng và lập đơn đặt hàng.

+ Phần thứ hai hỗ trợ cho nhà quản lý: Phần này chủ yếu hỗ trợ cho việc quản lý, cập nhật, thống kê các thông tin cần thiết như: mặt hàng, loại mặt hàng, khách hàng, nhà cung cấp, đơn đặt hàng,…Gồm có các xử lý sau:

- Cập nhật mặt hàng: Thêm, Xóa , Sửa - Cập nhật loại mặt hàng: Thêm, Xóa, Sửa - Cập nhật đơn đặt hàng: Xóa, Sửa

- Cập nhật nhà cung cấp: Thêm, Xóa, Sửa - Cập nhật khách hàng: Xóa, Sửa

- Xử lý đơn hàng

- Thống kê hàng tồn, khách hàng, đơn đặt hàng - Thống kê doanh thu theo tháng, năm

- Thống kê mặt hàng bán trong tháng, năm

Chương II: THIẾT KẾ GIAO DIỆN VÀ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

Màn hình giao diện “Giỏ hàng”

Màn hình giao diện “Đăng ký thông tin khách hàng” II.2. MỘT SỐ GIAO DIỆN PHẦN QUẢN LÝ

Màn hình giao diện trang “Cập nhật mặt hàng”

Để theo dõi thông tin đơn đặt hàng của khách hàng cũng như tình trạng đơn đặt hàng (đã giao hay chưa giao hàng) ta có trang “Quản lý đơn đặt hàng”.

Màn hình giao diện trang “Quản lý đơn đặt hàng”

Màn hình giao diện trang “Thống kê sản phẩm bán trong tháng”

Trên đây là một số giao diện tiêu biểu của chương trình. Vì có sự giới hạn nên em không thể đưa vào tất cả màn hình giao diện của chương trình.

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI

A. Đánh giá kết quả cài đặt

Trong quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp, em đã cố gắng hết sức để tìm hiểu và cài đặt chương trình nhưng vì thời gian có hạn nên có thể chưa giải quyết được tất cả các vấn đề đặt ra. Em rất mong nhận được sự thông cảm của quí Thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn.

Những kết quả đạt được: + Về công nghệ:

- Tìm hiểu và nắm bắt được các công cụ thiết kế Web.

- Biết được cách thiết kế Web động cũng như cách tổ chức cơ sở dữ liệu. - Các dịch vụ trên Internet, đặc biệt là Web.

+ Về cài đặt chương trình:

- Giới thiệu các mặt hàng kinh doanh của công ty đến với khách hàng.

- Cho phép tra cứu mặt hàng khi khách hàng có nhu cầu tìm hàng. - Cho phép khách hàng thực hiện việc đặt hàng qua mạng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tiếp nhận đơn đặt hàng của khách hàng. - Lập hóa đơn.

- Cập nhật: Mặt hàng, khách hàng, nhà cung cấp, đơn đặt hàng.

- Thống kê: Mặt hàng bán trong tháng, năm, khách hàng, đơn đặt hàng, doanh thu, tồn kho.

+ Tính năng của chương trình:

- Thông tin về khách hàng, mặt hàng,…được cập nhật kịp thời, chính xác.

- Do điều kiện, nên chương trình chỉ mới chạy thử trên máy đơn. B. Hướng phát triển đề tài

+ Cho phép khách hàng mua và thanh toán trực tiếp qua mạng. + Hỗ trợ thực hiện in ấn trên Web.

KẾT LUẬN

Tóm lại, với tốc độ phát triển ngày càng tăng của mạng máy tính thì việc thiết kế và cài đặt các ứng dụng cho người dùng là rất cần thiết. Vì vậy ý tưởng giới thiệu và bán hàng điện máy qua mạng tuy không phải là mới nhưng phần nào cũng giúp cho khách hàng thuận tiện trong việc lựa chọn và mua hàng.

Hiện nay việc ứng dụng thương mại điện tử ở Việt Nam chỉ đáp ứng được một số vấn đề cơ bản về mua bán, chưa được linh hoạt. Việc ứng dụng này đòi hỏi phải tốn nhiều thời gian và tiền bạc.

Với kiến thức nền tảng đã được học ở trường và bằng sự nỗ lực của mình, em đã hoàn thành đề tài “Xây dựng Website bán hàng điện máy”. Mặc dù đã cố gắng và đầu tư rất nhiều nhưng do thời gian có hạn và không được thực hiện trên Internet nên đề tài còn nhiều hạn chế. Em rất mong nhận được sự thông cảm và góp ý của quí Thầy cô cùng các bạn để chương trình ngày càng hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] : Trần Ngọc Anh, “ASP & Kỹ thuật lập trình Web”, Nhà xuất bản Trẻ, 2002.

[2] : Nguyễn Phương Lan, “Giáo trình tin học lý thuyết và bài tập ASP 3.0 ASP.net ”, Nhà xuất bản Giáo dục, 2001.

[3] : “Những bài thực hành ASP”, Nhà xuất bản Thống Kê, 2002.

[4] : VN-GUIDE tổng hợp và biên dịch, “ASP cơ sở dữ liệu căn bản và chuyên sâu”, Nhà xuất bản Thống Kê, 2002.

[5] : Phạm Hữu Khang, “Lập trình ứng dụng chuyên nghiệp SQL Server 2000”, Nhà xuất bản Giáo dục, 2002.

[6] : Thạc Bình Cường, “Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin”, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, 2002.

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU...1

Phần 1: PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG Chương I: PHÂN TÍCH YÊU CẦU ĐỀ TÀI...3

I.1. Chức năng...3

I.2. Yêu cầu đặt ra cho hệ thống...3

Chương II: PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG...5

II.1. Khảo sát hiện trạng...5

II.2. Sơ đồ phân rã chức năng...6

II.3. Sơ đồ luồng dữ liệu mức khung cảnh...7

II.4. Sơ đồ luồng dữ liệu mức đỉnh...8

II.5. Sơ đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh...9

II.6. Mô hình thực thể liên kết...14 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

II.7. Danh sách các bảng dữ liệu...15

Phần 2: CÁC KỸ THUẬT VÀ CÔNG CỤ LẬP TRÌNH Chương I: TÌM HIỂU CÔNG NGHỆ ASP...18

I.1. ASP là gì ?...18

I.2. Mô hình hoạt động của ASP...18

I.3. Cấu trúc của một tập tin ASP...18

I.4. Các đối tượng trong ASP...18

I.5. Các Component của ASP...19

I.6. ASP và cơ sở dữ liệu...19

ChươngII: NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH VBSCRIPT...20

II.1. Giới thiệu về VBSCRIPT...20

II.3. Biến trong VBSCRIPT...20

II.4. Hằng trong VBSCRIPT...20

II.5. Các toán tử trong VBSCRIPT...20

II.6. Các hàm có sẵn và thông dụng của VBSCRIPT...21

Phần 3: CÀI ĐẶT HỆ THỐNG Chương I: YÊU CẦU HỆ THỐNG VÀ CÀI ĐẶT CHƯƠNG TRÌNH 22 I.1. Yêu cầu hệ thống...22

I.2. Cài đặt chương trình...22

Chương II: THIẾT KẾ GIAO DIỆN VÀ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG.23 II.1. Một số giao diện phần khách hàng...23

II.2. Một số giao diện phần quản lý...25

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI....27

KẾT LUẬN...28 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Một phần của tài liệu website giới thiệu và bán hàng điện máy qua mạng cho công ty tnhh thương mại dũng tuyên (Trang 28 - 47)