Giải pháp và đề nghị

Một phần của tài liệu khảo sát và đánh giá tình hình phát triển sản xuất nông nghiệp trong 3 năm (2009 – 2011) ở thôn văn la - lương ninh, quảng ninh - quảng bình (Trang 33 - 38)

2 Mục tiêu nghiên cứu

4.4 Giải pháp và đề nghị

4.4.1. Giải pháp

- Mở rộng mô hình cánh đồng đạt năng suất giá trị 40- 50 triệu đồng/ ha - Chuyển dần một số diện tích lúa không có hiệu quả sang trồng cỏ và ngô để nuôi bò thâm canh.

- Mở rộng chương trình đa dạng hóa nông nghiệp trong thâm canh lợn bằng phương pháp hợp phần hóa thức ăn của khuyến nông để tăng số liệu đàn lợn trên tập trung đầu tư thâm canh và chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nông nghiệp toàn diện, nhằm khai thác phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương, không ngừng nâng cao năng suất, sản lượng và giá trị nông sản hàng hóa trên một đơn vị diện tích, đẩy mạnh nhịp độ phát triển chăn nuôi, mở rộng nuôi trồng thủy sản và từng bước hình thành trang trại nhỏ nhằm xây dựng nên nông nghiệp hàng hóa đa dạng, tạo đà phát triển nhanh, bền vững và hiệu quả trong kế hoạch 5 năm 2006-2011, gắn sản xuất với bảo quản chế biến và tiêu thụ, tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao thu nhập và cũng cố đời sống cho người dân.

4.4.2. Một số đề nghị

Chính sách khoa học - công nghệ:

Tăng cường đầu tư phát triển chuyển giao khoa học công nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tập trung hình thành các trung tâm dịch vụ tư vấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, công nghệ, các dịch vụ tư vấn về khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, tư vấn về bảo vệ nguồn lợi thủy sản, dịch vụ bảo vệ thực vật, dịch vụ giống cây trồng, vật nuôi. Hình thành các quỹ hổ trợ phát triển khoa học công nghệ đặc biệt là nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ nhất là cán bộ kỹ thuật, cán bộ thôn để có điều kiện chuyển giao thông qua các hợp đồng với các trung tâm khoa học, với các trường đại học.

Chính sách về đào tạo nguồn nhân lực:

Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn: Con người vừa là mục tiêu vừa là động

lực cho sụ phát triển nguồn nhân lực, là yếu tố năng động nhất trong các nguồn lực, đa dạng hóa các loại hình thức đào tạo, đẩy mạnh công tác phổ cập trung học cơ sở và tiến tới phổ cập trung học phổ thông mở các trung tâm đào tạo nghề và tập huấn kỷ thuật cho người lao động. Có chế độ ưu đãi cho các ngành nghề mũi nhọn, tạo nên sự chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn. Đào tạo và đào tạo lại những lao động có kỹ thuật đang hoạt động trong các ngành kinh tế để thích ứng với khoa học công nghệ mới. Tổ chức và động viên thanh niên nông thôn tham gia học nghề và đẩy nhanh quá trình chuyển dịch. Giáo dục và đào tạo phải gắn chặt thị trường lao động. Xã hội hóa sự nghiệp Giáo dục- đào tạo, các tổ chức sản xuất các doanh nghiệp, các trang trại, các Hợp tác xã đều có trách nhiệm thành lập quỹ đào tạo để đào tạo nghề, tập huấn kỹ thuật cho người lao động.

Hoàn thiện một số chính sách vĩ mô của nhà nước đối với nông dân, nông nghiệp, nông thôn. Các hình thức về thị trường và mở rộng thị trường nông thôn.

Tổ chức lại hệ thống thu mua.

Định hướng cho nông dân sãn xuất sản phẩm theo nhu cầu thị trường, dịch vụ thông tin về thị trường cho nông dân, tăng cường thiết lập quan hệ giữa người sản xuất và công ty dịch vụ, thành lập các tổ tư vấn tìm kiếm thị trường. Ổn định diện tích lúa, đưa diện tích lúa 2 vụ ăn chắc đạt 100% diện tích cả năm. Sản xuất cây gì đều tính đến thị trường tiêu thụ, rà soát lại diện tích cây trồng lương thực kém hiệu quả chuyển sang trồng cây rau màu cao cấp.

PHẦN V. KẾT LUẬN

Thôn Văn La từng ngày đang chuyển mình phát triển về kinh tế lẫn văn hóa xã hội. Đời sống của người nông dân ngày được nâng cao nhờ phát triển nền sản xuất nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp của thôn qua những năm về phát triển sản xuất nông nghiếp có những thành tựu đáng kể, từ một nền nông nghiệp chủ yếu là sản xuất lương thực (chủ yếu là cây lúa), diện tích vườn tược cong lại bỏ hoang hoặc là trồng các cây lâu năm như: mít, cam ,chanh....bây giờ bà con sản xuất nông nghiệp trong thôn đã thực hiện được việc đa dạng hóa sản xuất của mình, đó là việc cải tạo vườn tược (mặc dù diện tích không lớn, diện tích vườn trung bình khoảng 500m2) bằng việc trồng các cây rau màu, trồng ngô, trông cây ăn quả.... có đầu tư cả kỹ thuật lẫn tiền của, và bước đầu cũng tạo ra được các sản phẩm có giá trị hàng hóa với năng suất và chất lượng cao.

Bên cạnh cải tạo vườn bằng việc trồng trọt thì chăn nuôi cũng được bà con chú ý đến, việc đầu tư vào sản xuất chăn nuôi lợn của bà con đã nói lên điều đó,lúc đầu việc chăn nuôi của bà con chỉ với mục đích là tận dụng các sản phẩm thừa của trồng trọt và của sinh hoạt gia đình, bây giờ bà con đã đầu tư xây dựng chuồng trại, sử dụng thức ăn công nghiệp, bên cạnh chăn nuôi bằng kinh nghiệm chắt lọc được từ bà con cũng đã sử dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến mà họ đã được tiếp thu từ các chương trinh khuyến nông. Do đó hiệu quả của việc chăn nuôi đã tăng lên hiệu quả thể hiện qua việc gia tăng số lượng hộ chăn nuôi, gia tăng chuồng trại, gia tăng số lượng( có hộ nuôi đạt số lượng 100 con, có rất nhiều hộ số lượng chăn nuôi từ 40- 80 con). Trong thôn có nhiều hộ mở trang trại chăn nuôi tập trung mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Người nông dân đã biết áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp để tăng năng suất. Bên cạnh đó những chính sách hợp lý của nhà nước cũng góp phần nào giúp người nông dân phát triển kinh tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Thiện Tâm, Sách kinh tế nông nghiệp

[2] Nguyễn Anh Thi, Nhìn lại nền kinh tế Việt Nam qua 20 năm đổi mới, báo Việt Báo

[3] Văn Anh Thuyết, Đánh giá tình hình sử dụng giống lúa trên địa ban thôn Văn La – Lương Ninh - Quảng Ninh – Quảng Bình, luận án tốt nghiệp đại học Nông Lâm Huế

[4] Lê Đình Lương, đánh giá hiệu quả và giải pháp của việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp từ năm 2004 – 2006 ở thôn Cửu Nại - Triệu Đông - Triệu Phong - Quảng trị , báo cáo tốt nghiệp đại học Nông Lâm Huế

[5]Báo cáo tình hình phát triển nông nghiệp Việt Nam năm 2009-2010 [6] Báo cáo của trạm khí tượng thuỷ văn tỉnh Quảng Bình

[7] Báo cáo tình hình kinh tế xã Lương Ninh - Quảng Ninh - Quảng Bình qua các năm 2009 – 2011

[8] Niên dám thống kê các năm 2009 -2011

[9] http://www.vietnam.vn/trong-lua-o-viet-nam-duoi-con-mat-nguoi-nuoc- ngoai.ht

MỤC LỤC

Trang

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ...1

1. Tính cấp thiết của đề tài...1

2 Mục tiêu nghiên cứu...3

PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU...4

2.1. Khái niệm và vai trò của phát triển sản xuất nông nghiệp...4

2.1.1 Vai trò của sản xuất nông nghiệp...4

2.2. Tình hình phát triển sản xuất nông nghiệp trên thế giới...8

2.3. Tình hình chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam...11

3.1. Địa điểm và đối tượng nghiên cứu...15

3.2. Nội dung nghiên cứu...15

3.3. Phương pháp nghiên cứu...15

3.3.1 Phương pháp thu thập thông tin...15

3.3.2. Phương pháp xử lý số liệu...15

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...16

4.1. Thực trạng điều kiện tự, nhiên kinh tế xã hội của địa phương...16

4.2 Tìm hiểu thực trạng sản xuất nông nghiệp trong 3 năm qua ở địa bàn thôn...22

4.2.1.Tình hình phát triển trồng trọt...22

4.2.2. Chăn nuôi...28

4.3. Những khó khăn thuận lợi trong quá trình phát triển nông nghiệp nông thôn...31

4.3.1. Thuận lợi...31

4.3.2. Khó khăn...32

4.4 Giải pháp và đề nghị...33

4.4.1. Giải pháp...33

Một phần của tài liệu khảo sát và đánh giá tình hình phát triển sản xuất nông nghiệp trong 3 năm (2009 – 2011) ở thôn văn la - lương ninh, quảng ninh - quảng bình (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w