Nguyên liệu Giá nguyên liệu Giá rượu thành phẩm Giá bán có thể bán trên thị trường Khoai Mỡ 3000vnđ/ 1kg 35.500 vnđ/lít 40.000vnđ/lít Men bánh 50.000vnđ/1kg
Như vậy giá thành của rượu khoai mỡ với độ cồn 400 V/v là 40.000vnđ/lít là khá cao so với mặt bằng chung của các sản phẩm rượu trên thị trường.
Phần 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận
Trên cơ sở những kết quả thu được ta rút ra những kết luận sau:
1. Hàm lượng tinh bột của nguyên liệu tương đối thấp từ 17-24%. 2. Hàm lượng nước của khoai mỡ phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, dao động 70-80,05%. Hàm lượng nước càng cao thì lượng tinh bột và lượng xơ càng thấp.
3. Nhiệt độ hồ hóa tinh bột khoai mỡ là 75-780C.
4. Sử dụng phần mền Design – Expert đã tìm được điều kiện tối ưu cho việc lên men thu hồi rượu khoai mỡ gồm nhiệt độ 28,90C; thời gian 4 ngày 5 giờ 46 phút, tỷ lệ men là 2,88%. Ở điều kiện tối ưu trên, lượng rượu dự đoán thu được là 81,0624 ml. Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở cho việc phát triển công nghệ sản xuất rượu cồn từ củ khoai mỡ (ruột trắng) ở nước ta. Việc sử dụng phần mền này nên áp dụng ở quy mô công nghiệp với lượng nấm men và tinh bột đồng nhất.
5. Rượu khoai mỡ thay đổi mùi, vị qua thời gian tàng trữ, thời gian tàng trữ càng lâu rượu càng thơm dịu, vị hậu tuy nhiên giá thành còn ở mức cao.
5.2. Đề nghị
1.Rượu khoai mỡ là sản phẩm rượu mới đóng góp lớn vào thị trường rượu đa sản phẩm ở nước ta đồng thời giải quyết đầu ra cho củ khoai mỡ vì vậy cần phải quan tâm hơn nữa tới sản xuất, nghiên cứu hoàn thiện sản phẩm.
2.Chỉ áp dụng khoai mỡ như là một nguyên liệu thay thế vì hiệu suất thu hồi thấp, ta có thể phối trộn với các nguyên liệu giàu tinh bột nhằm thúc đẩy quá trình lên men tinh bột khoai mỡ được triệt để, tạo ra các sản phẩm giá rẻ nhưng vẫn giữ được hương vị đặc trưng của khoai mỡ.
3.Hiện nay thị trường chưa có rượu chế biến từ khoai mỡ nên người tiêu dùng chưa làm quen với mùi vị khá đặc bệt của dòng sản phẩm này. Nên ta cần có các hoạt động tiếp thị, quảng bá thương hiệu, tìm đầu ra cho sản phẩm.
4.Vì thời gian nghiên cứu có hạn và chỉ dừng lại ở các phép thử cảm quan rượu thành phẩm khi muốn đưa sản phẩm ra thị trường phải đánh giá được các chỉ tiêu hóa học như Aldehyt, Furfurol, Metanol…
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt:
1. Vũ Linh Chi (2003). Điều tra, thu thập và đánh giá nguồn gen khoai Từ
( Dioscorea esculenta L), khoai Vạc ( Dioscorea alata L) hiện có ở Việt Nam. Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp.
2. Vũ Linh Chi, Nguyễn Thị Ngọc Huệ, Đinh Thế Lộc (2004). Cây có củ và
kỹ thuật thâm canh ( quyển 4- khoai từ-vạc). NXB lao động xã hội. 3. Võ Văn Chi, Dương Đức Tiến (1978). Phân loại học thực vật. Thực vật
bậc cao. NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp Hà Nội .
4. Nguyễn Lân Dũng, Nguyễn Đình Quyến, Phạm văn Tỵ. Vi Sinh Vật học
(2000). NXB giáo dục.
5. Nguyễn Đức Lượng. Thực phẩm lên men truyền thống - tập 3 - Công nghệ
vi sinh vật. NXB ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh 1998
6. Lê Thanh Mai, Nguyễn Thị Hiền, Phạm Thu Thủy, Nguyễn Thị Hằng, Lê Lan Chi (2004. Các phương pháp phân tích ngành công nghệ lên men. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
7. Lương Đức Phẩm. Nấm men công nghiệp. NXB khoa học và kỹ thuật (2005).
8. Nguyễn Đình Thưởng, Nguyễn Thanh Hằng. Công nghệ sản xuất và kiểm
tra cồn etylic. NXB Khoa học và Kỹ thuật (2000).
9. Phạm Xuân Vượng. Giáo trình công nghệ sản xuất rượu bia.
10.Quản Văn Thịnh, Công nghệ lên men, ĐHBK Hà Nội 1972.
Tài liệu tiếng Anh
11.Cui, F. J., Li, Y., Xu, Z. H., Xu, H. Y., Sun, K. and Tao, W. Y., (2006). Optimization of the medium composition for production of mycelia biomass and exo-polymer by Grifola frondosa GF9801 using response surface methodology. Biores. Technol. 97, 1209-1216.
12.Myers, R. H. and Montgomery, D. C., (2002). Response surface methodology: process and product optimization using designed experiments, second ed. John Wiley & Sons, Inc.