Bối cảnh trong nước

Một phần của tài liệu huy động vốn kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh thái bình (Trang 26 - 31)

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam bộc lộ nhiều hạn chế và bất cập do chịu tác động của thị trường thế giới và cả những yếu tố nội tại. Kinh tế thế giới chưa có nhiều chuyển biến khả quan, còn tiềm ẩn yếu tố rủi ro và được dự báo tiếp tục có những biến động khó lường. Ở trong nước những vấn đề nổi lên đó là: lạm phát tăng vọt (trên 18%), đầu tư công tràn lan kém hiệu quả và các “đầu tàu” của nền kinh tế đầu tư ồ ạt

21

ra ngoài ngành, thị trường bất động sản đóng băng, giá vàng liên tiếp lập kỷ lục (49 triệu đồng/1 lượng vào ngày 22/08/2011). Thị trường chứng khoán lao đao, vỡ nợ tín dụng đen và có hơn 50.000 doanh nghiệp Việt nam phá sản trong năm 2011. Năng lực sản xuất kinh doanh của hàng loạt doanh nghiệp bị suy yếu nghiêm trọng, khả năng tiếp cận vốn bị suy giảm do chính sách tiền tệ chặt chẽ, chính sách tài khóa thắt chặt…

Trong bối cảnh chung của nền kinh tế vấn đề quan trọng đặt ra đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là DNNVV, làm sao để giải quyết được bài toán về vốn, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội, tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.

3.1.2. Bối cảnh của tỉnh Thái Bình ảnh hưởng tới vấn đề huy động vốn kinh doanh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Việt Nam nói chung và tỉnh Thái Bình nói riêng đang xây dựng nền kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, vì vậy đã có những bước phát triển mạnh mẽ không những về sản xuất nông nghiệp mà còn các ngành công nghiệp khác.

Trong những năm vừa qua, nền kinh tế cả nước nói chung và tỉnh Thái Bình nói riêng phải đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn. Lạm phát, thời tiết rét đậm kéo dài, giá cả leo thang từng ngày tác động đến tâm tư và đời sống hàng ngày của người lao động. Hàng hóa tồn kho nhiều là nguyên nhân dẫn đến khả năng quay vòng vốn của các doanh nghiệp bị hạn chế. Liên tiếp xảy ra các vụ vỡ nợ tín dụng, đặc biệt là vụ vỡ nợ tín dụng tại công ty Trường Phong (ông chủ là Vũ Văn Diệp – một trong những DN lớn sản xuất thép tại Thái Bình). Với những thách thức và khó khăn đó các DNNVV tại Thái Bình càng khó tiếp cận được nguồn vốn, ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động sản xuất kinh doanh.

3.2. GIẢI PHÁP TĂNG KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VỐN KINH DOANH ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở TỈNH THÁI BÌNH VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở TỈNH THÁI BÌNH

3.2.1. Giải pháp về huy động nguồn vốn chủ sở hữu

Các DNNVV cần nghiên cứu lựa chọn mô hình tổ chức doanh nghiệp cho phù hợp. Hiện tại, DNNVV tồn tại dưới nhiều hình thức như: công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, hộ kinh tế cá thể… Mặt khác, các DNNVV cần phải đánh giá hiệu quả huy động và sử dụng vốn bằng các chỉ tiêu tài chính. Hiệu quả huy động vốn thể hiện ở việc sử dụng các tài sản

22

của doanh nghiệp đã hợp lý hay chưa (Tài sản lưu động: quản lý dự trữ, tồn kho, tiền mặt; Tài sản cố định: khấu hao tài sản cố định, quỹ khấu hao và lựa chọn phương pháp khấu hao thích hợp). Thông qua đó đưa ra các biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn như:

- Đổi mới phương thức thanh toán, đẩy mạnh sản xuất, tăng khả năng tiêu thụ để rút ngắn số vòng quay của vốn lưu động.

- Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, huy động từ người thân, bạn bè. - Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường, tiếp thị, quảng cáo. Phải tìm hiểu phong tục, tập quán, đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng để thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm nhanh hơn, hiệu quả hơn.

Trước tiên, doanh nghiệp nên lập kế hoạch doanh thu tiêu thụ sản phẩm. Sau khi đã có đầy đủ kế hoạch doanh thu, lợi nhuận thì có thể xác định nhu cầu vốn lưu động trong năm kế hoạch (có thể dựa trên rất nhiều phương pháp: trực tiếp, gián tiếp, tỷ lệ % trên doanh thu) theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu như sau:

Bước 1: Căn cứ vào số liệu trên bảng cân đối kế toán của năm trước liền

kề, tính số bình quân của các chỉ tiêu.

Bước 2: Xác định trong số các chỉ tiêu tính bình quân ở bước 1 thì chỉ

tiêu nào có liên quan trực tiếp đến doanh thu và tính tỷ lệ % trên doanh thu của từng chỉ tiêu. Thông thường gồm các chỉ tiêu sau: Tiền, nợ phải thu, hàng tồn kho, phải trả người bán, phải trả cán bộ công nhân viên, thuế và các khoản phải nộp nhà nước..)

Bước 3: Dùng tỷ lệ % đó để ước tính nhu cầu vốn kinh doanh cho năm kế

hoạch theo nguyên tắc: Tỷ lệ % ở phần tài sản cho biết muốn tạo ra 1 đồng doanh thu ở năm kế hoạch thì ta cần bao nhiêu đồng vốn đầu tư vào TSLĐ; Tỷ lệ % của bên nguồn vốn cho biết khi tạo ra 1 đồng doanh thu năm kế hoạch thì ta chiếm dụng được bao nhiêu đồng vốn. Chênh lệch của 2 tỷ lệ này cho biết để đạt được doanh thu như kế hoạch thì ta cần thêm bao nhiêu đồng vốn lưu động.

Tổng hợp của các yếu tố này chính là nhu cầu vốn lưu động cho năm kế hoạch.

Bước 4: Xác định nguồn tài trợ: Việc này thì cần phải căn cứ vào việc

phân phối lợi nhuận của năm kế hoạch. Nhưng trước hết phần thiếu sẽ được bổ sung từ lợi nhuận để lại sau đó là nguồn huy động khác từ bên ngoài.

23

ứng vốn

Về phía doanh nghiệp nhỏ và vừa:

- Nâng cao trình độ, năng lực tổ chức, quản lý doanh nghiệp và chuyên môn về tài chính doanh nghiệp, đào tạo cho cán bộ nhân viên có khả năng thành lập được những kế hoạch kinh doanh có tính khả thi để thuyết phục các ngân hàng cho vay vốn.

- Hoàn thiện về sổ sách, chế độ kế toán và minh bạch tài chính

Về phía ngân hàng thương mại:

- Về tài sản đảm bảo: Hiện nay, rào cản lớn nhất làm cho DNNVV khó huy động vốn từ ngân hàng chính là do điều kiện tài sản thế chấp mà ngân hàng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đưa ra khi quyết định cho vay. Do đó, xem xét và nới lỏng yêu cầu này sẽ góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nhận được tài trợ từ ngân hàng.

- Chính sách lãi suất

- Góp vốn đầu tư, liên doanh, liên kết với DNNVV

Về phía Nhà nước:

- Cần đổi mới thể chế về vốn.

- Đổi mới thể chế cho vay của các ngân hàng thương mại.

- Giúp cho các ngân hàng có thêm điều kiện cung ứng vốn cho DNNVV,

Nhà nước nên có chính sách ưu đãi về lãi suất tái cấp vốn cho các ngân hàng thương mại phục vụ tốt cho DNNVV, các ngân hàng có tỷ lệ dư nợ cao đối với khu vực DNNVV.

- Ban hành các chính sách khuyến khích cho ngân hàng, các tổ chức cung

ứng vốn khác trong các hoạt động của mình như miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, cho phép các tổ chức được huy động vốn từ các nguồn vốn trong và ngoài nước, cải cách thủ tục hành chính, pháp lý để thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này.

- Nhà nước hỗ trợ đào tạo cho doanh nghiệp có khả năng thành lập được

những kế hoạch kinh doanh có tính khả thi để thuyết phục các ngân hàng cho vay vốn; khuyến khích các doanh nghiệp cùng góp vốn hình thành các quỹ tự

giúp nhau.

Về phía UBND tỉnh Thái Bình

24

- Rà soát, điều tra, tổng hợp, phân loại, cung cấp thông tin về khối doanh

nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thái Bình theo tiêu chí tại Nghị định 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ;

- Xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho các

doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Hàng năm UBND tỉnh có kế hoạch cụ thể về việc dành tỷ lệ nhất định

cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện các hợp đồng hoặc đơn đặt hàng để

cung cấp một số hàng hoá, dịch vụ công; xây dựng kế hoạch xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách và các điều kiện khác để

các Hiệp hội doanh nghiệp (nhất là Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa) của tỉnh thành lập đơn vị trực thuộc - đó là đơn vị đầu mối tham mưu, trợ giúp cho Hiệp hội về trợ giúp doanh nghiệp phát triển.

- Thường xuyên tổ chức các cuộc gặp mặt, đối thoại giữa UBND tỉnh, các

cấp các ngành với các doanh nghiệp: hàng năm tổ chức các cuộc gặp mặt, đối thoại với doanh nghiệp nhằm trao đổi thông tin, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa; tuyên dương, khen thưởng các doanh nghiệp có thành tích xuất sắc trong kinh doanh, có sáng tạo trong thiết kế mẫu mã và truyền dạy nghề.

3.2.3. Giải pháp về huy động vốn tín dụng thương mại

Mua bán trả chậm hoặc trả góp là đặc điểm chung của hầu hết các hợp đồng mua bán của các DNNVV. Doanh nghiệp tìm mọi cách để có thể sử dụng vốn của khách hàng một cách lâu nhất có thể. Điều này thể hiện trong việc thoả thuận điều khoản thanh toán. Người bán thì cố gắng thu tiền bán hàng sớm nhất có thể, ngược lại người mua lại cố gắng để được chậm thanh toán càng lâu càng tốt. Tín dụng thương mại là biện pháp hữu hiệu giúp các DNNVV ở Thái Bình có thể giải quyết một phần nào đó về vốn. Tín dụng thương mại cũng giữ vị trí quan trọng trong hoạt động thương mại giữa các doanh nghiệp, thông qua tín dụng thương mại các DN có sự hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau về vốn.

3.2.4. Một số giải pháp hỗ trợ khác

- Thành lập các quỹ hỗ trợ và phát triển DNNVV - Tăng cường vai trò của Hiệp hội DNNVV (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

25

KẾT LUẬN

Thực trạng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Thái Bình thời gian vừa qua đã có chuyển biến vượt bậc về số lượng, khẳng định được vị thế và vai trò của mình đối với nền kinh tế. Những đóng góp tích cực được ghi nhận là: Đóng góp lớn vào GDP của cả nước nói chung và của tỉnh Thái Bình nói riêng, góp phần giải phóng sức sản xuất và huy động vốn rộng lớn trong xã hội, tạo vai trò lưu thông hàng hóa. Nhưng có lẽ đóng góp lớn nhất là làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng xuất khẩu hàng hóa, nhất là hàng nông sản, thủy hải sản, thủ công mỹ nghệ giúp phát triển kinh tế nông nghiệp và giải quyết việc làm trong tỉnh thời gian vừa qua. Tuy nhiên trong phát triển, các doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh cũng gặp không ít khó khăn về môi trường cơ chế chính sách, về cơ sở vật chất,… và đặc biệt là khả năng huy động nguồn vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh trước tình hình kinh tế hiện nay. Đây là một bài toán khó cho cả doanh nghiệp nhỏ và vừa, ngân hàng thương mại, Nhà nước và UBND tỉnh Thái Bình.

Luận văn đã hệ thống hoá và làm rõ thêm những vấn đề lý luận về huy động vốn kinh doanh cho DNNVV, những vấn đề lý luận cơ bản về phạm trù vốn và các phương thức huy động vốn. Từ đó, luận văn đã làm rõ vai trò của vốn đối với sự phát triển của DNNVV.

Phân tích thực trạng và nhu cầu huy động vốn kinh doanh cho DNNVV, nghiên cứu tình hình kinh tế xã hội ở tỉnh Thái Bình, luận văn đã nhận biết được những khó khăn, khúc mắc của DNNVV trong hoạt động huy động vốn.

Từ việc phân tích thực trạng huy động vốn của DNNVV ở tỉnh Thái Bình, luận văn đề xuất được những kiến nghị nhằm giúp các DNNVV ở Thái Bình có thể giải quyết được những khó khăn về vốn.

Luận văn đã thực hiện được các mục tiêu và nhiệm đặt ra. Tuy nhiên, vấn đề nghiên cứu của luận văn khá rộng và phức tạp, do giới hạn về dung lượng của luận văn thạc sỹ và trình độ của tác giả nên còn một số vấn đề có liên quan cần được nghiên cứu sâu hơn ở những công trình sau. Để hoàn thiện hơn về lý luận, Kính mong nhận được sự góp ý của Quý Thầy Cô để người thực hiện có thể học hỏi nhiều hơn trong lĩnh vực nghiên cứu./.

Một phần của tài liệu huy động vốn kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh thái bình (Trang 26 - 31)