Hợp chất puerarin

Một phần của tài liệu Luận án nghiên cứu công nghệ tổng hợp phức chất puerarin maltose bằng enzyme maltogenic amylase và ứng dụng sản xuất nước uống lên men chức năng từ sắn dây và dứa (Trang 28 - 30)

CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Nguyên liệu sắn dây

2.1.5. Hợp chất puerarin

Puerarin là hợp chất isoflavone C-glucoside từ sắn dây và chiếm tỷ lệ cao nhất trong sắn dây (nhiều nhất là ở rễ), được xem như là một thành phần chính trong isoflavone của sắn dây, nhờ hợp chất này mà sắn dây trở thành một loại thực phẩm có giá trị đáng kể vì người ta đã chứng minh được vai trò quan trọng của puerarin trong việc ngăn ngừa và điều trị bệnh (Bảng 2.4 và Hình 2.5).

Bảng 2.4: Đặc điểm của puerarin

STT Puerarin

1 Tên gọi khác 8-D-glucopyranosyl-7-hydroxy-3-(4-hydroxy phenyl)- 4H-1-benzopyran-4-one

2 Công thức phân tử C21H20O9

3 Khối lượng phân tử 416,38 g/mol

4 Nhiệt độ sôi 234 - 236oC

5 Điều kiện chuẩn 25oC, 100kPa

(Nguồn: Liu et al., 2012)

Hình 2.5: Cấu trúc hóa học của puerarin

(Nguồn: Liu et al., 2012)

Puerarin là hợp chất isoflavone rất dồi dào trong sắn dây và có rất nhiều tác dụng tích cực trong việc phịng ngừa và trị bệnh. Các nghiên cứu về puerarin trích từ sắn dây cho thấy những tác dụng đặc biệt của puerarin là làm giảm hoạt tính renin trong huyết tương, độ thẩm thấu của mao quản, độ kết tụ của tiểu cầu. Puerarin làm hạ được huyết áp (15%) ở động vật thử nghiệm. Puerarin còn có tác dụng hạ đường trong máu, hạ cholesterol.

Tác dụng trên hệ tim mạch: giúp làm nở động mạch tim, tăng máu về não và

giảm sự tiêu hao oxy ở tim nên giúp chống thiếu máu cơ tim, chống rối loạn nhịp tim (Báo khoa học phổ thông, 2004).

Tác dụng đối với các cơn đau thắt ngực: nhiều nghiên cứu đã cho thấy puerarin

rất hiệu quả trong việc điều trị các cơn đau thắt ngực. Ở Trung Quốc puerarin trong tĩnh mạch được sử dụng nhằm làm giảm các nhu cầu về nitroglycerin-một loại thuốc chuyên trị các cơn đau thắt ngực, giúp làm giảm tần suất tấn công của các cơn đau cho những

Tác dụng chống oxy hóa: puerarin và các glucoside của nó như daidzein, daidzin,

gennistein ... đều có tác dụng chống oxy hóa. Chúng làm giảm đáng kể q trình oxy hóa các lipoprotein tỷ trọng thấp trong máu do đó giúp ngăn ngừa chứng xơ vữa động mạch. Hơn nữa nhờ hoạt tính chống oxy hóa, chúng giúp bảo vệ các tế bào bình thường khỏi bị hư hại bởi sự tấn công của các chất gây ung thư.

Tác dụng giải say rượu, giải nhiễm độc do rượu gây ra: đây là tác dụng đang

được nhiều nhà khoa học quan tâm và được nghiên cứu khá rộng rãi. Không chỉ ở Trung Quốc, các nhà khoa học phương Tây cũng đã nghiên cứu sâu sắc về những tác dụng trên của sắn dây và kết quả đã chỉ ra rằng chiết xuất từ sắn dây đã làm giảm hấp thu cồn trong những người uống nhiều rượu (Penetar et al., 2011).

Có lẽ những khả năng của sắn dây cịn vượt qua cả những gì đã được nghiên cứu ở trên và hiện nay sắn dây vẫn là một trong những loại thực phẩm đang được tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu ở nhiều nước. Các tài liệu Đơng y cổ của Trung Quốc cịn cho rằng các loại thuốc có chứa sắn dây cịn dùng để chữa cả bệnh hiểm nghèo, do đó có thể thấy đây là một loại thực phẩm vơ cùng q giá trong việc bảo vệ sức khỏe của con người.

Tuy nhiên, puerarin ít hịa tan trong nước (11 mM ở 25°C) (Wang & Cheng, 2005), chính điều này đã ngăn cản ứng dụng của puerarin trong dược phẩm và thực phẩm. Li

et al., 2004 đã xác định cấu trúc hai hợp chất chuyển hóa của puerarin là α-D-glucosyl-

(1-6)-puerarin và α-D-maltosyl-(1-6)-puerarin với độ hòa tan tương ứng cao hơn 14 và 168 lần so với puerarin chuẩn. Có nhiều cách để cải thiện độ hịa tan của puerarin:

‒ Phương pháp hóa học và enzyme (Bertrand et al., 2006; Jiang et al., 2008) ‒ Dùng vi màng bao từ polyme tự nhiên hoặc tổng hợp (Sansone et al., 2001;

Oidtmann et al., 2012 )

‒ Tạo nhũ tương (Quan et al., 2007)

‒ Điều chế các dẫn xuất (Li et al., 2004; Ye et al., 2007, Jiang et al., 2008)

Zhong et al., 2010 đã xác định hàm lượng puerarin trong sắn dây từ các vùng trồng khác nhau, kết quả được thể hiện trong Bảng 2.5.

Bảng 2.5: Hàm lượng puerarin (%) trong sắn dây từ các vùng trồng khác nhau

Vùng trồng Puerarin (%) Vùng trồng Puerarin (%) Jinan 2,81 Changsha 2,81 Yidu 4,61 Ankang 4,28 Dezhou 2,02 Zhenping 7,78 Youyang 6,57 Anhui 2,90 Guzhang 3,97 Shandong 3,00 Hubei 2,22 Shanxi 2,90 Guizhou 3,44 Hubei 1,50 P. thomsonii: Guangxi 0,61

Bảng 2.6 trình bày hàm lượng puerarin và daidzin trong rễ và thân của sắn dây. Nhiều thử nghiệm đã được thực hiện để xác định puerarin trong sắn dây và các chế phẩm thuốc của sắn dây, như sử dụng quang phổ hồng ngoại (UV) (Liang et al., 1991), sắc ký lỏng cao áp với đầu dò UV (HPLC-UV) (Li & Huang, 1995; Yu et al., 2002; Yan et al., 2006) và sắc ký lỏng khối phổ (LC-MS) (Prasain et al., 2007). Xác định puerarin và các thành phần hoạt tính sinh học khác từ sắn dây hoặc các chế phẩm thuốc của sắn dây đã được thực hiện bằng cách sử dụng điện di mao quản với đầu dò tia UV (Huang & Hsieh, 1997, Wang et al., 1998), quang phổ gần hồng ngoại (NIRS) (Lau et al., 2009) và HPLC-

UV (Cherdshewasart et al., 2007; Zhou et al., 2007). Một phương pháp khác dùng xác định puerarin là sử dụng HPLC với đầu dò huỳnh quang được phát triển để cải thiện độ nhạy cảm (Wu et al., 2005; Wang et al., 2007).

Bảng 2.6: Hàm lượng puerarin và daidzin (%) trong rễ và thân của sắn dây

Loài sắn dây P. omeiensis P. phaseoloides P. lobata P. montana P. thomsonti P. edulis Puerarin Rễ 2,30 0,74 3,52 0,51 5,03 0,94 Thân 1,49 0,50 0,65 0,08 1,03 0,43 Daidzin Rễ 0,49 0,18 0,63 0,57 1,04 0,22 Thân 0,30 0,11 0,54 0,11 0,33 0,14

(Nguồn: Liang et al., 1991)

Một phần của tài liệu Luận án nghiên cứu công nghệ tổng hợp phức chất puerarin maltose bằng enzyme maltogenic amylase và ứng dụng sản xuất nước uống lên men chức năng từ sắn dây và dứa (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)