Các phương thức huy động vốn

Một phần của tài liệu phân tích khả năng huy động và sử dụng vốn của ngân hàng (Trang 48 - 104)

4.1.2.1 Tiền gửi thanh toán:

Tiền gửi thanh toán ở Ngân hàng chủ yếu là các tổ chức kinh tế. Do yêu cầu trong sản xuất kinh doanh cũng như thấy rõ được những tiện ích từ các sản phẩm, dịch vụ nên ngày càng có nhiều doanh nghiệp giao dịch thường xuyên với Ngân hàng.

Bảng 03: TÌNH HÌNH TIỀN GỬI THANH TOÁN QUA 3 NĂM.

( Đợn vị tính: Triệu đồng)

Chỉ tiêu

2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007

Số

tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

1.TG K KH 2.451 70,03 2.174 12,66 3.914 26,45 -277 -11,3 1.740 80,04

2.TG có KH 3.500 29,97 15.000 87,34 11.000 73,55 11.500 328,57 -4000 -26,67

Tổng cộng: 5.951 100 17.174 100 14.914 100 11.223 188,59 -2.260 -13,16

( Nguồn: Phòng kế toán OCB Tây Đô)

Với phương châm “khách hàng là thượng đế”, Ngân hàng luôn đáp ứng tốt nhất trong khả năng của mình mọi nhu cầu của khách hàng. Kết quả là tiền gửi thanh toán năm 2007 là 17.174 triệu đồng, tăng 11.223 triệu đồng, tương ứng 188,59 % so với năm 2006. Năm 2008 là 14.914 triệu đồng, giảm 2.260 triệu đồng, tương đương 13,16 % so với năm 2007.

a) Tiền gửi thanh toán không kỳ hạn:

Đây là khoản tiền nhàn rỗi của các cá nhân, doanh nghiệp, là khoản tiền mà người gửi có thể rút ra bất kỳ thời gian nào mà không cần thông báo trước. Mục đích của loại tiền gửi này đối với các doanh nghiệp là nhằm đảm bảo an toàn về tài sản, thực hiện các khoản chi trả trong hoạt động sản xuất kinh doanh, chi trả lương cho nhân viên của doanh nghiệp, đồng thời hạn chế được chi phí tổ chức thanh toán, bảo quản tiền và vận chuyển tiền. Nắm rõ được những lợi ích đó nên số lượng doanh nghiệp gửi tiền càng tăng lên. Năm 2006, loại tiền gửi này huy động được 2.451 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 70.03 % trong tổng số tiền gửi thanh toán, năm 2007 là 2.174 triệu, giảm 277 triệu đồng, tức 11,3 % so với năm 2006. Sang năm 2008 là 3.914 triệu đồng, tăng 1.740 triệu tức là 80,04 % so với năm 2007.

Sự gia tăng đáng kể của tiền gửi thanh toán không kỳ hạn là do Ngân hàng tiến hành hiện đại hoá trên mọi phương diện. Và việc giao dịch một cửa đã phát huy tính ưu việt như tạo cho khách hàng sự thoải mái, nhanh chóng, chính xác khi giao dịch với Ngân hàng. Mặc khác, Ngân hàng đã áp dụng nhiều chính sách như: tặng quà khuyến mãi…

b) Tiền gửi thanh toán có kỳ hạn:

Do nguồn vốn nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế chỉ là tạm thời, là sự dự trữ để chờ cơ hội đầu tư nên các doanh nghiệp thường gửi tiền theo loại tiền gửi không kỳ hạn. Nhưng tỷ lệ tiền gửi thanh toán có kỳ hạn chiếm một phần tương đối trong các loại tiền gửi. Và loại này chủ yếu là tiền gửi của doanh nghiệp. Lượng tiền gửi có kỳ hạn năm 2006 là 3.500 triệu đồng. Sang năm 2007 thì có sự tăng trưởng mạnh mẽ, Ngân hàng đã huy động được 15.000 triệu đồng, tăng 328,57 % so với năm 2006. Năm 2008, tiền gửi này đã giảm xuống còn 11.000 triệu đồng, tương đương 26,67 % so với năm 2007.

Nguyên nhân là tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động. Và tình hình trong nước cũng không ổn định, giá xăng dầu tăng cao, giá các mặc hàng nông sản cũng vùn vụt tăng nhanh làm cho người dân hoang man. Để an toàn và chờ tình hình mới sáng sủa hơn, số lượng doanh nghiệp gửi tiền vào Ngân hàng năm 2007 tăng. Năm 2008 thì tình hình kinh tế diễn ra cũng phức tạp theo những chiều hướng mới, người dân lo sợ đồng tiền mất giá nên các khách hàng có tài khoản tiền gửi bằng ngoại tệ đã rút để mua vàng cất giữ. Loại tiền gửi thanh toán có kỳ hạn ít được khách hàng quan tâm tới và có tỷ lệ tiền gửi thấp do lãi suất không hấp dẫn bằng tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Mặc dù tăng qua các năm nhưng doanh số chưa cao, vì vậy Ngân hàng chú trọng hơn vào loại tiền gửi này bằng cách sử dụng những hình thức huy động vốn hấp dẫn hơn như khuyến mãi, tăng lãi suất.

4.1.2.2 Tiền gửi tiết kiệm:

Tiền gửi tiết kiệm luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động, và cũng là loại tiền mà Ngân hàng dành nhiều “ưu ái” nhất. Đây là lượng tiền nhàn rỗi của dân chúng, các đơn vị kinh tế nhằm mục đích chính là hưởng phần lãi suất mà Ngân hàng trả cho khách hàng khi gửi tiền. Thời hạn càng cố định, thời gian càng dài thì lãi suất thu được càng cao, nên hầu hết khách hàng

đều thích gửi tiền có kỳ hạn để phòng ngừa những rủi ro khách quan xảy ra. Nguyên nhân của sự chênh lệch đó là do các khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn tạo ra nguồn vốn ổn định cho Ngân hàng hoạt động, còn tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn thì ngược lại, nó sẽ làm nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng không ổn định vì khách hàng có thể rút tiền bất kỳ lúc nào họ cần. Vì vậy, để thu hút khách hàng gửi tiền có kỳ hạn, tạo tiền đề cho sự hoạt động của Ngân hàng thì đòi hỏi các Ngân hàng phải để lãi suất tiền gửi không kỳ hạn thấp hơn tiền gửi có kỳ hạn.

Bảng 04: TÌNH HÌNH TIỀN GỬI TIẾT KIỆM QUA 3 NĂM 2006 – 2008.

( Đơn vị tính: Triệu đồng)

Chỉ tiêu

2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

1.TG K KH 1.570 1,12 2.031 1,15 2.941 1,26 461 29,36 910 44,81

2.TG có KH 138.802 98,88 174.522 98,85 230.568 98,74 35.720 25,73 56.046 32,11

Tổng cộng: 140.372 100 176.553 100 233.509 100 36.181 25,78 56.956 32,26

( Nguồn: Phòng kế toán OCB Tây Đô)

a ) Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn:

Mục đích của khách hàng gửi tiền tiết kiệm không kỳ hạn là nhằm sinh lợi cho số tiền tạm thời nhàn rỗi. Xét về cơ cấu, loại tiền gửi này luôn chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn vốn. Qua 3 năm, phương thức huy động này tăng nhẹ. Cụ thể năm 2006, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn là 1.570 triệu đồng, chiếm 1,12 % tổng tiền gửi tiết kiệm. Sang năm 2007 tăng lên 461 triệu đồng tương đương 29,36 % so với năm 2006. Đến năm 2008 thì lượng tiền gửi này tiếp tục tăng là 2.941 triệu đồng, tăng 44,81% so năm trước đó. Nguyên nhân là do loại tiền này mang lại cho khách hàng lãi không cao, nên nếu họ có vốn nhàn rỗi tạm thời thì họ gửi hình thức tiền gửi thanh toán không kỳ hạn như sử dụng thẻ để thuận tiện hơn trong việc rút tiền.

b) Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn:

Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn xác định thời gian hoàn trả cho khách hàng nên nó tạo ra nguồn vốn ổn định cho Ngân hàng, và Ngân hàng có thể chủ động đầu tư cho vay trung và dài hạn. Nắm được lợi thế của loại tiền gửi này, OCB Tây Đô luôn dùng những hình thức huy động tốt nhất nhằm làm tăng nguồn vốn cho mình. Năm 2006, tiền gửi là 138.802 triệu đồng, sang năm 2007 là 174.522 triệu đồng, tăng 35.720 triệu đồng tương đương 25,73%. Đến năm 2008 thì có sự tăng

trưởng vượt bậc từ những nguyên nhân trên là 230.568 triệu đồng, tăng 56.046 triệu đồng so với năm 2007.

Để có những kết quả đó, các chương trình tiết kiệm có dự thưởng được Ngân hàng áp dụng liên tục, chủ yếu huy động các loại tiền gửi ngắn hạn và đây cũng là loại tiền gửi mà khách hàng ưa chuộng nhất nhằm giảm rủi ro, nhất là khi khách hàng gửi tiền bằng ngoại tệ. Thêm vào đó, chi nhánh luôn theo sát diễn biến tình hình huy động vốn trên địa bàn, nhằm điều chỉnh mức lãi suất phù hợp, hấp dẫn, chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp. Hơn nữa, sự nhận thức về vai trò quan trọng của Ngân hàng ngày càng được người dân quan tâm và tiếp cận. Do vậy Ngân hàng đã thu hút ngày càng nhiều lượng nguồn vốn nhàn rỗi của dân chúng.

4.1.2.3 Vốn huy động từ tổ chức tín dụng:

Tiền gửi của các tổ chức tín dụng nhằm mục đích đảm bảo nhu cầu chuyển tiền dịch vụ, thanh toán liên hàng…Mỗi Ngân hàng phải có tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước, kho bạc Nhà nước và một số tổ chức tín dụng khác, nhằm để thực hiện các khoản thanh toán, chuyển tiền, chi trả (thông qua các dịch vụ chi hộ, thu hộ, uỷ nhiệm chi, séc …) cho khách hàng ở Ngân hàng khác. Đây cũng là khoản tiền gửi tạm thời của các Ngân hàng bạn khi phát sinh tình trạng thừa vốn, và nếu khách hàng cần vay thì số vốn này sẽ được điều chuyển về đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Bảng 05: TÌNH HÌNH TIỀN GỬI CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG QUA 3 NĂM 2006 – 2008.

( Đơn vị tính: Triệu đồng)

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %

TG của TCTD 3.199 25.053 70.768 21.854 683,15 45.715 182,47

( Nguồn: Phòng kế toán OCB Tây Đô)

Từ bảng số liệu qua 3 năm, ta thấy tình hình tiền gửi của các tổ chức tín dụng có sự biến động. Năm 2006 là 3.199 triệu đồng, sang năm 2007 là 25.053 triệu đồng, tăng 683,15%. Năm 2008 là 70.768 triệu đồng, tăng 182,47% so với năm 2007. Nguyên nhân là do năm 2007 tình hình kinh tế chính trị thế giới và khu vực biến động khá phức tạp nên việc gửi tiền để đảm bảo khả năng thanh

toán cho khách hàng ở các tổ chức tín dụng tăng. Năm 2008, mối quan hệ của OCB Tây Đô được mở rộng ra với các ngân hàng cho nên lượng tiền gửi của các TCTD năm 2008 tăng lên đáng kể.

Nhận xét chung ta thấy lượng tiền gửi của các TCTD vào OCB Tây Đô còn thấp. Vì việc huy động từ các tổ chức tín dụng có lãi suất cao hơn huy động từ dân chúng nên việc hạn chế loại tiền gửi này cũng là một điều tốt. Nhưng qua 3 năm thì số lượng TCTD có quan hệ tài khoản tại Ngân hàng cũng tương đối cao. Vì vậy bên cạnh đầu tư phát triển các sản phẩm, dịch vụ thì mở rộng mối quan hệ với các khách hàng là các tổ chức tín dụng cũng vô cùng cần thiết. Đó là một trong những mục tiêu hướng tới sự phát triển bền vững của Ngân hàng.

4.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình huy động vốn.

4.1.3.1 Tỷ trọng của từng phương thức huy động trên tổng vốn huy động.

Nguồn vốn huy động của Ngân hàng OCB Tây Đô rất đa dạng, huy động từ nhiều nguồn khác nhau: từ các tổ chức kinh tế, từ tiền gửi tiết kiệm của dân cư… Cơ cấu vốn huy động thay đổi rất linh hoạt, nó phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh của Ngân hàng trong từng thời kỳ nhất định. Qua phân tích ở trên ta thấy nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi từ các TCTD luôn chiếm tỷ trọng cao, còn vốn huy động từ tiền gửi thanh toán không ổn định và chiếm tỷ lệ khá nhỏ.

Bảng 06: TỶ TRỌNG CỦA TỪNG PHƯƠNG THỨC HUY ĐỘNG TRÊN TỔNG VỐN HUY ĐỘNG.

( Đơn vị tính: Triệu đồng)

Chỉ tiêu 2006 2007 2008

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

1. TG thanh toán 5.951 3,98 17.174 7,85 14.914 4,67 + TG không KH 2.451 1,64 2.174 0,99 3.914 1,23 + TG có kỳ hạn 3.500 2,34 15.000 6,86 11.000 3,44 2. TG tiết kiệm 140.372 93,88 176.553 80,70 233.509 73,16 + TG không kỳ hạn 1.570 1,05 2.031 0,93 2.941 0,92 + TG có kỳ hạn 138.802 92,83 174.522 79,77 230.568 72,24 3. TG của TCTD 3.199 2,14 25.053 11,45 70.768 22,17 Tổng nguồn vốn HĐ 149.522 100 218.780 100 319.191 100

GVHD: Hồ Hồng Liên 38 SVTH: Nguyễn Thị Tươi 38 T ri ệu đ ồn g

( Nguồn: Phòng kế toán OCB Tây Đô)

250.000 233.509 200.000 176.553 150.000 140.372 100.000 70.768 50.000 0.000 5.951 3.199 25.053 17.174 14.914

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1. TG thanh toán 2. TG tiết kiệm 3. TG của TCTD

Hình 04: ĐỒ THỊ BIỂU THỊ CÁC PHƯƠNG THỨC HUY ĐỘNG VỐN QUA 3 NĂM 2006 – 2008.

+ Tiền gửi tiết kiệm: Qua 3 năm, tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm chiếm nhiều nhất trong tổng nguồn vốn huy động và có xu hướng tăng cao. Năm 2006, loại tiền gửi này huy động được 140.372 triệu đồng, chiếm 93,88% tổng vốn huy động. Sang năm 2007 tăng lên 176.553 triệu đồng nhưng chiếm 80,70% do tỷ trọng tiền gửi từ TCTD tăng cao hơn. Năm 2008 là 233.509 triệu đồng. Trong đó tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ lệ cao hơn tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn. Nguyên nhân chủ yếu là đời sống của một số người dân ngày càng tăng, họ đã có “của ăn của để” cũng như ngày càng tin tưởng ở Ngân hàng với hàng loạt các chương trình tiết kiệm có dự thưởng hấp dẫn. Lựa chọn hình thức gửi tiết kiệm vào Ngân hàng là an toàn nhất. Tuy nhiên, dân chúng nhìn chung vẫn chưa quen lắm với hình thức tích luỹ tiền qua Ngân hàng. Ngân hàng cần đầu tư hơn nữa đến công tác tiếp thị, quảng bá Ngân hàng mình cũng như mở nhiều phòng giao dịch hơn để gần gũi với dân hơn.

+ Tiền gửi thanh toán: Tiền gửi thanh toán cũng là một thế mạnh của Ngân hàng. Tuy tỷ trọng không chiếm tỷ lệ cao như tiền gửi tiết kiệm nhưng nó lại hứa hẹn một tương lai rất sáng sủa vì số lượng doanh nghiệp giao dịch và gửi tiền

dùng để thanh toán ngày càng cao. Bên cạnh đó số lượng khách hàng sử dụng thẻ thanh toán nội địa và thanh toán quốc tế cũng tăng mạnh. Số liệu qua 3 năm cho ta thấy tiền gửi thanh toán vẫn tăng đều đều và chiếm tỷ trọng cao dần so với tổng vốn huy động. Cũng như với tiền gửi tiết kiệm thì tiền gửi thanh toán có kỳ hạn chiếm tỷ lệ cao hơn tiền gửi thanh toán không kỳ hạn. Năm 2006 tiền gửi thanh toán là 5.951 triệu đồng, chiếm 3,98 % tổng vốn huy động. Năm 2007 là 17.174 triệu đồng, chiếm 7,85 %. Năm 2008 là 14.914 triệu đồng nhưng tỷ trọng chiếm 4,67 % tổng nguồn vốn huy động. Nguyên nhân của sự giảm sụt này như đã phân tích, các chương trình tiết kiệm có dự thưởng ở phương thức tiền gửi tiết kiệm đã thu hút một số lượng lớn khách hàng nên tiền gửi thanh toán có tăng nhưng tỷ lệ thì giảm xuống.

+ Tiền gửi của các tổ chức tín dụng: Tiền gửi của các tổ chức tín dụng cũng chiếm một tỷ lệ khá cao trong tổng nguồn vốn huy động. Cụ thể, năm 2006 là 3.199 triệu đồng chiếm 2,14 % trong tổng vốn huy động. Năm 2007 là 25.053 triệu đồng, chiếm 11,83 %. Sang năm 2008 tỷ trọng lại tiếp tục tăng lên chiếm 22,17% trong tổng nguồn vốn huy động.

Để đánh giá hiệu quả huy động vốn, các chỉ tiêu sau được sử dụng:

4.1.3.2 Vốn huy động / tổng nguồn vốn:

Bảng 07: TỶ TRỌNG VỐN HUY ĐỘNG TRÊN TỔNG NGUỒN VỐN.

Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008

1. Vốn huy động Triệu đồng 149.522 218.780 319.191

2. Tổng nguồn vốn Triệu đồng 295.105 434.417 552.055

Vốn HĐ / Tổng NV % 50,67 50,36 57,82

( Nguồn: Phòng kế toán OCB Tây Đô)

Qua bảng ta nhận xét, tỷ trọng vốn huy động trên tổng nguồn vốn năm 2007 là 50,36%, chỉ giảm lên một lượng rất nhỏ so với năm 2006. Sang năm 2008 thì tỷ trọng này tăng khá cao, vốn huy động đã chiếm 57,82% trên tổng vốn. Đây là bước tăng trưởng khá nhanh của Ngân hàng. Tỷ trọng các năm đã đạt trên 50% trên tổng nguồn vốn, do đó với tốc độ tăng như thế sẽ hứa hẹn một tương lai sáng sủa trong công tác huy động vốn. Phát huy những gì đang có, Ngân hàng cần đẩy mạnh hơn nữa công tác huy động, tăng cường quảng bá tiếp

GVHD: Hồ Hồng Liên 40 SVTH: Nguyễn Thị Tươi

40

thị sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân, giữ vững khách hàng cũ, lôi kéo khách hàng mới từ nền kinh tế để chủ động hơn trong việc sử dụng vốn.

4.1.3.3 Vốn huy động có kỳ hạn / tổng nguồn vốn huy động.

Bảng 08: TỶ TRỌNG VỐN HUY ĐỘNG CÓ KỲ HẠN TRÊN TỔNG NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG. Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008 1. Vốn HĐ có kỳ hạn Triệu đồng 145.501 214.575 312.336

Một phần của tài liệu phân tích khả năng huy động và sử dụng vốn của ngân hàng (Trang 48 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w