5. Đóng Góp Của Đề TLi
3.1. Khống chế vL đẩy lùi lạm phát
Đại hội VI của Đảng tháng 12/1986 đã mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử phát triển đất nước theo kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Sự kiện này cũng kết thúc giai đoạn 10 năm sau khi đất nước thống nhất với nhiều thử nghiệm về cơ chế, chính sách kinh tế và những cuộc cải cách không thành công, vượt qua hai cuộc chiến tranh biên giới tuy thời gian không dài nhưng gây tổn thất về người và của không hề nhỏ, làm nổi lên vấn đề lợi ích dân tộc và việc bảo đảm an ninh đất nước ở một khu vực đầy nhạy cảm trong thế giới đang biến động khó lường trước.
Tuy vậy, từ 1987 đến 1990, cuộc khủng khoảng kinh tế- xã hội vẫn diễn biến đến mức trầm trọng, “cả nước làm không đủ ăn”, lạm phát phi mã, mỗi năm phải nhập khẩu khoảng hai triệu tấn lương thực, toàn bộ xăng dầu, phần lớn sắt thép, phân bón và nguyên liệu.
Từ 1991 đến nay, mặc dù nước ta phải đổi mặt với hai cuộc khủng hoảng khu vực và thế giới, và hiện vẫn còn nhiều vấn đề đã được phát hiện cần giải quyết nhưng đã tăng trưởng với tốc độ cao và thu được những thành tựu quan trọng.
Có thể khẳng định điều này qua một vài số liệu kinh tế tổng hợp. Đó là GDP bình qn đầu người năm 1991 là 188 USD thuộc nhóm thấp nhất, năm 2011 là 1.260 USD, gia nhập nhóm nước có thu nhập trung bình (thấp) của thế giới, năm 2016 là 2.050 USD, bằng 10,9 lần năm 1991.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 1991- 2016 trung bình gần 7%/năm, có 3 năm trên 7%, 7 năm trên 8% và 2 năm trên 9%; có hai giai đoạn 6 năm liên tiếp 1992- 1997 và 2002- 2007 đạt được tốc độ tăng trưởng trên 7%.
Kim ngạch ngoại thương năm 1991 là 5.156,4 triệu USD, trong đó xuất khẩu là 2.087,1 triệu USD, các con số tương ứng năm 2000 là 30.119 triệu USD và 14.482,7 triệu USD, năm 2016 là 333 tỷ USD và 167,83 tỷ USD, bằng 60,38 lần và 80,41 lần năm 1991.
Từ 1991 đến 2016, nước ta đã tiếp nhận được nguồn vốn quốc tế khá lớn, trong đó vốn đầu tư nước ngoài thực hiện khoảng 165 tỷ USD, chiếm khoảng 22% tổng vốn đầu tư xã hội.
Những con số thống kê đã nói rất rõ thành tựu của cơng cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế, làm cho tiềm lực kinh tế của đất nước tăng lên gấp nhiều lần. Chúng ta đã có trên 650 nghìn doanh nghiệp trong nước, hơn 20 nghìn doanh nghiệp FDI, đã xuất hiện những doanh nghiệp được xếp hạng trong khu vực. Một đội ngũ lao động được đào tạo và rèn luyện trong môi trường cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
Những kinh nghiệm tích lũy được trong ba thập niên chuyển hướng theo kinh tế thị trường đã bảo đảm cho chúng ta có thể đưa đất nước tiến lên những nấc thang cao hơn.
3.2 Kinh tế tăng trưởng liên tục, cơ cấu có sự chuyển dịch tích cực
Cùng với tốc độ tăng cao liên tục và khá ổn định của GDP trong những năm gần đây, cơ cấu ngành kinh tế đã có sự thay đổi đáng kể theo hướng tích cực. Tỷ trọng ngành nông nghiệp đã giảm nhanh, tỷ trọng công nghiệp trong GDP tăng nhanh, tỷ trọng dịch vụ chưa có biến động nhiều.
Đến nay, đóng góp vào tăng trưởng của 2 ngành Cơng nghiệp và Dịch vụ chiếm khoảng 90% tăng trưởng tồn ngành kinh tế, cao hơn giai đoạn 2006-2010. Năm 2016, ngành Dịch vụ đóng góp gần 50% vào tăng trưởng theo ngành và cao hơn nhiều so với giai đoạn 2006-2010 với mức đóng góp 40%.
Điều này chứng tỏ xu thế tiến bộ, phù hợp với hướng chuyển dịch cơ cấu trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhằm góp phần nâng cao chất lượng tăng trưởng và củng cố tiềm lực kinh tế đất nước.
Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đã làm thay đổi cơ cấu lao động nước ta theo xu hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Số lao động trong các ngành cơng nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng, trong khi số lao động ngành nông nghiệp ngày càng giảm.
Trong nội bộ cơ cấu kinh tế nơng nghiệp, nơng thơn cũng có sự chuyển dịch ngày càng tích cực. Sự chuyển dịch cơ cấu trong ngành Nơng nghiệp đã tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội nông thôn, mà biểu hiện rõ nhất là thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu hộ nông thôn theo hướng ngày càng tăng thêm các hộ làm công nghiệp, thương mại và dịch vụ, trong khi số hộ làm nông nghiệp thuần túy giảm dần.
Đối với công nghiệp, cơ cấu ngành và cơ cấu sản phẩm đang có sự thay đổi để phù hợp hơn với nhu cầu của thị trường. Ngành Công nghiệp chế biến tăng tỷ trọng, trong khi cơng nghiệp khai thác có chiều hướng giảm.
Cơ cấu ngành kinh tế có sự chuyển dịch tích cực theo hướng mở cửa, hội nhập vào kinh tế toàn cầu, thể hiện ở tỷ lệ xuất khẩu/GDP (xuất khẩu/GDP) ngày càng tăng, nghĩa là hệ số mở cửa ngày càng lớn, từ 47% năm 2001 và lên trên 50% đến năm 2005.
Tổng kim ngạch xuất khẩu 5 năm 2001-2005 đã đạt 111 tỷ USD, tăng bình quân 17,5%/năm (kế hoạch là 16%/năm), khiến cho năm 2005, bình quân kim ngạch xuất khẩu/người đã đạt 390 USD/năm, gấp đôi năm 2000. Đặc biệt, năm 2012 lần đầu tiên xuất khẩu vượt mốc 100 tỷ USD. Việt Nam đã chuyển từ vị thế nhập siêu lớn trong các năm trước sang vị thế xuất siêu.
Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu đạt 132,17 tỷ USD, tăng 15,4% so với năm 2012, tương đương với 17,64 tỷ USD, cao hơn mục tiêu Quốc hội đề ra (tăng 10%), là năm thứ 2 liên tiếp xuất siêu kể từ khi gia nhập WTO. Nhờ đó, trong giai đoạn 2011-2015, xuất khẩu hàng hóa đã đạt tốc độ tăng trưởng cao gấp hơn 3 lần tốc độ tăng trưởng GDP.
Bên cạnh đó, chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế làm thay đổi cơ cấu xuất khẩu theo hướng có lợi, đó là tăng tỷ trọng hàng chế biến có giá trị gia tăng cao (từ 45,1% trong những năm 1996 - 2000 lên 48% trong những năm gần đây, giảm tỷ trọng hàng thô và sơ chế; Tăng tỷ trọng nhóm hàng cơng nghiệp nhẹ và tiểu thủ cơng nghiệp sử dụng nhiều lao động như hàng dệt may, giày dép, sản phẩm gỗ…; giảm tỷ trọng nhóm hàng nơng – lâm – thủy sản (từ 55,2% năm 1990 xuống còn 27,6% năm 2003).
Giai đoạn 1996-2000, mặc dù cùng chịu tác động của khủng hoảng tài chính khu vực (1997-1999), GDP vẫn duy trì bình quân tăng 7,6%/năm. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa thế giới đã tăng gấp hơn 3 lần trong 15 năm từ mức 0,25% năm 2001 lên tới 0,8% năm 2015, đặc biệt là nhóm hàng nơng sản Việt Nam.
Mặc dù tỷ trọng đóng góp cịn ở mức thấp nhưng điều này cho thấy mức độ tham gia ngày càng sâu, rộng của Việt Nam trong chuỗi giá trị thế giới, cải thiện đáng kể vị thế của Việt Nam nói chung và hàng hóa Việt Nam nói riêng.
Hiện nay, sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam có mặt tại trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Các thị trường lớn nhất theo giá trị xuất khẩu giai đoạn 2011-2015 là Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Hồng Kông, Malaysia, các Tiểu vương quốc Ảrập Thống nhất, Anh và Australia.
Các chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo, về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cho các cùng khó khăn, tín dụng cho người nghèo và chính sách hỗ trợ trực tiếp đã mang lại kết quả rõ rệt. Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 17,2% năm 2006 xuống còn 13,1% năm 2008 và năm 2016 cịn khoảng 4,45%...
Có thể nói, q trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau và đã mang lại những hiệu quả nhất định. Chỉ sau 3 năm của thời kỳ phôi thai về kinh tế thị trường (1987-1989), nền kinh tế nước ta đã đạt được tốc độ tăng trưởng khá trong những năm 1990-1997.
Mọi mục tiêu của kế hoạch 5 năm 1991-1995 đều đạt vượt mức khá cao. Giai đoạn 1991-1995, GDP bình qn tăng 8,2%/năm gấp đơi so với 5 năm trước đó. Trong thời kỳ khủng hoảng tài chính tiền tệ ở các nước châu Á, tuy tốc độ tăng trưởng của nước ta có sự giảm sút, nhưng về cơ bản vẫn tránh được “cơn bão” của cuộc khủng hoảng, để sau đó tiếp tục tăng quy mô GDP của đất nước, tăng xuất khẩu, phát triển cơng nghiệp, trở thành một nước có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực và trên thế giới.
3.3. Cân đối của nền kinh tế
Việt Nam là một đất nước bước vào tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế với “hành trang” là một nền sản xuất lạc hậu, khép kín. Dẫu vậy, sau hơn 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, Việt Nam đã thốt ra khỏi tình trạng kém phát triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình với một nền kinh tế thị trường năng động, hội nhập mạnh mẽ, kinh tế tăng trưởng khá cao, liên tục và bao trùm, bảo đảm mọi người dân được hưởng lợi từ quá trình phát triển.
Những thành tựu kinh tế nổi bật
Trong suốt quá trình chuyển mình từ một nền kinh tế lạc hậu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường hiện đại định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đã vươn lên thành một điểm sáng tăng trưởng trong khu vực và trên thế giới với nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Nền kinh tế không chỉ tăng trưởng về quy mô mà chất lượng tăng trưởng cũng được cải thiện, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện đáng kể.
Cụ thể: Tăng trưởng kinh tế đạt tốc độ cao. Sau giai đoạn đầu đổi mới (1986 - 1990), mức tăng trưởng GDP bình quân hằng năm chỉ đạt 4,4%. Giai đoạn 1996 - 2000, tốc độ tăng GDP đạt 7%. Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII đến nay, với sự điều hành quyết liệt và quyết tâm cao của Chính phủ, Việt Nam đã từng bước đổi mới mơ hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, biểu hiện ở việc tốc độ tăng GDP bình quân giai đoạn 2016 - 2019 đạt mức 6,8%, đạt mục tiêu tăng trưởng bình quân 6,5% đến 7% của kế hoạch 5 năm 2016 - 2020. Mặc dù năm 2020, kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 nhưng nền kinh tế vẫn tăng trưởng gần 3%, là một trong những nước hiếm hoi
có tăng trưởng dương trong khu vực và trên thế giới. Quy mô nền kinh tế được mở rộng đáng kể, GDP đạt khoảng 262 tỷ USD vào năm 2019, tăng 18 lần so với năm đầu đổi mới, thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 2.800 USD/người và thuộc các nước có mức thu nhập trung bình trên thế giới. Chất lượng tăng trưởng được nâng cao, năng suất lao động tăng từ 4,3%/năm giai đoạn 2011 - 2015 lên 5,8%/năm giai đoạn 2016 - 2020, đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) bình quân 5 năm 2016 - 2020 đạt khoảng 45,2% (mục tiêu đề ra là 30 đến 35%).
Kinh tế vĩ mô cơ bản được giữ ổn định, các thị trường vận hành thông suốt tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp (DN) tập trung sản xuất, kinh doanh. Tỷ lệ lạm phát dần được kiểm soát từ mức ba chữ số những năm đầu của thời kỳ đổi mới xuống mức mục tiêu 4% trong suốt giai đoạn 2016 - 2020. Các thị trường vốn và tiền tệ có bước phát triển mạnh mẽ, hoạt động thơng suốt và dần ổn định hơn. Tín dụng tăng trưởng tốt, là kênh dẫn vốn quan trọng của nền kinh tế tới các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Thị trường ngoại tệ được quản lý linh hoạt, tình trạng đơ-la hóa giảm dần qua các năm, quỹ dự trữ ngoại hối tăng cao, niềm tin của người dân vào đồng nội tệ được củng cố vững chắc.
Cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng tích cực và phù hợp hơn với mơ hình tăng trưởng kinh tế. Nền kinh tế dịch chuyển theo hướng hiện đại, tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ tăng nhanh, trở thành động lực tăng trưởng chính, trong khi tỷ trọng ngành nơng nghiệp giảm xuống. Không chỉ cơ cấu kinh tế thay đổi mà cơ cấu nội ngành cũng dịch chuyển phù hợp trình độ phát triển của nền kinh tế.
Nhiều động lực tăng trưởng mới được xây dựng bên cạnh khu vực DN nhà nước và khu vực DN có vốn đầu tư nước ngồi. Kinh tế tư nhân phát triển mạnh, số DN thành lập mới tăng nhanh cả về số lượng và vốn đăng ký, làn sóng khởi nghiệp sáng tạo lan tỏa rộng với nhiều mơ hình kinh doanh độc đáo, có hiệu quả. Nguồn nhân lực có kỹ năng, được đào tạo bài bản, có khả năng ứng dụng cơng nghệ cao vào sản xuất, kinh doanh được chú trọng phát triển, tạo tiềm lực phát triển kinh tế hiện đại trên nền tảng khoa học - công nghệ. Hệ thống hạ tầng quốc gia được tập trung nguồn lực xây dựng một cách đồng bộ,
hiện đại, nhất là hạ tầng giao thông và hạ tầng đơ thị lớn. Bộ máy Chính phủ thực hiện tốt vai trị Chính phủ kiến tạo, nỗ lực xóa bỏ nhiều thủ tục hành chính rườm rà, tạo ra mơi trường kinh doanh, đầu tư thuận lợi để tập trung, chuyển hóa nguồn lực từ tất cả các thành phần kinh tế vào phát triển kinh tế - xã hội.
Tiêu dùng nội địa và đầu tư tiếp tục trở thành hai trụ cột quan trọng của nền kinh tế. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trong nước tăng liên tục, riêng giai đoạn 2011 - 2019 tăng trung bình khoảng 12,8%. Với sự phát triển của khoa học - công nghệ, thị trường bán lẻ thay đổi dần từ kênh bán hàng truyền thống sang kênh bán hàng hiện đại, các DN linh hoạt thích ứng sự thay đổi về hành vi mua sắm và thị hiếu của người tiêu dùng, trong đó hình thức mua sắm trực tuyến ngày càng được ưa chuộng. Huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển được đẩy mạnh, đầu tư khu vực ngoài nhà nước tăng nhanh và chất lượng, hiệu quả được cải thiện. Vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2011 - 2020 đạt gần 15 triệu tỷ đồng, tăng bình quân 10,6%/năm. Vốn ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ đạt 20,8% tổng đầu tư xã hội, tập trung cho các cơng trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trọng điểm. Vốn đầu tư của khu vực ngoài nhà nước tăng nhanh từ 36% năm 2010 lên 46% năm 2020. Nhiều tập đoàn, DN tư nhân đã tham gia đầu tư, hoàn thành nhiều cơng trình có ý nghĩa to lớn, nâng cao năng lực cạnh tranh. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng mạnh với nhiều dự án quy mô lớn, công nghệ cao, đem lại nhiều cơ hội hợp tác sản xuất, kinh doanh và chuyển giao công nghệ cho khu vực kinh tế trong nước.
Môi trường kinh doanh trong nước được cải thiện, năng lực cạnh tranh quốc gia được nâng cao. Quyền tự do, bình đẳng trong kinh doanh, tiếp cận cơ hội kinh doanh được cải thiện. Chính phủ tiếp tục nỗ lực đẩy mạnh cải cách hành chính, cắt giảm điều kiện kinh doanh và danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Vị trí xếp hạng mơi trường kinh doanh tồn cầu của Việt Nam tăng từ hạng 88 năm 2010 lên hạng 70 năm 2019. Môi trường cạnh tranh trong nước từng bước được cải thiện, pháp luật về tố tụng cạnh tranh cũng có những bước tiến, tạo tiền đề giải quyết cho nhiều vụ việc. Theo Diễn
đàn Kinh tế thế giới (WEF) công bố trong Báo cáo Năng lực cạnh tranh tồn cầu năm 2019 (The Global Competitiveness Report 2019), thì năm 2019, Viê ‘t Nam đứng vị tríthứ 67 trong số 141 quốc gia và vùng lãnh thổ trong bảng xếp hạng, tăng 10 bâ ‘c sovới năm trước, ở vị trí 77 trong số 135 với hầu hết các chỉ số được cải thiện.
Tăng khả năng chống chịu trước các cú sốc
Với tinh thần Việt Nam là bạn và đối tác với mọi quốc gia trên thế giới, nước ta đã đánh dấu mốc quan trọng đầu tiên trong giai đoạn mở cửa nền kinh tế, hội nhập kinh tế thế