Năng suất sinh khối, thân, hạt cao. Độ ngọt cao.
Dạng thân thẳng dễ cơ giới hóa.
Chống chịu điều kiện bất lợi: thời tiết, khí hậu, đất đai, sâu bệnh hại. Hạt dễ tuốt
Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Vật liệu thí nghiệm
Thí nghiệm được tiến hành với sáu giống lúa miến thuần.
Bảng 3.1: Danh sách các giống và nguồn gốc chọn tạo
- Phân bón, thuốc trừ sâu: phân chuồng, phân urê, lân, kali, vifuran 3G.
- Dụng cụ thí nghiệm: giống, máy cày, máy nước, máy rạch hàng, cuốc, dây, thước, bút, máy đo độ brix.
3.2 Phương pháp nghiên cứu 3.2.1 Điều kiện thí nghiệm
3.2.1.1 Địa điểm thí nghiệm và đặc điểm đất đai
Thí nghiệm được thực hiện tại Trung Tâm Nghiên Cứu Thực Nghiệm Nông Nghiệp Hưng Lộc, xã Tây Hòa, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Đất làm thí nghiệm thuộc loại đất đỏ bazan, chua và nghèo dinh dưỡng. Trên khu đất thí nghiệm có sự hiện diện của các loài thực vật sau: Cỏ chỉ (Cynodon dactylon); Cỏ hôi (Eupatium odoratum); Cây trinh nữ (Mimosa pudica); Dền gai (Amaranthus spinosus L.). Đất có độ cao trung bình và tương đối bằng, độ dốc từ 0,5 - 10.Cỏ dại hiện diện ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa miến đặc biệt là giai đoạn cây con, chúng cạnh tranh về dinh dưỡng, ánh sáng, độ ẩm làm cho sinh trưởng ban đầu của cây lúa miến bị hạn chế. Ở giai đoạn đầu sinh trưởng sinh thực của cây, chúng cạnh STT Tên giống Nguồn gốc Bố mẹ
1 ICB 38 ICRISAT [(BT x 623 x MR 862)B lines bulk]-5-1-3-5 2 PVK 801 ICRISAT PVK801
3 ICSR 9034 ICRISAT IS12611-1-1
4 ICSV 574 ICRISAT SPV422 (GOOD GRAIN 1485)
5 NJ 2 ICRISAT NTJ2
tranh dinh dưỡng làm ảnh hưởng đến năng suất thân, hạt nếu không được chăm sóc kịp thời.
Bảng 3.2: Thành phần cơ giới của đất thí nghiệm
Thành phần Đơn vị tính Đất xám ở Trảng Bom
Cát % 12,0 Thịt % 15,0 Sét % 73,0 pH H2O 4,1 Mùn % 2,81 K2O % 0,041 Ntổng số % 0,11 P2O5 dễ tiêu mg/100g 20,0
Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc.
3.2.1.2 Đặc điểm thời tiết trong thời gian thí nghiệm
Sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa miến có liên quan mật thiết với điều kiện thời tiết khí hậu. Đó là các yếu tố về nhiệt độ, ẩm độ không khí, lượng mưa. Các yếu tố này thuận lợi thì sẽ là điều kiện cơ bản để nâng cao năng suất cây trồng
Số liệu khí hậu thời tiết được cung cấp bởi Trung tâm Khí tượng Thủy văn tỉnh Đồng Nai. Số liệu khí tượng quan trắc gồm có: Lượng mưa (mm), nhiệt độ (0C), ẩm độ (%).
Nhiệt độ trong thời gian thí nghiệm biến động từ 25,10 0C đến 27,00 0C, ẩm độ cao từ 82 – 89 %, tổng lượng mưa 910 mm, lượng mưa cao nhất ở tháng 10/2012 và thấp nhất tháng 12/2011. Điều kiện thời tiết thuận lợi cây lúa miến phát triển.
Bảng 3.3: Tình hình thời tiết, khí hậu tỉnh Đồng Nai 08/2011 – 12/2011.
Tháng Nhiệt độ trung bình (0C) Ẩm độ trung bình (%) Tổng Lượng mưa (mm)
08/2011 27,00 89 197
09/2011 27,00 88 216
10/2011 26,00 89 435
11/2011 25,90 88 43
12/2011 25,10 82 19
Nguồn: Trạm quan trắc khí tượng Long Khánh, Đồng Nai.
- Diện tích ô thí nghiệm: 6 m x 3,6m = 21,6 m2. - Tổng diện tích thí nhiệm: 388,8 m2, chưa kể bảo vệ - Khoảng cách giữa các ô trong cùng lần lặp lại: 0,6 m - Khoảng cách giữa các khối: 1 m.
Rep I Rep II Rep III
Hình 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Trong đó: các số 1; 2; 3; 4; 5; 6 tương ứng với các giống ICSB 38, PVK 801, ICSR 93034, ICSV 574, NTJ 2, Pacific.
REP I: lần lặp lại một REP II: lần lặp lại lần hai.
5 4 6 2 1 3 1 2 5 6 5 4 3 6 2 4 3 1
Hình 3.2: Toàn cảnh khu thí nghiệm 3.2.2.1 Quy trình thực hiện thí nghiệm
− Thời vụ: vụ thu đông
− Ngày xuống giống: 24/8/2011
Chuẩn bị đất: Dọn sạch cỏ dại, tàn dư thực vật, dùng máy cầy sâu 25 – 30cm, phay nhỏ, bừa phẳng. Dùng dây đo và chia thành 3 băng lớn, mổi băng là một lần lặp lại, và chia 06 ô thí nghiệm trên mỗi băng.
3.2.2.2 Kỹ thuật canh tác lúa miến
Áp dụng theo qui trình kỹ thuật của ICRISAT (International Crops Research Institute for the Semi-Arid Tropics) (Nguồn: Rao và ctv, 2008)
Hình 3.3: Chuẩn bị đất thí nghiệm
- Lượng phân (kg/ha): sử dụng 80 kg N, 40 kg P2O5, 40 kg K2O. - Phương pháp bón phân:
+ Bón lót: 1/2N và toàn bộ P2O5.
+ Bón thúc: 1/2 N còn lại ở 30 – 35 ngày sau trồng. K2O bón 45 – 50 ngày sau trồng.
- Sử dụng 20 kg/ha carbofuran 3 %G ở lúc gieo và 12 – 15 kg/ha carbofuran 3 %G ở 40 ngày sau trồng để phòng sâu đục thân.
- Thu hoạch hạt lúc chín sinh lý khi rốn hạt màu đen xuất hiện ở phía dưới của hạt ở 1/2 chùy. Khoảng 40 ngày sau khi ra hoa.
3.2.3 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
Theo dõi các chỉ tiêu theo tiêu chuẩn ICRISAT (tham khảo các chỉ tiêu của Monk và ctv (1984), Jefrey và Koym (1984), Kannababu và Tonapi (2008), Maposa và ctv (2010), Wortmann và ctv (2010)) có số cây lấy mẫu là 10 cây/ô.
* Chỉ tiêu thời gian sinh trưởng
- Số ngày từ trồng đến mọc (75% số cây mọc).
- Ngày ra hoa: ngày từ khi gieo đến 50% số cây ra hoa. Rất sớm: < 56 ngày
Sớm: 56 – 65 ngày Trung bình: 66 -75 ngày Trễ: 76 – 85 ngày
Rất trễ: > 85 ngày
- Ngày chín sinh lý: ngày từ khi gieo đến khi xuất hiện lớp đen ở dưới cụm hoa.
- Số ngày hạt chắc: ngày từ khi ra hoa đến khi chín sinh lý.
Hình 3.5: Giai đoạn vào chắc (giống ICSR 93034)
* Chỉ tiêu hình thái cây lúa miến
- Màu sắc lá mầm: sau khi cây nảy mầm 7 – 8 ngày. Màu vàng xanh, xám tía. - Màu sắc lá, gân lá: quan sát khi cây ở giai đoạn 5 lá. Lá có màu vàng xanh, xám – tía. Gân lá có màu trắng, vàng xanh, xám vàng, xám tía.
- Màu sắc gân lá cờ: có màu vàng hoặc không. Quan sát giai đoạn xuất hiện chùy.
- Xuất hiện râu cờ hay không: giai đoạn ra hoa. - Màu sắc, chiều dài mày: giai đoạn chín sinh lý hạt.
+ Màu sắc mày: xanh trắng, vàng trắng, xám vàng, xám cam, xám đỏ, xám tía. + Chiều dài mày:
Ngắn: bao phủ 50% hạt Trung bình: bao phủ 75% hạt Dài: bao phủ 100% hạt Rất dài: dài hơn hạt
- Chiều cao cây (cm): tính từ gốc đến đỉnh chùy ở giai đoạn chín sinh lý hạt. Rất thấp: < 76 cm
Thấp: 76 – 150 cm
Trung bình: 151 – 225 cm Cao: 226 – 300 cm
Rất cao: > 300 cm
- Đường kính thân (cm): ở điểm thấp hơn 1/3 thân, giai đoạn chín sinh lý. Nhỏ: < 2 cm
Trung bình: 2 – 4 cm Rộng: > 4 cm
- Chiều dài và chiều rộng lá: ở lá thứ 3 từ đỉnh tính xuống (kể cả lá cờ), giai đoạn chín sinh lý. + Chiều dài lá: Ngắn: < 41 cm Trung bình: 41 – 60 cm Dài: 61 – 80 cm Rất dài: >80 cm + Chiều rộng lá: Hẹp: < 4,1 cm Trung bình: 4,1 – 6,0 cm Rộng: 6,1 – 8,0 cm Rất rộng: >8,0 cm
- Chiều dài và chiều rộng chùy (cm): giai đoạn chín sinh lý. + chiều dài chùy (không có cuống):
Dài: 31 – 40 cm Rất dài: > 40 cm + chiều rộng chùy (2/3 chùy)
Ngắn: < 5,1 cm
Trung bình: 5,1 – 10 cm Dài: 10,1 – 15 cm Rất dài: > 15 cm
- Hình dạng chùy: giai đoạn chín sinh lý: Hình chóp ngược, chùy rộng hơn ở phần trên, đối xứng, chùy rộng hơn ở phần dưới, hình chóp.
- Độ khó tuốt hạt: giai đoạn chín.
Tuốt dễ dàng: < 11% số hạt còn sót lại
Tuốt sạch 1 phần: 11 – 50% số hạt còn sót lại Khó tuốt: > 50% số hạt còn sót lại
- Màu sắc hạt sau khi đập: có thể là trắng, xám trắng, vàng trắng, vàng cam, xám cam.
- Hình dạng hạt: hình elip hẹp, hình elip, tròn.
* Chỉ tiêu về khả năng chống chịu sâu bệnh: xác định được các loại sâu bệnh gây hại trên cây lúa miến.
- Rệp mềm: theo dõi thí nghiệm để xác định thời điểm rệp mềm xuất hiện và gây hại. Tiến hành đếm số rệp trên đơn vị diện tích là 3 x 3 (cm2) ở các lá số 3, 5 và 7 (tính từ dưới lên) của 5 cây ở mỗi ô. Cho điểm từ 1 đến 9 mức độ thể hiện: 1= không có sự xuất hiện lá bị hại, 2=10- 20% diện tích lá bị hại và có ít hơn 1 -2 lá có rệp hại, 3=20 – 30% diện tích lá bị hại và có ít hơn 1 đến 3 lá có rệp hại, 4=30 - 40% diện tích lá bị hại và có ít hơn 1 đêna 4 lá có rệp hại, 5=40 – 50% diện tích lá bị hại và có ít hơn 1 đến 5 lá có rệp hại, 6=50 – 60% diện tích lá bị hại và rệp hại đến lá thứ 6, 7= 60 – 70% diện tích lá bị hại và rệp hại đến lá thứ 7, 8=70 – 80% diện tích lá bị hại và có rệp hại đến lá thứ 8, 9>80% diện tích lá bị hại và rệp hại năng đến lá cờ.
- Sâu đục thân: theo dõi thí nghiệm và xác định thời điểm sâu xuất hiện, gây hại lá, đỉnh sinh trưởng, thân cây. Cho điểm từ 1 đến 9 mức độ thể hiện: 1=<10% cây bị hại, 2=11- 20% cây bị hại, 3=21 – 30% cây bị hại, 4=31 - 40% cây bị hại, 5=41 – 50%
cây bị hại, 6=51 – 60% cây bị hại, 7= 61 – 70% cây bị hại, 8=71 – 80% cây bị hại và 9=>81% cây bị hại.
- Hạt lúa miến bị mốc: kiểm tra, đánh giá hạt lúa bị mốc trên mỗi chùy ở giai đoạn chín sinh lý và dựa theo mức độ biểu hiện gây hại: 1= không có gây hại – chống chịu cao, 2=1 - 10% hạt bị mốc trên một chùy – chống chịu, 3= 11 – 25% hạt bị mốc trên một chùy – chống chịu trung bình, 4= 26 – 50% hạt bị mốc trên một chùy - nhạy cảm, 5>50% hạt bị mốc trên một chùy – nhạy cảm cao.
* Chỉ tiêu các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất - Số hạt/chùy.
- Năng suất hạt (kg/ha) tại ẩm độ 15%.
- Năng suất sinh khối (tấn/ha): cân sinh khối từng ô lúc thu hoạch để tính năng suất sinh khối từng ô và quy đổi ra ha.
- Năng suất thân tươi (tấn/ha) - Khối lượng 1000 hạt (g): Rất thấp: < 16g Thấp: 16 -25g Trung bình: 26 -35g Cao: 36 - 45g Rất cao: > 45g.
- Năng suất lí thuyết (tấn/ha) = năng suất trung bình 10 cây theo dõi x 111.111/10
- Năng suất thực tế (tấn/ha) = năng suất trung bình một ô thí nghiệm x 111.111/240
* Độ ngọt (% brix): đo % dung dịch carbohydrates có trong dịch ép. Từ đó, xác định năng suất đường như sau:
Năng suất đường = năng suất thân x 0,55% x brix /100 * Dự đoán năng suất ethanol có thể có được (l/ha).
Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Đặc điểm hình thái của sáu giống lúa miến
Dựa vào đặc điểm hình thái cây sẽ giúp phân biệt các giống với nhau, dưới đây là một số đặc điểm hình thái cây.
Bảng 4.1: Một số đặc điểm hình thái sáu giống lúa miến thí nghiệm
Giống Màu sắc lá mầm Màu sắc lá Màu sắc gân lá Màu sắc gân lá cờ Màu sắc mày Chiều dài mày Màu sắc hạt Hình dạng hạt
ICSB38 Xanh Xanh Xanh Vàng
xanh Vàng trắng Ngắn Trắng trong Tròn
PVK801 Xanh Xanh Xanh Vàng
xanh Vàng trắng Ngắn Trắng trong Tròn
ICSR93034 Xanh Xanh Xanh Vàng
xanh Xám tía Ngắn Trắng phấn Tròn
ICSV574 Xanh Xanh Xanh Vàng
xanh Xám cam Ngắn Trắng phấn Tròn
NTJ2 Xanh Xanh Xanh Vàng
xanh Xám tía Ngắn Lốm đốm Tròn Pacific 99 xanh Xanh đậm Xanh
đậm Vàng xanh Xám đỏ Ngắn Lốm đốm Tròn
Bảng 4.1 Cho thấy, màu sắc lá mầm của sáu giống đều có màu xanh lá cây, điều này làm khó khăn trong việc nhận dạng các giống giai đoạn cây con. Tuy nhiên đến khi xuất hiện lá thật, giống Pacific dễ dàng phân biệt hơn do lá và gân lá xanh đậm hơn và nhìn lá dày hơn. Sáu giống lúa miến thí nghiệm khi ra hoa đều không có râu cờ, màu sắc gân lá cờ đều màu vàng xanh nhưng có sự khác nhau về màu sắc mày giống
ICSB 38, PVK 801 cùng có màu vàng trắng, xám tía là màu của giống ICSR 93034 và giống NTJ 2 còn ICSV 574 có màu xám cam, pacific 99 có màu xám đỏ.
Bảng 4.2: Chiều dài và chiều rộng của lá, chùy sáu giống lúa miến thí nghiệm
Giống Chiều dài lá Chiều rộng lá Chiều dài chùy Chiều rộng chùy Hình dạng chùy ICSB38 40,7d 7b 20,8b 5,9c Đối xứng
PVK801 64,2c 7,8ba 23,5ba 6,7bc Đối xứng
ICSR93034 71,3bc 9,8a 25,5a 8,4ba Chóp ngược
ICSV574 80,3a 9,5a 23,3ba 8,7ba Phần dưới
hơi rộng
NTJ2 75,7ba 10a 27,2a 8,9a Phần trên hơi
rộng
Pacific 99 71,5bc 8,2ba 19,4b 6,7bc Hình chóp
CV (%) 6,55 14,3 10,1 13,4
Ghi chú:- Kí tự theo sau giá trị trung bình khác nhau trên cùng 1 cột thì có sự khác biệt có ý nghĩa trong thống kê ở mức 5% theo phép thử Duncant.
Qua bảng 4.2 ta thấy chiều dài lá: Giống ICSB 38 có chiều dài lá trung bình, giống PVK 801, ICSR 93034, NTJ 2, Pacific có chiều dà lá dài, ICSV 574 có chiều dài lá rất dài
Chiều rộng lá: Giống PVK 801, ICSB 38 có chiều rộng lá rộng, 4 giống còn lại lại đều có chiều rộng lá rất rộng.
Chiều dài chùy: Giống Pacific có chiều dài chùy trung bình, giống ICSB 38, PVK 801, ICSR 93034, ICSV 574, NTJ 2 có chiều dài chùy dài.
Chiều rộng chùy: Giống Pacific có chiều rộng chùy trung bình, giống ICSB 38, PVK 801, ICSR 93034, ICSV 574, NTJ 2 có chiều rộng chùy rộng.
Giống ICSB 38 và PVK 801 đều có hình dạng chùy kiểu đối xứng, giống ICSR 93034 có chùy dạng chóp ngược, ở giống pacific 99 lại có chùy hình chóp, hơi rộng ở phần trên là dạng chùy của giống NTJ 2 ngược với chùy của giống ICSV 574.
Tỷ lệ nẩy mầm của giống có ý nghĩa hết sức quan trọng đến sự sinh trưởng và phát triển về sau của cây lúa miến, là chỉ tiêu hàng đầu trong việc đảm bảo mật độ cây trên một đơn vị diện tích, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất cây lúa miến sau này. Ẩm độ đất ảnh hưởng rất lớn đến tỉ lệ nảy mầm của hạt lúa miến ngoài đồng.
..Hình 4.1 Cho thấy các giống lúa miến có thời gian nảy mầm biến động từ 4 – 5 ngày sau trồng. Trong đó, giống ICSR 93034 và ICSV 574 nảy mầm sớm (4 ngày sau trồng) hơn so với giống Pacific (5 ngày sau trồng). Tỉ lệ nảy mầm của các giống lúa miến thí nghiệm tương đối cao từ 99,6% - 99,8%.
4.3 Thời gian sinh trưởng
Thời gian sinh trưởng của các giống khác nhau sẽ khác nhau và chịu sự tác động vào nhiều yếu tố như: đặc tính giống, dinh dưỡng, nước tưới, sự gây hại của sâu bệnh. Tuy nhiên, nếu canh tác trong cùng một điều kiện đồng nhất thì đặc tính giống sẽ là yếu tố chủ yếu chi phối thời gian sinh trưởng của cây. Dựa vào thời gian sinh trưởng để có biện pháp tác động phù hợp không chỉ năng suất thu hoạch mà hiệu quả kinh tế coa nhất. Thời gian sinh trưởng phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng hạt giống và yếu tố ngoại cảnh như nhiệt độ, ẩm độ, lượng mưa và các giống khác nhau cũng có thời gian sinh trưởng khác nhau được thể hiện dưới bảng 4.3