Hiệu quả xã hội:

Một phần của tài liệu SKKN đổi mới phương pháp tổng kết và củng cố bài học theo hướng tăng cường năng lực làm việc của học sinh trong giờ học (Trang 27 - 32)

IV. Những kết quả bước đầu đã đạt được sau khi thực hiện đề tài.

2. Hiệu quả xã hội:

- Học sinh có hứng thú học tập hơn: tích cực, chủ động, sáng tạo để mở rộng vốn hiểu biết.

- Học sinh có cơ hội để khẳng định mình, khơng cịn lúng túng, lo ngại khi bước vào giờ học.

- Học sinh hứng thú với các kiến thức liên môn.

- Giảm thiểu được tệ nạn xã hội gây ra bởi những học sinh lười học, lưu ban.

- Đào tạo ra những cơng dân có đủ trinh độ, năng lực, phẩm chất đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội.

- Giáo viên chia sẻ, giúp đỡ nhau trong chuyên môn. Tạo mơi trường giáo dục thân thiện, gắn bó, gần gũi giữa thày và trò.

Cụ thể:

Về hoạt động trên lớp, trực quan có thể thấy học sinh hứng thú học bài hơn, say mê với giờ học và khơng cịn tình trạng uể oải cuối giờ học. Việc học bài ở nhà của các em cũng tốt hơn, kết quả kiếm tra bài cũ cũng cao hơn.

Để đánh giá cụ thể kết quả, chúng tơi đã tiến hành làm phiếu thăm dị và ra đề kiểm tra phần văn học trung đại, nội dung như nhau trong hai năm học liên tiếp ở 08 lớp. Năm học 2012-2013, chúng tôi vẫn tiến hành dạy - học phần Tổng kết, củng cố bài học theo truyền thống. Năm học 2013-2014, chúng tôi tiến hành áp dụng sáng kiến, đổi mới dạy-học phần Tổng kết và củng cố bài học.

Về phiếu thăm dò, câu hỏi đưa ra là:

1. Trong giờ học, em có tập trung khi học phần “Tổng kết” và “Củng cố bài học” khơng?

2.Em có thấy hứng thú khi học phần “Tổng kết và củng cố bài học” không? Và kết quả thu được như sau:

Năm học 2012-2013 Lớp 11B1 11B4 11B5 11B7 Sĩ số 36 38 37 41 Số lượng học sinh tập trung (%) 20 (55,5%) 18 (47,3%) 21 (56,7%) 24 (58,5%) Số lượng học sinh hứng thú (%) 15 (41,6%) 17 (44,7%) 19 (51,3%) 21 (51,2%) Năm học 2013-2014 Lớp 11B1 11B3 11B6 11B9 Sĩ số 40 37 39 39 Số lượng học sinh tập trung (%) 32 (80%) 31(83,7%) 29 (80,5%) 36 (92,3%) Số lượng học sinh hứng thú (%) 37(92,5%) 29 (78,3%) 34 (87,1%) 35 (89,7%)

Câu 1: Chép lại và trình bày cảm nhận về cặp câu mà em thích nhất trong bài thơ “Câu cá mùa thu”. (7,0 điểm)

Câu 2: Từ nội dung bài thơ, em cảm nhận được gì về vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ? (3,0 điểm).

Và kết quả thu được:

Năm học 2012-2013 Lớp 11B1 11B4 11B5 11B7 Sĩ số 36 38 37 41 Số lượng học sinh đạt điểm trên 5,0 (%) 21 (58,3%) 21 (55,2%) 24 (64,8%) 28 (68,2%) Số lượng học sinh đạt điểm trên 8,0 (%) 04 (11,1%) 07 (18,4%) 03 (8,1%) 08 (19,5%) Năm học 2013-2014 Lớp 11B1 11B3 11B6 11B9 Sĩ số 40 37 39 39 Số lượng học sinh đạt điểm trên 5,0 (%) 34 (85%) 32 (86,4%) 34 (87,1%) 35 (89,7%) Số lượng học sinh đạt điểm trên 8,0 (%) 10 (25%) 09 (24,3%) 09 (23%) 11 (28,2%) So sánh giữa hai năm học, chúng tôi thấy kết quả rất khả quan. Số lượng học sinh tập trung và hứng thú với phần “Tổng kết và củng cố bài học” đều tăng lên (tối thiểu tăng 24%). Số lượng học sinh đạt điểm trên 5,0 và trên 8,0 cũng cao hơn, điểm trên 5,0 tối thiểu tăng 22%, điểm trên 8,0 tối thiểu tăng 6%.

Kết quả thi HSG

Trong kì thi HSG mơn Ngữ văn hai năm học trở lại đây (2012-2013 và 2013- 2014), học sinh đều đạt giải ở cả hai vòng thi.

Cụ thể:

Năm học 2012-2013: 4 giải Ba, 1 giải KK Năm học 2013-2014: 3 giải Ba, 2 giải KK

Học sinh thi ĐH, CĐ khối C, D trong hai năm trở lại đây điểm bình quân và số lượng đỗ nguyện vọng 1 đã tăng hơn. Cụ thể năm học 2012 – 2013, điểm bình quân là 12,47, năm học 2013-2014 là 13,60. Năm học 2014 – 2015, số lượng học sinh đăng kí học các khối C và D trong nhà trường cũng gia tăng. Hiện tồn trường có 4 lớp khối C và 14 lớp khối D.

Các hoạt động khác

- Ứng dụng sáng kiến trực tiếp vào giảng dạy, nhóm Văn đã tổ chức thành cơng chuyên đề môn Văn cấp tỉnh. Chuyên đề đã được lãnh đạo Sở Giáo dục và đào tạo, phòng THPT, giáo viên Ngữ văn các trưởng trong tỉnh đánh giá cao về khâu tổ chức, chất lượng chuyên môn. Đặc biệt, chuyên đề có phần tham gia của học sinh lớp 11b7 rất hứng thú, hiệu quả. Giờ dạy được xếp loại giỏi, đạt điểm bình qn là 18,0 điểm.

- Nhóm Văn tham dự cuộc thi “Dạy học theo chủ đề tích hợp” năm học 2013- 2014 đạt 2 giải.

- Trong công tác giảng dạy, chủ nhiệm, nhóm Văn ln được nhà trường đánh giá cao. Đặc biệt, trong hoạt động dạy - học, nhóm hoạt động có chiều sâu, ln tích cực trao đổi, học hỏi, đổi mới phương pháp giảng dạy. Nhóm được đánh giá cao về hoạt động chuyên môn. Năm học 2012 -2013 và 2013-2014, thành tích của nhóm đã giúp tổ Văn - Sử dành được vị trí thi đua thứ hai của tồn trường.

PHẦN III: KẾT LUẬNI.Những lưu ý khi sử dụng sáng kiến. I.Những lưu ý khi sử dụng sáng kiến.

Trên đây là những thiết kế của chúng tôi trong phần Tổng kết bài học và Củng cố bài học đối với nhóm bài văn học trung đại trong chương trình Ngữ văn 11 theo hướng đổi mới phương pháp giảng dạy, ứng dụng CNTT trong việc dạy và học môn Ngữ Văn. Để sử dụng đạt kết quả tốt, giáo viên cần chú ý đến một số vấn đề sau:

- Tình hình thực tế, trình độ học sinh trong mỗi lớp học để có sự điều chỉnh. - Phân phối thời gian chính xác cho mỗi phần, tránh tình trạng phần này lấn sang

phần khác và bài học chưa hoàn chỉnh.

- Chuẩn bị sẵn phương án dự phịng nếu giờ học vì những tình huống khách quan khơng thể tiến hành với máy chiếu.

II. Kiến nghị.

- Tiếp tục đầu tư về chun mơn để hồn thiện các bài học theo hướng áp dụng CNTT vào giảng dạy, lấy học sinh làm trung tâm, tăng cường sự chủ động, tích cực của học sinh.

- Các cơ quan quản lí có sự quan tâm, đầu tư hơn nữa về máy móc, trang thiết bị giảng dạy để hỗ trợ tối đa cho giáo viên trong quá trình lên lớp.

- Bản thân giáo viên cần chủ động, tận dụng các phương tiện hiện có, nâng cao ý thức đổi mới cơng tác giảng dạy.

Một phần của tài liệu SKKN đổi mới phương pháp tổng kết và củng cố bài học theo hướng tăng cường năng lực làm việc của học sinh trong giờ học (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w