I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
Nhờ vận dụng một số biện pháp dạy học Địa lí giúp học sinh tích cực hoạt động vào việc giảng dạy. Trong năm học qua tôi nhận thấy năng lực học Địa lí của học sinh lớp tơi có bước phát triển tốt. Các em tự tin trong tiết học, không những thế mà qua đây rèn được cho các em tự tin, mạnh dạn trong học tập cũng như trong giao tiếp. Các em có tinh thần đồn kết, yêu thương, giúp đỡ nhau trong học tập cũng như trong rèn luyện. Học sinh hiểu bài chắc chắn, ghi nhớ sâu kiến thức, vận dụng thực hành tốt. Năm học 2021-2022 do tình hình dịch bệnh kéo dài nên các em chưa thể kiểm tra cuối học kì 1. Nhưng giáo viên vẫn tiến hành khảo sát đối với mơn địa lí, tơi nhận thấy rằng đa số các em nắm được kiến thức. Kết quả thu được cụ thể như sau:
Năm học Lớp Tổng số bài kiểm tra Kết quả đạt được 9-10 7-8 5-6 Dưới 5 2020 – 2021 5.2 29 23 5 1 0 2021 - 2022 5.4 32 28 3 1 0
II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Học sinh tiểu học có tâm hồn ngây thơ, trong sáng, là lứa tuổi thích tị mị, khám phá. Trong học tập cũng vậy, các em rất thích tự mình tìm ra kiến thức và mỗi khi các em tự khám phá tìm ra được kiến thức cho mình các em sẽ rất tự hào và hãnh diện. Chính vì vậy trong dạy học Địa lí nếu giáo viên biết khơi ngợi, hướng dẫn các em tích cực hoạt động để tự chính các em chiếm lĩnh kiến thức mới là một việc làm vơ cùng có ý nghĩa. Các em sẽ ghi nhớ rất sâu sắc và vận dụng hiểu biết vào cuộc sống tốt. Để thực hiện tốt dạy học địa lí giúp học sinh tích cực hoạt động, chủ động tiếp thu bài trước hết người giáo viên phải có cái tâm “ Tất cả vì đàn em thân u” thì mới nhiệt tình trong cơng tác, xây dựng được mỗi tiết học là một chuỗi hoạt động nhận thức của các em. Tùy vào từng
49
Một số biện pháp dạy học Địa lí giúp học sinh tích cực hoạt động.
bài, từng nội dung học tập, từng đối tượng học sinh mà giáo viên nghiên cứu tìm tịi lựa chọn phương pháp, hình thức dạy học phù hợp.
Tóm lại để giúp học sinh tích cực hoạt động, chủ động tiếp thu bài trong mơn Địa lí, giáo viên cần phối hợp thực hiện tốt các biện pháp sau
Giáo viên phải nghiên cứu các tài liệu tham khảo, đúc kết kinh nghiệm giảng dạy mơn Địa lí.
Giáo viên cần phối hợp các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học Địa lí đa dạng để gây được sự hứng thú, tích cực hoạt động ở học sinh.
Để thực hiện được hai vấn đề trên giáo viên cần nắm vững chương trình mơn Địa lí. Hiểu sâu đặc trưng mơn học. Dùng phương pháp điều tra, chọn mẫu thống kê số liệu, so sánh đối chiếu thực tế để thực thi công việc một cách thường xuyên. Xây dựng hệ thống câu hỏi linh hoạt, phù hợp với đối tượng học sinh. Biết sử dụng câu hỏi đóng, câu hỏi mở, câu hỏi có vấn đề và cách hỏi, sử dụng câu hỏi phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học Địa lí. Tổ chức, hướng dẫn học sinh thu thập thơng tin, tìm tịi, tìm hiểu nội dung bài ở nhà trước để các em tích cực hoạt động, chủ động chiếm lĩnh kiến thức mới. Kiên trì, bền bỉ và biết lắng nghe giúp đỡ học sinh khi các em cần để tạo cho các em niềm tin và ý chí khám phá tìm tịi kiến thức mới. Ứng dụng cơng nghệ thông tin vào giảng dạy để tạo nên những bài giảng điện tử sinh động, hấp dẫn, khuyến khích học sinh chú ý theo dõi, tích cực hoạt động để tự các em xây dựng nên kiến thức địa lí cần đạt qua mỗi bài học. Kịp thời động viên khuyến khích học sinh để khích lệ các em hoạt động. Mặt khác giáo viên cần phải biết kết hợp chặt chẽ giữa việc giúp học sinh tìm tịi, lĩnh hội kiến thức với việc hình thành, phát triển kĩ năng sử dụng bản đồ cho học sinh qua từng bài học. Muốn làm được điều này giáo viên không nên coi bản đồ như một phương tiện minh hoạ mà phải sử dụng bản đồ như một nguồn tri thức Địa lí quan trọng để từ đó học sinh khai thác kiến thức, rèn luyện kĩ năng. Đồng thời, bản đồ phải được sử dụng thường xuyên trong mọi khâu của quá trình dạy học, từ bài học mới đến ôn tập, kiểm tra, đánh giá kiến thức kĩ năng.
50
Một số biện pháp dạy học Địa lí giúp học sinh tích cực hoạt động.
Để giúp học sinh có khả năng làm việc độc lập với bản đồ, trong quá trình dạy học, giáo viên phải chú trọng việc hình thành và phát triển ở học sinh một số kĩ năng sử dụng bản đồ như: xác định phương hướng, tìm chỉ định vị trí các đối tượng vị trí Địa lí trên bản đồ, mơ tả một đối tượng Địa lí dựa vào bản đồ... Nắm chắc kiến thức bài dạy để chủ động trong việc bổ sung, mở rộng khắc sâu từng đơn vị kiến thức cho học sinh. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm, các trị chơi như: trị chơi phóng viên học sinh dựa trên những hiểu biết về bản đồ để làm một cuộc "du lịch tưởng tượng trên bản đồ", mô tả các miền đất đai, các thành phố, làng mạc sẽ đi qua theo những tuyến vạch sẵn trên bản đồ...nhằm lơi cuốn học sinh tham gia tích cực vào các hoạt động học tập. Phối hợp linh hoạt các hình thức hoạt động: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, học cả lớp phù hợp từng bài tập, từng đơn vị kiến thức từ dễ đến khó để gây hứng thú học tập đồng thời tạo cơ hội để mỗi học sinh được phát huy khả năng của mình.
Nếu giáo viên thực hiện tốt các biện pháp nêu trên một cách thường xuyên, có khoa học, có hệ thống lơ-gíc khi hướng dẫn học sinh học Địa lí thì nhất định sẽ đem lại kết quả cao.
III. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
Qua thực hiện đề tài này, tơi có một số đề nghị như sau
Giáo viên chúng ta cần tích cực tự bồi dưỡng nâng cao trình độ cho mình. Cần mạnh dạn, khơng ngại khó để tìm hiểu và nghiên cứu. Điều đó sẽ giúp cho giáo viên chúng ta rèn luyện được nhiều kĩ năng và phối hợp tốt các phương pháp dạy học tích cực khác.
Cần tác động tích cực đến q trình phát triển trí tuệ và sự tiếp thu bài của học sinh. Phối hợp với các phương pháp dạy học tích cực khác để phát huy tối đa tính tích cực hoạt động của học sinh.
Trên đây là một vài biện pháp dạy học Địa lí giúp học sinh tích cực hoạt động
Bản thân rất mong các thầy cơ đồng nghiệp cùng tham gia nghiên cứu đóng góp thêm những kinh nghiệm giúp đề tài được hồn thiện hơn.
51
Một số biện pháp dạy học Địa lí giúp học sinh tích cực hoạt động.
Ý kiến xác nhận của Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)
Phước Vĩnh, ngày 5 tháng 1 năm 2022
Người báo cáo
52
Một số biện pháp dạy học Địa lí giúp học sinh tích cực hoạt động.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Lịch sử Địa lý lớp 5.Tác giả: Nguyễn Anh Dũng chủ biên.
2. Sách giáo viên Lịch sử Đại lý lớp 5.Tác giả: Nguyễn Anh Dũng chủ biên 3.Thiết kế bài giảng Lịch sử Địa lý lớp 5. Tác giả: Nguyễn Trại chủ biên 4. Phần mềm dạy học môn Lịch sử Địa Lý lớp 5. Nhóm phát triển phần mềm SSDG
5. Thư viện giáo án điện tử: www.giaoan.violet.vn 6. Internet