II. CÁC BƯỚC TRIỂN KHAI VÀ THỰC HIÊN
4. Lắp ráp chạy thử và hiệu chỉnh
4.1. Hướng dẫn sử dụng thiết bị.
+ Bật CB nguồn cung cấp điện cho máy. + Chọn chế độ chạy máy ở 400 W hay 500 W. + Bật công tắc về vị trí ON máy bắt đầu hoạt động.
+ Đặt thời gian Test mẫu.
+ Hết thời gian cài đặt, đèn sẽ tự động tắt.
4.2 .Hướng dẫn thao tác thử nghiệm.
4.2.1 Chuẩn bị thử nghiệm :
Đối với TCVN hoặc BS 1006 UK - TN
4.2.2 Chuẩn bị thiết bị và dung dịch tạo độ ẩm 65% (dung dịch bảo hoà NaNO3):
Dung dịch bảo hòa là dung dịch của chất mà ta không thể hòa tan thêm chấtđó.
Hòa tan 7.4g NaNO3 trong 10ml nước cất, thêm một lượng nhỏ NaNO3 cho đến khi không thể hòa tan thêm.
4.2.3 Chuẩn bị len chuẩn và mẫu thí nghiệm :
a. Chuẩn bị len chuẩn và mẫu để tiến hành thí nghiệm trong ống nghiệm:
Cắt các len chuẩn 1,2,3…8 và các mẫu thử nghiệm (mỗi mẫu làm thí nghiệm hai
lần) có diện tích (1 x 5) cm2
Dùng băng keo hai mặt dán các len chuẩn và mẫu thử lên bìa Carton sao cho mẫu nằm cân đối và đánh dấu số thứ tự mẫu và len chuẩn.
Dùng giấy trắng che ½ len chuẩn và các mẫu thí nghiệm .
Dùng vật nhọn khoét một lổ nhỏ ở một đầu bìa carton . ( Trường hợp sử dụng giá phơi mẫu là ống nghiệm loại C )
b. Chuẩn bị len chuẩn và mẫu để tiến hành thí nghiệm trong khung chữ nhật:
Cắt bìa Carton có diện tích (5x15) cm2
Cắt các len chuẩn 1,2,3…8 có diện tích (1x5) cm2
và các mẫu thử nghiệm
Dùng băng keo hai mặt dán các len chuẩn (theo thứ tự từ 1,2…8 ) và mẫu thử
lên bìa Carton sao cho không có khoảng trống trên bìa.
Đối Với TC ISO 105 – B02 : 1994
Nước cất dùng để làm mát
Chuẩn bị mẫu và len chuẩn tiến hành trong khung hình chữ nhật :
Có thể sử dụng 2 bộ len chuẩn và kết quả thu được từ hai bộ len chuẩn này không thay thế cho nhau được (bộ len xanh chuẩn từ một đến 8 theo Châu Au hoặc
theo bộ len xanh chuẩn L2 đền L9 theo TC Mỹ .
Chuẩn bị mẫu :
Giá giữ mẫu thử có kích thước 70mm x 120mm .
Bìa Carton trắng có kích thước khoảng 45mm x 140mm .
Kích thước len chuẩn và mẫu thử không được nhỏ hơn 45mm x 10mm.
Mẫu thử và len chuẩn được gắn chặt trên tấm bìa Carton sao cho không có khoảng
trắng trên bìa .
Thí nghiệm trong ống nghiệm:
Treo các ống nghiệm trong máy bền màu ánh sáng, dùng ống tiêm để trích dung
dịch NaNO3 bảo hoà cho vào ống nghiệm khoảng 2ml.
Dùng nắp ống nghiệm, treo Carton có dán len chuẩn và các mẫu thí nghiệm, sao
cho chúng không va vào thành ống nghiệm.
Bật công tắt máy.
Ghi thời gian, tuân theo thời gian (giờ) thí nghiệm là 5,10,20,40,80,…
Ở những thời gian này, sự thay đổi màu của mẫu ứng với sự thay đổi màu của
len chuẩn trong cùng điều kiện thí nghiệm.
Thí nghiệm trong khung hình chữ nhật:
Cho dung dịch NaNO3 bảo hòa vào Nút nhựa ở bên dưới khung hình chữ nhật,
sau đó đặt nó vào vị trí cũ.
Đặt bìa Carton có dán len chuẩn và mẫu thử nghiệm vào khung hình chữ nhật.
Bật công tăt máy và mở công tắt nước .
Ghi thời gian, tuân theo thời gian (giờ) thí nghiệm là 5,10, 20, 40,80,…
Ở những thời gian này, sự thay đổi màu của mẫu ứng với sự thay đổi màu của
len chuẩn trong cùng điều kiện thí nghiệm.
4.2.5. Đánh giá kêt quả:
Sau thời gian (giờ) thí nghiệm là 5,10,20,40,80,…,tắt máy bền màu ánh sáng và một tiếng sau lấy mẫu ra và đánh giá kết quả trong máy so màu.
Mở máy so màu bằng cách nhấn nút ON . Kiểm tra nút " Daylight " có được bật
sáng không .
Đặt mẫu thử dưới nguồn sáng của máy so màu trên bảng nghiêng 45 0. Dùng kẹp gắp loại bỏ xơ vương trên bề mặt mẫu vải thử kèm . Đặt mẫu nguyên bên cạnh
mẫu thử ( ở vị trí cùng chiều, cùng tương đương màu sắc cần đánh giá ). Dùng thang chuẩn màu xám ISO C05 A02 để đánh giá phai màu và dây màu.
5 .Kiểm tra và hiệu chuẩn máy.
Cho máy chạy không tải 20 giờ, kiểm tra đánh giá thiết bị.
5.1 Kiểm tra kỹ thuật
Bảng 14 :Tổng hợp các vật tư phụ tùng
STT Chỉ tiêu kiểm tra đánh giá Kết quả Đánh giá
1 Loại bóng đèn Thủy ngân Đạt
2 Công suất 400 W & 500 W Đạt
3 Nguồn sáng MB-U & MBTF Đạt
4 Hãng sản xuất Osram/ Germany Đạt
5 Kiểm soát thời gian thay bóng 2000 giờ Đạt
6 Làm mát mẫu Bằng nước Đạt
7 Kiểm soát thời gian chạy mẫu Có Đạt
8 Bộ đếm thời gian Có Đạt
5.2 Kiểm tra hệ thống kiểm soát thời gian
Nguyên tắc :
Dùng thiết bị đo thời gian chuẩn, được liên kết chuẩn với Trung tâm đo lường 3,
sau đó cho hai thiết bị hoạt động song song với nhau, ta sẽ tìm ra được sai lệch của thiết bị.
Giá trị đo được (min) STT Đạt 30 Đặt 60 Đạt 90 1 30.1 60.2 90.4 2 30.2 60.2 90.4 3 30.2 60.2 90.5 4 30.1 60.3 90.4 5 30.1 60.3 90.3 Trung bình 30.1 60.2 90.4
Sai lệch so với yêu cầu 0.1 0.2 0.4
Sai lệch chấp nhận ± 1 min
Đánh giá Đạt Đạt Đạt
5.3 Kiểm tra hệ thống đếm thời gian
Bảng 16 : Biểu ghi kết quả kiểm tra hệ thống đếm thời gian
Đánh giá Giá trị đọc trên phương tiện chuẩn ( giờ ) Giá trị đọc trên phương tiện đo ( giờ ) Sai lệch so với chuẩn ( giờ ) Sai lệch chấp nhận ( phút ) Đạt Không đạt 2 : 00 2 : 01 0.01 X 10 : 00 10 : 01 0.01 X 20 : 00 20 : 01 0.01 ± 1 X
III. TIẾN HÀNH CHẠY THỬ VÀ ĐÁNH GIÁ THIẾT BỊ . 1. Thử nghiệm mẫu và so sánh kết quả
Bảng 17 : Kết qủa chạy thử mẫu so sánh
Tên mẫu Số giờ thử mẫu ( Giờ ) Kết qủa chạy trên máy Roaches/ England Kết qủa chạy trên máy đề tài Sai lệch giữa hai thiết bị ( Cấp ) Sai lệch cho phép ( Cấp ) Đánh giá kết quả BS 1006 UK TN 90 – 400 W Mẫu A 40 Cấp : 3 - 4 Cấp : 3 - 4 0 Cấp Đạt Mẫu B 40 Cấp : > 4 Cấp : > 4 0 Cấp Đạt Mẫu C 40 Cấp : > 4 Cấp : > 4 0 Cấp Đạt Mẫu D 40 Cấp : > 4 Cấp : > 4 0 Cấp ±0.5 Cấp Đạt BS 1006 UK TN 90 – 500 W Mẫu A 40 Cấp : 4 Cấp : 4 0 Cấp Đạt Mẫu B 40 Cấp : > 4 Cấp : > 4 0 Cấp Đạt Mẫu C 40 Cấp : > 4 Cấp : > 4 0 Cấp ±0.5 Cấp Đạt 2. Nhận xét và đánh giá kết quả.
Qua kết quả trên, Đề tài nghiên cứu chế tạo máy thử bền màu ánh sáng nhân tạo
đèn thủy ngân cao áp đã đáp ứng đúng yêu cầu về tiêu chuẩn phương pháp thử và
độ tin cậy của thiết bị.
Lần đầu tiên máy thử bền màu ánh sáng đèn thủy ngân cao áp đã được nghiên cứu chế tạo thành ở trong nước.
Ý nghĩa kinh tế xã hội :
Máy thích hợp cho các phòng thử nghiệm vật liệu Dệt May hay các nhà máy SX Dệt Nhuộm.
Thay thế hàng nhập khẩu.
Trang bị cho Trung tâm giám định dệt may – Phân viện dệt may tại TP.HCM đang
sử dụng tại :345/128A – Trần Hưng Đạo –Q1-TP.HCM
Ưu điểm:
+ Kết cấu nhỏ gọn và chắc chắn. + Thao tác sử dụng thuận tiện.
+ Giá thành thấp hơn so với thiết bị ngoại nhập.
+ Phù hợp với tiêu chuẩn thử nghiệm : BS 1006UK-TN-90 và TCVN 5823-94.
+ Đáp ứng nhu cầu thử nghiệm của Trung tâm giám định dệt may.
Hình 35 : Máy thử bền màu ánh sáng đèn thủy ngân cao áp do đề tài nghiên cứu chế tạo
So sánh với thiết bị ngoại:
Bảng 18 : So sánh các thiết bị
Chỉ tiêu Máy Atlas SX Máy Pakistan SX Máy Roaches SX Máy Đề tài Nguồn sáng đèn thủy ngân 500W 400W 400W & 500W 400W & 500W Kiểm soát thời gian
Không Không Không Có
Kiểm soát thời gian thay
bóng đèn
Không Không Không Có
Làm mát bằng Nước Nước Nước Nước
12 bộ 12 bộ 12 bộ
Số lượng mẫu thử tối đa
KẾT LUẬN
Đối chiếu với mục tiêu và nội dung của đề tài đã đăng ký, nhóm đề tài đã hoàn thành đầy đủ và có sản phẩm là Máy thử bền màu ánh sáng đèn thủy ngân cao áp
hoạt động đạt chuẩn theo phương pháp thử.
+ Nguồn sáng là đèn thủy ngân 500 W ML ( MBTF ) Mercuru Tungsten Color
Plus Fluorescence và 400 W ( MBF/U ).
+ Cho phép lựa chọn chế độ chạy 500 W hoặc 400 W
+ Kiểm soát thời gian làm việc của Đèn sau 2000 giờ.
+ Làm mát mẫu bằng nước.
+ Hệ thống kiểm soát thời gian hiển thị Led. + Cho phép lưu và đặt thời gian chạy mẫu. + Điện áp sử dụng 220 V – 50/60Hz
Cơ quan chủ trì Chủ nhiệm đề tài
PHỤ LỤC
--₪--
1. Các bản vẽ thiết kế cơ khí
2. Bản kết quả chạy thử mẫu và so sanh thiết bị
3. Tiêu chuẩn phương pháp thử TCVN 5823 – 1994. 4. Tiêu chuẩn phương pháp thử BS 1006 - 1990.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
--₪--
1. Vật liệu dệt, PGS TS Nguyễn Văn Lân, NXB Đại học quốc gia TP HCM, 2004.
2. Những khái niệm cơ bản về thuốc nhuộm và chất trợ, Nguyễn Công Toàn,
NXB Đại học quốc gia TP HCM.
3. Tiêu chuẩn thử TCVN 5823-94 Phương pháp xác định độ bền màu đối với
ánh sáng nhân tạo dùng đèn thủy ngân
4.Tiêu chuẩn thử ISO 105 – A02 -01 Grey scale for assessing change in colour 5. Tiêu chuẩn thử BS 1006 -90