CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN
Trong nghiên cứu của chúng tơi, hầu hết các kích thước của nam lớn hơn nữ ngoại trừ chiều cao bờ trước thân sống L2 và L3. Điều này có thể dễ dàng lý giải bởi nam giới thường có thể trạng lớn hơn và mang vác trọng tải nặng hơn nữ giới. Kết quả tương tự với chúng tôi cũng được ghi nhận trong nghiên cứu của tác giả Alam M ở người Pakistan, tác giả Bach K ở người Hoa Kì và tác giả Kishimoto M ở người Nhật Bản(2,6,7). Một số tác giả không ghi nhận sự khác biệt giữa hai giới như nghiên cứu của tác giả Mavrych V và tác giả Vega E ở người Thổ Nhĩ Kỳ(8,9). Nguyên nhân có lẽ là do các đặc điểm di truyền và trọng tải tác động lên cột sống ít có sự khác biệt giữa hai giới bởi hoạt động kinh tế chính của các dân số này là cơng nghiệp và dịch vụ. Kết quả trên cũng có thể do cỡ mẫu của một số tác giả là chưa đủ lớn như nghiên cứu của tác giả Gocmen MN chỉ có 25 trường hợp(10).
Các đường kính của hai mặt thân sống và chiều cao hai bờ khoảng đĩa đệm là các kích thước quan trọng thường phải đánh giá trong các phẫu thuật thay đĩa đệm nhân tạo. Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận các giá trị từ 36,74 mm đến 50,37 mm đối với đường kính ngang hai mặt thân sống trong khi đường kính trước sau hai mặt này thay đổi từ 26,33 mm đến 30,47 mm. Kích thước hai mặt có chiều hướng tăng dần từ trên xuống dưới ngoại trừ đường kính trước sau mặt dưới thân sống giảm nhẹ từ L4 đến L5 ở nam giới. Khi nghiên cứu 302 trường hợp người Ấn Độ, tác giả Yadav
đương với chúng tôi tại tất cả các tầng đốt sống(4). Chiều hướng thay đổi từ L1 đến L5 cũng khá tương tự với chúng tôi. Tuy nhiên, tác giả khơng ghi nhận sự giảm kích thước giữa hai đốt sống L4 và L5. Trong nghiên cứu với 212 trường hợp người Ukraine, tác giả Mavrych V lại mô tả sự giảm kích thước từ L4 đến L5 đối với cả đường kính ngang và đường kính trước sau thân sống ở cả hai giới (8). Chiều hướng giảm kích thước này cũng được mô tả trong nghiên cứu của tác giả Kishimoto M và tác giả Londhe B(7,11). Như vậy, các đường kính hai mặt thân sống trong nghiên cứu của chúng tơi có giá trị khác biệt với các nghiên cứu trên người nước ngoài nhưng chiều hướng thay đổi từ trên xuống dưới là khá tương tự nhau. Sự khác biệt về đường kính thân sống có thể lý giải là do sự tăng trưởng của các cấu trúc xương cột sống chịu ảnh hưởng bởi trọng tải. Trọng tải này phụ thuộc vào khối lượng cơ thể, hoạt động lao động và tập luyện thể chất nên có sự khác nhau giữa các dân số. Chiều hướng thay đổi đường kính thân sống từ trên xuống dưới tương tự giữa các dân số nghiên cứu có thể giải thích do áp lực tác động lên đốt sống có chiều hướng tăng dần từ L1 đến L5.
Khi so sánh các đường kính của hai mặt thân sống, chúng tơi thấy rằng mặt trên có kích thước nhỏ hơn mặt dưới tại L1 – L4 và lớn hơn tại L5. Tác giả Yadav U mô tả quy luật gần giống với chúng tơi trừ đường kính trước sau L3 ở nam và L4 ở nữ có giá trị khác biệt khơng có ý nghĩa giữa hai mặt(4). Nghiên cứu của tác giả Kishimoto M lại ghi nhận đường kính ngang mặt trên nhỏ hơn mặt dưới tại tất cả các đốt sống trong khi đường kính trước sau mặt trên lớn hơn mặt dưới tại L2 – L3 của nam và L5 của nữ (7). Như vậy, chiều hướng khác biệt giữa các đường kính của hai mặt ở cùng một thân sống có sự khác nhau giữa các nghiên cứu. Điều này có lẽ do sự khác nhau về đặc điểm di truyền và độ tuổi khảo sát của các dân số. Chiều hướng giảm đường kính thân sống tại hai đốt sống thắt lưng bên dưới là một yếu tố bất lợi với khả năng nâng đỡ trọng lượng. Đây có thể là một nguyên nhân khiến bệnh lý thối hóa cột sống và thốt vị đĩa đệm thắt lưng xảy ra chủ yếu ở các đốt sống và đĩa đệm bên dưới. Tác giả Kishimoto M lý giải nguyên nhân là do sự thu
sánh giữa các nghiên cứu trên, có thể thấy lý giải của tác giả là khơng phù hợp. Theo chúng tơi, yếu tố này có lẽ chủ yếu được quyết định bởi đặc điểm di truyền.
Trên cùng một khớp liên thân sống, mặt dưới thân sống bên trên có đường kính ngang lớn hơn tại L1/L2 – L3/L4 và nhỏ hơn tại L4/L5 trong khi đường kính trước sau nhỏ hơn so với mặt trên thân sống bên dưới tại tất cả các vị trí này. Trong nghiên cứu của tác giả Londhe B với 47 trường hợp người Ấn Độ, mặt dưới thân sống bên trên có đường kính ngang lớn hơn nhưng đường kính trước sau lại nhỏ hơn tại tất cả các khớp liên thân sống(11). Tác giả Kishimoto M mô tả chiều hướng tương tự với đường kính ngang thân sống ở người Nhật Bản(7). Tuy nhiên, đường kính trước sau của mặt dưới thân sống bên trên lại nhỏ hơn tại L1/L2 – L2/L3 vả lớn hơn tại L3/L4 – L4/L5 so với mặt trên thân sống bên dưới. Như vậy, hai mặt thân sống của cùng một khớp liên thân sống có kích thước khác nhau trong hầu hết nghiên cứu. Nguyên nhân và ảnh hưởng của sự khác biệt này cho đến nay vẫn chưa được tác giả nào làm sáng tỏ.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, chiều cao bờ trước khoảng đĩa đệm có giá trị từ 6,87 mm đến 15,04 mm và có chiều hướng tăng dần từ L1/L2 đến L5/S1. Chiều cao bờ sau khoảng đĩa đệm có giá trị từ 4,99 mm đến 8,69 mm và tăng dần từ trên xuống dưới nhưng có chiều hướng giảm kích thước từ L4/L5 đến L5/S1. Tác giả Abuyazed B và tác giả Bach K ghi nhận các giá trị nhỏ hơn chúng tôi tại tất cả các khoảng đĩa đệm(5,6). Tuy nhiên, độ tuổi khảo sát trong nghiên cứu của hai tác giả khá lớn. Tuổi trung bình của nam và nữ trong nghiên cứu của tác giả Abuyazed B là 45,8 còn trong nghiên cứu của tác giả Bach K là 45 và 48. Do đó, sự khác biệt này có thể do cơ chế thích nghi của đĩa đệm với hoạt động lao động ở người Việt Nam và cũng có thể do các trường hợp trong nghiên cứu của hai tác giả đã có thối hóa đĩa đệm. Chiều hướng thay đổi chiều cao hai bờ khoảng đĩa đệm trong nghiên cứu của chúng tôi cũng được ghi nhận trong nghiên cứu của tác giả Hong ở 178 người Hàn Quốc và tác giả Mansur D ở 106 trường hợp người Nepal(3,12). Một nghiên cứu của tác giả Mirab S trên 14 trường hợp người Iran chỉ mô tả chiều hướng này ở
L4/L5 đến L5/S1(13). Như vậy, chiều hướng thay đổi chiều cao khoảng đĩa đệm từ trên xuống dưới là khá tương tự nhau giữa các nghiên cứu. Sự thay đổi này là một trong những cơ chế tạo nên đường cong sinh lý của cột sống thắt lưng.
Khi so sánh chiều cao bờ trước và bờ sau khoảng đĩa đệm, chúng tôi thu được kết quả là bờ trước cao hơn bờ sau tại tất cả các khoảng đĩa đệm. Chiều hướng khác biệt này cũng được mô tả trong nghiên cứu của tác giả Mansur D ở người Nepal(12). Một nghiên cứu khác khảo sát chiều cao khoảng đĩa đệm tại các tầng L3/L4 đến L5/S1 của tác giả Onishi F trên 300 trường hợp với nhiều chủng tộc khác nhau cũng thu được kết quả tương tự(14). Kết quả này còn được ghi nhận trong nghiên cứu của tác giả Hong và tác giả Mirab S trên người Hàn Quốc và người Iran(3,13) . Như vậy, chiều hướng khác biệt giữa chiều cao bờ trước và bờ sau khoảng đĩa đệm là giống nhau giữa các nghiên cứu. Điều này cho thấy cơ chế tạo nên đường cong cột sống là tương tự nhau giữa các dân số.
Nhận biết sự thay đổi chiều cao khoảng đĩa đệm có thể giúp chẩn đốn một số trường hợp thối hóa và thốt vị đĩa đệm. Dựa vào kết quả thu được, chúng tôi rút ra được một số dấu hiệu bất thường sau: bờ trước khoảng đĩa đệm thấp hơn bờ sau, bờ trước khoảng đĩa đệm bên dưới thấp hơn bờ trước khoảng đĩa dệm bên trên và bờ sau khoảng đĩa đệm bên dưới thấp hơn bờ sau khoảng đĩa đệm bên trên (L1/L2 – L4/L5).
KẾT LUẬN
Nghiên cứu của chúng tơi cho thấy hầu hết các kích thước cột sống thắt lưng của nam lớn hơn nữ (p <0,001) ngoại trừ chiều cao thân sống L2 và L3 (p >0,05). Đa số các kích thước tương ứng trên cùng một tầng và trên hai tầng đốt sống-đĩa đệm liên tiếp khác biệt có ý nghĩa thống kê (p <0,05). Chiều hướng giảm đường kính thân sống từ L4 đến L5 có thể là một ngun nhân khiến thối hóa cột sống và thốt vị đĩa đệm thường xảy ra ở các tầng đốt sống-đĩa đệm bên dưới.
Prather H. Orthopaedic knowledge update: Spine 5, pp.505-518. American Academy of Orthopaedic Surgeons, Rosemont.
[2] Alam M, Waqas M, Shallwani H, Javed G (2014). Lumbar Morphometry: A Study of Lumbar Vertebrae from a Pakistani Population Using Computed Tomography Scans. Asian Spine J, 8(4):421-426.
[3] Hong C, Park J, Jung K, Kim W (2010). Measurement of the Normal Lumbar Intervertebral Disc Space Using Magnetic Resonance Imaging. Asian Spine Journal, 4(1):1-6.
[4] Yadav U, Singh V, Bhargava N, Srivastav A, et al (2020). Lumbar Canal Diameter Evaluation by CT Morphometry - Study of Indian Population. International Journal of Spine Surgery, 14(2):175-181.
[5] Abuzayed B, Tutunculer B, Kucukyuruk B, Tuzgen S (2010). Anatomic basis of anterior and posterior instrumentation of the spine: Morphometric study. Surgical and Radiologic Anatomy, 32(1):75-85.
[6] Bach K, Ford J, Foley R, Januszewski J, et al (2019). Morphometric Analysis of Lumbar Intervertebral Disc Height: An Imaging Study. World Neurosurgery, 124:e106-e128.
[7] Kishimoto M, Akeda K, Sudo A, Espinoza OA, et al (2016). In Vivo Measurement of Vertebral Endplate Surface Area Along the Whole- Spine. Journal of Orthopaedic Research, 34(8):1418-1430.
[8] Mavrych V, Bolgova O, Ganguly P, Kashchenko S, et al (2014). Age - Related Changes of Lumbar Vertebral Body Morphometry. Austin Journal of Anatomy, 1(3):1014-1022.
[10] Gocmen MN, Karabekir H, Ertekin T, Edizer M, et al (2010). Evaluation of Lumbar Vertebral Body and Disc: A Stereological Morphometric Study. International Journal of Morphology, 28(3):841-847.
[11] Londhe B, Garud R (2020). Morphometric assessment of adult human lumbar vertebrae. Indian Journal of Clinical Anatomy and Physiology, 7:77-80. [12] Mansur D, Shrestha P, Maskey S, Sharma K, et al (2020). Morphometric
Study of Lumbar Intervertebral Spaces by Using MRI. Journal of Lumbini Medical College, 8(1):10-16.
[13] Mirab S, Barbarestani M, Tabatabaei S, Shahsavari S, et al (2017). Measuring Dimensions of Lumbar Intervertebral Discs in Normal Subjects. Anatomical Sciences Journal, 14(1):3-8.
[14] Onishi F, Neto M, Cavalheiro S, Centeno R (2019). Morphometric analysis of 900 lumbar intervertebral discs: Anterior and posterior height analysis and their ratio. Interdisciplinary Neurosurgery, 18:100-523.