Ở bất cứ nhà nước nào thì việc nâng cao chất lượng hoạt động hành chính,được xem là nhiệm vụ hàng đầu, muốn nâng cao chất lượng thì cần phải cải cách, đổi mới nền hành chính đó. Vậy nên đề tài xin đưa ra một số giải pháp chung cho nâng cao chất lượng hành chính ở tất cả thể chế nhà nước như sau:
Một là, tăng cường đổi mới tư duy trong cơng tác ban hành chính sách, nâng
cao cơng tác chỉ đạo việc thực hiện cải cách hành chính. Xác định CCHC là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt nền hành chính.
Hai là, tăng cường cải cách về thể chế như: xây dựng các cơ chế, chính sách
phù hợp, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các quy định của pháp luật để hệ thống pháp luật càng chặt chẽ, đồng bộ, thống nhất và hợp lý hơn, nâng cao trật tự, kỷ luật, kỷ cương xã hội.
Ba là, tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, tăng cường rà sốt các thủ tục hành
27
bạch, rõ ràng các thủ tục hành chính trên nhiều hình thức, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân trong giải quyết các thủ tục hành chính.
Bốn là, tiếp tục thực hiện cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, đẩy
mạnh tinh giản biên chế, cắt giảm các cơ quan hành chính nhà nước, các bộ phận chuyên mơn khơng cần thiết trong các cơ quan hành chính nhà nước để giảm sự cồng kềnh, nâng cao hiệu quả hoạt động của nền hành chính nhà nước. Đổi mới phương thức tổ chức, quản lý hành chính nhà nước để có một phương thức hoạt động phù hợp và mang lại hiệu quả hơn; xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể trong từng thời gian, từng lĩnh vực; rà soát các quy định về tổ chức, bộ máy để xóa bỏ những quy định chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ; tiếp tục thực hiện phân công, phân cấp trong quản lý nhà nước theo quy định, phân công rõ trách nhiệm của từng cơ quan, cá nhân, tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện.
Năm là, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực hành chính ngang
tầm với chức năng, nhiệm vụ được giao,
Sáu là, tiếp tục thực hiện cải cách tài chính cơng. Cụ thể: Tăng cường chủ động
xây dựng cơ chế phân bổ tài chính trên cơ sở xác định nhiệm vụ, cơng việc và kết quả thực hiện nhiệm vụ; Động viên hợp lý, phân phối và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội; Tiếp tục hồn thiện chính sách và hệ thống thuế, các chính sách về thu nhập, tiền lương, tiền cơng; Đổi mới cơ chế, chính sách tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước; Đổi mới căn bản cơ chế sử dụng kinh phí nhà nước và cơ chế phân bổ ngân sách cho cơ quan hành chính nhà nước; đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa, huy động tồn xã hội chăm lo phát triển giáo dục, đào tạo, y tế, dân số - kế hoạch hóa gia đình, thể dục, thể thao; Đổi mới cơ chế hoạt động, nhất là cơ chế tài chính của các đơn vị sự nghiệp dịch vụ công.
Tiểu kết chương 3
Ở chương 3 đề tài đã nêu một số ưu nhược điểm của nền hành chính của Hoa Kỳ và Việt Nam, và vận dụng các cơ sở lý luận về hành chính nhà nước, từ đó đưa ra một số giải pháp chung cho nền hành chính của hai quốc gia.
28
KẾT LUẬN
Việc so sánh nền hành chính của hai Quốc gia có hệ thống chính trị khác nhau là rất khó vì bất cứ một mơ hình nào cũng có những hạn chế gắn liền với các mặt tiêu cực.
Khi so sánh mơ hình của Hoa Kỳ và Việt Nam, ta nhận thấy rằng mơ hình hệ thống hành pháp của Hoa Kỳ khác biệt nhiều với Việt Nam không chỉ về sự tập trung quyền lực vào một người (tổng thống), hay về mức độ độc lập giữa các nhánh quyền lực.
Việc tổ chức bộ máy hành chính theo bất cứ mơ hình nào thì cũng khơng tách rời nhiệm vụ của nó là phục vụ cơng dân, và điều hành đất nước, Bất cứ bộ máy hành pháp nào thì cũng cần phải luôn luôn đổi mới, nâng cao năng lực để phục vụ đất nước và nâng cao chất lượng đời sống của công dân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1, Tập bài giảng học phần : Các thể chế chính trị - Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội
2, Giáo trình chính trị học so sánh từ cách tiếp cận cấu trúc và chức năng – Học viện chính trị hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh – NXB Chính trị Quốc gia- sự thật 2012
3, Luật tổ chức chính phủ 2015
4, Hiến Pháp nước CHXHCN Việt Nam 2013
5, Hành chính so sánh- lý luận và thực tiễn, PGS TS Nguyễn Hữu Hải, NXB Chính trị Quốc gia 2015