Thảo luận chung

Một phần của tài liệu Luận án nghiên cứu tiềm năng phục hồi rừng sau canh tác nương rẫy tại huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 44 - 48)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.3. Thảo luận chung

Từ những kết quả tổng kết nghiên cứu của các tác giả trong và ngồi nước, có thể tóm tắt một số xu hướng chính nghiên cứu về tiềm năng phục hồi rừng như sau:

* Về nội dung nghiên cứu

Nghiên cứu về phục hồi rừng trên thế giới và tại Việt Nam đã tập trung vào các hướng chính như sau:

- Nghiên cứu tái sinh rừng: đa dạng về loài, mật độ, cấu trúc, tổ thành,

mối quan hệ giữa cây tái sinh với tầng cây cao; các hình thức tái sinh của rừng nhiệt đới, khả năng tái sinh bổ sung và các nhân tố ảnh hưởng đến tái sinh, sự biến đổi về tính đa dạng thực vật của lớp cây tái sinh sau thời gian khai thác, canh tác nương rẫy khác nhau,...

- Nghiên cứu diễn thế rừng: sự thay đổi các nhân tố điều tra: chiều cao,

đường kính, tổng tiết diện ngang.

- Khả năng phục hồi tính chất của đất rừng bị bỏ hóa sau khai thác và canh tác nương rẫy: Tính chất vật lí đất, hóa học đất, sinh học đất.

* Về các phương pháp nghiên cứu phục hồi rừng:

-Nghiên cứu trên các OTC định vị: số liệu theo dõi, đo đếm trên các OTC

định vị được thiết lập để nghiên cứu lâu dài. Đối với hướng nghiên cứu này, các tác giả sử dụng các mơ hình tốn học để mơ phỏng và dự đốn sự thay đổi của tài nguyên rừng trong những năm tiếp theo. Từ đó có cơ sở đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động vào rừng theo mục tiêu đã đề ra.

-Nghiên cứu trên các OTC tạm thời: Đây là cách tiếp cận chuỗi thời gian

nhằm lấy không gian để thay thế thời gian. Trong cách tiếp cận này, việc thu thập số liệu được tiến hành trên các OTC được thiết lập tạm thời.

Trên thế giới, nghiên cứu về phục hồi rừng được tiến hành sớm ở các nước ơn đới. Việc bố trí thí nghiệm theo dõi cũng như thời gian nghiên cứu dài hơn so với các nước nhiệt đới. Điều này một phần do các nước ơn đới có trình độ khoa học công nghệ phát triển hơn, mặt khác rừng ôn đới thường đơn giản về cấu trúc và các quá trình phục hồi nên việc nghiên cứu thuận lợi hơn, nghiên cứu về phục hồi rừng trên thế giới phần lớn được thực hiện trên các OTC định vị, số liệu được theo dõi trong thời gian dài nên các quy luật thể hiện rõ rệt. Ngược lại, ở vùng nhiệt đới, do có sự thuận lợi về các điều kiện sinh thái, cây sinh trưởng nhanh, liên tục nên các số liệu được thu thập trong chu kỳ ngắn cũng đã thể hiện rõ rệt các quy luật phục hồi.

Ở Việt Nam, các nghiên cứu về phục hồi rừng nói chung và phục hồi rừng sau CTNR nói riêng chủ yếu vẫn là lấy khơng gian thay thế thời gian. Việc nghiên cứu trên các ô tiêu chuẩn định vị cũng đã được thực hiện nhưng chưa nhiều, vẫn còn một số hạn chế nhất định. Việc ứng dụng tốn học để mơ phỏng các q trình phục hồi rừng đã được một số tác giả nghiên cứu nhưng chưa nhiều. Đồng thời, các nghiên cứu phần lớn mới chỉ tập trung vào đặc điểm cấu trúc và tổ thành thực vật theo thời bỏ hóa; thường được thực hiện riêng rẽ; chưa sâu về các khía cạnh khác của q trình phục hồi như: mối tương tác giữa cây - đất - vi sinh vật đất - động vật đất. Do vậy, vấn đề phục hồi rừng sau CTNR là thiết yếu nhằm từng bước lập lại cân bằng sinh thái trong tự nhiên, giảm thiểu tác hại của thiên tai, là hướng nghiên cứu có triển vọng và cần tiếp tục triển khai.

Tại Sơn La, xuất phát từ đặc điểm, tình hình địa phương và tập quán, thói quen sản xuất của người dân, các cấp chính quyền ở tỉnh Sơn La nói chung và huyện Mộc Châu nói riêng, đã chủ động thực hiện tốt việc giao rừng để nâng cao hiệu quả bảo vệ rừng. Theo đó, phần lớn diện tích rừng tự nhiên trên địa bàn đã được giao cho cộng đồng quản lí, dưới tên gọi “rừng cộng đồng”, và diện tích rừng sản xuất được giao cho các hộ gia đình quản lý. Công tác phát triển rừng trên địa bàn cũng đã từng bước được cải thiện. Cụ thể là: trong giai đoạn 2016 - 2018, bình qn hàng năm tồn tỉnh Sơn La đều trồng mới được khoảng trên 2.000 ha rừng. Năm 2018, tỷ lệ độ che phủ rừng đạt 44%. Theo kế hoạch năm 2019, dự kiến tỉnh Sơn La sẽ thực hiện trồng mới 2.600ha rừng; khoanh nuôi tái sinh phục hồi hơn 40.000ha rừng; trồng 1 triệu cây phân tán; nâng tỷ lệ độ che phủ rừng đạt 44,5% [63].

Tuy nhiên, với đặc thù là một tỉnh miền núi, do vậy công tác bảo vệ và phát triển rừng tại tỉnh Sơn La vẫn cịn gặp nhiều khó khăn, trở ngại, điển hình như sự hỗ trợ nguồn vốn, sự nhận thức của người dân địa phương trong vấn đề bảo vệ rừng, đặc biệt đối với những diện tích rừng phục hồi sau CTNR. Như vậy, phục hồi rừng không chỉ đơn thuần là việc làm tăng độ che phủ của rừng mà cần thiết phải quan tâm đến mức độ cải thiện chất lượng rừng sau phục hồi rừng.

Xuất phát từ thực tiễn đó, luận án: “Nghiên cứu tiềm năng phục hồi

rừng sau nương rẫy huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La” được lựa chọn thực hiện

nhằm nghiên cứu, giải quyết các vấn đề sau:

- Đánh giá hiện trạng canh tác nương rẫy tại khu vực nghiên cứu

- Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc lớp phủ thực vật theo thời gian phục hồi. - Nghiên cứu tính chất vật lý, hóa học và sinh học đất sau CTNR theo thời gian phục hồi.

- Đề xuất giải pháp tác động cụ thể cho đối tượng rừng phục hồi sau CTNR.

Một phần của tài liệu Luận án nghiên cứu tiềm năng phục hồi rừng sau canh tác nương rẫy tại huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(189 trang)
w