Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp giảm nghèo bền vững cho huyện ngân sơn, tỉnh bắc kạn (Trang 44 - 46)

Chương 1 : CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp chọn điểm và thu thp tài liu

2.3.1.1. Chọn điểm và mẫu nghiên cứu Địa điểm :

Chọn các xã nghiên cứu đại diện đầy đủ các đặc điểm về điều kiện địa hình, kinh tế, xã hội, văn hoá trên địa bàn huyện. Huyện gồm các xã có thể chia thành 3 vùng khác nhau vềđiều kiện địa hình, trình độ phát triển của huyện.

Vùng 1 là các xã thuận lợi, giao thông đi lại thuận tiện, tốc độ phát triển kinh tế cao. Đại diện vùng 1 tôi chọn thị trấn Nà Phặc là điểm nghiên cứu.

Vùng 2 là các xã có điều kiện giao thơng thuận lợi, kinh tế trung bình của huyện. Tơi chọn xã Lãng Ngâm là đại diện vùng 2.

Vùng 3 là vùng giao thông đi lại khó khăn, kinh tế kém phát triển. Tơi chọn xã Trung Hòa đại diện cho vùng 3 để nghiên cứu.

Chọn hộ:

Chọn 120 hộ gia đình là các hộ nghèo và cận nghèo tại 3 xã trên theo phương thức chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng để thực hiện điều tra. Phân nhóm hộ thành nhóm hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016 - 2020, trong đó lựa chọn số hộ nghèo là 90 hộ, hộ cận nghèo là 30 hộ để tiến hành điều tra. Nội dung khảo sát là đánh giá các chỉ tiêu nghèo theo tiêu chí nghèo đa chiều trên địa bàn.

2.3.1.2 Phương pháp thu thập số liệu

Có hai phương pháp thu thập dữ liệu: Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp và phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

a. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Theo phương pháp này các số liệu được thu thập từ:

Các tài liệu thống kê đã công bố về hiện trạng nghèo đói, tình hình giảm nghèo đơn chiều và đa chiều trên địa bàn huyện, trong nước và trên thế giới.

Các nguồn thông tin về đất đai, dân số, lao động, cơ sở hạ tầng, kết quả phát triển kinh tế các ngành từ các Chi cục Thống kê, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Phịng tài chính kế hoạch Ngân Sơn, niên giám thống kê huyện Ngân Sơn, các báo cáo của UBND huyện Ngân Sơn, các quyết định của UBND tỉnh Bắc Kạn. Sách báo, tạp chí, các cơng trình nghiên cứu của các chuyên gia, các nhà khoa học; thông tin trên các Website của các đơn vị, tổ chức có liên quan đến nghèo, giảm nghèo.

b. Phương pháp thu thập số liệu sơcấp

Số liệu sơ cấp được thu thập bằng 02 cách qua phiếu điều tra về hiện trạng nghèo theo tiêu chí nghèo đa chiều cấp xã dựa vào phiếu điều tra được chuẩn bị trước và phỏng vấn sâu các cán bộ quản lý cấp huyện, xã và phỏng vấn các hộ dân.

2.3.1.3. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu được phân tổ và xử lý, tính tốn các chỉ tiêu nghiên cứu bằng phần mềm Microsoft Excel.

2.3.2. Phương pháp phân tích

- Phương pháp thống kê mơ tả

Phương pháp thống kê mô tả để thông qua các số liệu thống kê có thể phán ánh thực trạng, tình hình thực tế giảm nghèo địa bàn nghiên cứu.

+ Mô tả bằng bảng thống kê: Trên cơ sở các bảng thống kê sắp xếp theo hệ thống hai chiều số liệu các chỉ tiêu thống kê, các thông tin về đối tượng, nội dung, trách nhiệm thực hiện trong quản lý trên các hàng và cột.

+ Mô tả bằng số liệu: dùng số liệu tương đối và tuyệt đối để mô tả các chỉ số về hiện trạng nghèo: Giáo dục, tiếp cận thông tin, y tế, nhà ở và điều kiện sống.

- Phương pháp so sánh: Dùng phương pháp so sánh cả số tuyệt đối và số tương đối so sánh các chỉ tiêu để thấy được các hộ khá, trung bình, cận nghèo và nghèo theo tiêu chí nghèo đơn chiều so với nghèo đa chiều.

- Dùng phương pháp chuyên gia, chuyên kho: Trong quá trình thực hiện luận văn, ngồi những phương pháp kể trên, bản thân đã thu thập ý kiến của các chuyên gia và các nhà quản lý. Đồng thời tra cứu các cơng trình đã được nghiên cứu cơng bố, từ đó lựa chọn kế thừa...

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp giảm nghèo bền vững cho huyện ngân sơn, tỉnh bắc kạn (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)