a. Constructors
Constructors là những hàm đặc biệt cho phép thực thi, điều khiển chương trình ngay khi khởi tạo đôi tượng. Trong C#, Constructors có tên giống như tên của Class và không trả lại giá trị.
Ví dụ:
class Library {
privateint ibooktypes; //Constructor
public Library() {
ibooktypes = 7; }
public Library(int value) {
ibooktypes = value; }
}
b. Destructors
Là một hàm đặc biệt được sử dụng để làm sạch bộ nhớ. Cách khai báo giống như Constructor nhưng không có tham số và được bắt đầu bằng dấu “~”.
Ví dụ
class Library {
privateint ibooktypes; //Constructor
public Library() {
ibooktypes = 7; }
public Library(int value) { ibooktypes = value; } ~ Library() { //thực thi câu lệnh } } 3.2.4 Nạp chồng phương thức
Là việc xây dựng nhiều các phương thức cùng tên nhưng nhận các tham số khác nhau.
Một ký hiệu (signature) của một phương thức được định nghĩa như tên của phương thức cùng với danh sách tham số của phương thức. Hai phương thức khác nhau khi ký hiệu của chúng khác là khác nhau tức là khác nhau khi tên phương thức khác nhau hay danh sách tham số khác nhau. Danh sách tham số được xem là khác nhau bởi số lượng các tham số hoặc là kiểu dữ liệu của tham số. Ví dụ đoạn mã sau, phương thức thứ nhất khác phương thức thứ hai do số lượng tham số khác nhau. Phương thức thứ hai khác phương thức thứ ba do kiểu dữ liệu tham số khác nhau:
void myMethod( int p1 );
void myMethod( int p1, int p2 );
void myMethod( int p1, string p2 );
Một lớp có thể có bất cứ số lượng phương thức nào, nhưng mỗi phương thức trong lớp phải có ký hiệu khác với tất cả các phương thức thành viên còn lại của lớp.
Ví dụ 1: minh họa lớp Time có hai phương thức khởi dựng, một phương thức nhận tham số là một đối tượng DateTime còn phương thức thứ hai thì nhận sáu tham số nguyên.
Ví dụ 1: Minh họa nạp chồng phương thức khởi dựng.
---
using System;
publicclass Time {
publicvoid DisplayCurrentTime() {
Console.WriteLine(“{0}/{1}/{2} {3}:{4}:{5}”, Date, Month, Year, Hour, Minute, Second); }
public Time( System.DateTime dt) { Year = dt.Year; Month = dt.Month; Date = dt.Day; Hour = dt.Hour; Minute = dt.Minute; Second = dt.Second; }
public Time(int Year, int Month, int Date, int Hour, int Minute, int
Second) {
this.Year = Year;
this.Month = Month;
this.Date = Date;
this.Hour = Hour;
this.Minute = Minute;
// Biến thành viên private
privateint Year;
privateint Month;
privateint Date;
privateint Hour;
privateint Minute;
privateint Second; }
publicclass Tester {
staticvoid Main() {
System.DateTime currentTime = System.DateTime.Now; Time t1 = new Time( currentTime);
t1.DisplayCurrentTime();
Time t2 = new Time(2002,6,8,18,15,20); t2.DisplayCurrentTime(); } } --- Kết quả: 2/1/2002 17:50:17 8/6/2002 18:15:20 ---
Như chúng ta thấy, lớp Time trong ví dụ 1 có hai phương thức khởi dựng. Nếu hai phương thức có cùng ký hiệu thì trình biên dịch sẽ không thể biết được gọi phương thức nào khi khởi tạo hai đối tượng là t1 và t2. Tuy nhiên, ký hiệu của hai phương thức này khác nhau vì tham số truyền vào khác nhau, do đó trình biên dịch sẽ xác định được phương thức nào được gọi dựa vào các tham số.
Khi thực hiện nạp chồng một phương thức, bắt buộc chúng ta phải thay đổi ký hiệu của phương thức, số tham số, hay kiểu dữ liệu của tham số. Chúng ta cũng có thể toàn quyền thay đổi giá trị trả về, nhưng đây là tùy chọn. Nếu chỉ thay đổi giá trị trả về thì không phải nạp chồng phương thức mà khi đó hai phương thức khác nhau, và nếu tạo ra hai phương thức cùng ký hiệu nhưng khác nhau kiểu giá trị trả về sẽ tạo ra một lỗi biên dịch.
Ví dụ 2: Nạp chồng phương thức.
---
using System;
publicclass Tester {
privateint Triple( int val) {
return 3*val; }
privatelong Triple(long val) {
return 3*val; }
publicvoid Test() { int x = 5; int y = Triple(x); Console.WriteLine(“x: {0} y: {1}”, x, y); long lx = 10; long ly = Triple(lx);
Console.WriteLine(“lx: {0} ly:{1}”, lx, ly); }
staticvoid Main() {
Tester t = new Tester(); t.Test(); } } --- Kết quả: x: 5 y: 15 lx: 10 ly:30 ---
Trong ví dụ này, lớp Tester nạp chồng hai phương thức Triple(), một phương thức nhận tham số nguyên int, phương thức còn lại nhận tham số là số
nguyên long. Kiểu giá trị trả về của hai phương thức khác nhau, mặc dù điều này không đòi hỏi nhưng rất thích hợp trong trường hợp này.
3.2.5 Kế thừa 3.2.5.1 Sự kế thừa 3.2.5.1 Sự kế thừa
C# hỗ trợ đơn thừa kế giữa các lớp. Một lớp có thể thừa hưởng những thuộc tính và phương thức từ một lớp khác. Cú pháp:
class MyDerivedClass : MyBaseClass {
// functions and data members here }
Trong C# một lớp bắt buột phải thừa kế từ một lớp nào đó. C# hỗ trợ một lớp cơ sở toàn diện gọi là System.Object. Trong ngôn ngữ C# để tạo một lớp dẫn xuất từ một lớp ta thêm dấu hai chấm vào sau tên lớp dẫn xuất và trước tên lớp cơ sở:
publicclass ListBox : Window
Đoạn lệnh trên khai báo một lớp mới tên là ListBox, lớp này được dẫn xuất từ Window.
Lớp dẫn xuất sẽ kế thừa tất cả các thành viên của lớp cơ sở, bao gồm tất cả các phương thức và biến thành viên của lớp cơ sở. Lớp dẫn xuất được tự do thực thi các phiên bản của một phương thức của lớp cơ sở. Lớp dẫn xuất cũng có thể tạo một phương thức mới bằng việc đánh dấu với từ khóa new. Ví dụ 3 sau minh họa việc tạo và sử dụng các lớp cơ sở và dẫn xuất.
Ví dụ 3: Sử dụng lớp dẫn xuất.
---
using System;
publicclass Window {
// Hàm khởi dựng lấy hai số nguyên chỉ // đến vị trí của cửa sổ trên console
public Window( int top, int left) {
this.top = top;
this.left = left; }
// mô phỏng vẽ cửa sổ
{
Console.WriteLine(“Drawing Window at {0}, {1}”, top, left); }
// Có hai biến thành viên private do đó // hai biến này sẽ không thấy bên trong lớp // dẫn xuất.
privateint top;
privateint left; }
// ListBox dẫn xuất từ Window
publicclass ListBox: Window {
// Khởi dựng có tham số
public ListBox(int top, int left,
string theContents) : base(top, left) // gọi khởi dựng của lớp cơ sở {
mListBoxContents = theContents; }
// Tạo một phiên bản mới cho phương thức DrawWindow // vì trong lớp dẫn xuất muốn thay đổi hành vi thực hiện // bên trong phương thức này
publicnewvoid DrawWindow() {
base.DrawWindow();
Console.WriteLine(“ ListBox write: {0}”, mListBoxContents); }
// biến thành viên private
privatestring mListBoxContents; }
publicclass Tester {
publicstaticvoid Main() {
// tạo đối tượng cho lớp cơ sở Window w = new Window(5, 10); w.DrawWindow();
// tạo đối tượng cho lớp dẫn xuất
ListBox lb = new ListBox( 20, 10, “Hello world!”); lb.DrawWindow();
}
--- Kết quả:
Drawing Window at: 5, 10 Drawing Window at: 20, 10 ListBox write: Hello world!
---
3.2.5.2. Gọi phương thức của lớp cơ sở
Trong ví dụ 3, phương thức DrawWindow() của lớp ListBox sẽ làm ẩn và thay thế phương thức DrawWindow của lớp cơ sở Window. Khi chúng ta gọi phương thức DrawWindow của một đối tượng của lớp ListBox thì phương thức ListBox.DrawWindow() sẽ được thực hiện, không phải phương thức Window.DrawWindow() của lớp cơ sở Window. Tuy nhiên, ta có thể gọi phương thức DrawWindow() của lớp cơ sở thông qua từ khóa base:
base.DrawWindow(); // gọi phương thức cơ sở. Từ khóa base chỉ đến lớp cơ sở cho đối tượng hiện hành.
Gốc của tất cả các lớp: Lớp Object
Tất cả các lớp của ngôn ngữ C# của bất cứ kiểu dữ liệu nào thì cũng được dẫn xuất từ lớp System.Object. Thú vị là bao gồm cả các kiểu dữ liệu giá trị. Một lớp cơ sở là cha trực tiếp của một lớp dẫn xuất. Lớp dẫn xuất này cũng có thể làm cơ sở cho các lớp dẫn xuất xa hơn nữa, việc dẫn xuất này sẽ tạo ra một cây thừa kế hay một kiến trúc phân cấp. Lớp gốc là lớp nằm ở trên cùng cây phân cấp thừa kế, còn các lớp dẫn xuất thì nằm bên dưới. Trong ngôn ngữ C#, lớp gốc là lớp Object, lớp này nằm trên cùng trong cây phân cấp các lớp.
Lớp Object cung cấp một số các phương thức dùng cho các lớp dẫn xuất có thể thực hiện việc phủ quyết. Những phương thức này bao gồm: Equals() kiểm tra xem hai đối tượng có giống nhau hay không. Phương thức GetType() trả về kiểu của đối tượng. Và phương thức ToString () trả về một chuỗi thể hiện lớp hiện hành.
Chức năng của một số phương thức
GetHashCode( ): Cho phép những đối tượng cung cấp riêng những hàm băm cho sử dụng tập hợp.
GetType( ): Cung cấp kiểu của đối tượng.
ToString( ): Cung cấp chuỗi thể hiện của đối tượng. Finalize( ): Dọn dẹp các tài nguyên.
MemberwiseClone( ): Tạo một bản sao từ đối tượng.
Ví dụ 5 sau minh họa việc sử dụng phương thức ToString( ) thừa kế từ lớp Object.
Ví dụ 5: Thừa kế từ Object.
---
using System;
publicclass SomeClass {
public SomeClass( int val ) {
value = val; }
// phủ quyết phương thức ToString của lớp Object
publicvirtualstring ToString() {
return value.ToString(); }
// biến thành viên private lưu giá trị
privateint value; }
publicclass Tester {
staticvoid Main( ) {
int i = 5;
Console.WriteLine(“The value of i is: {0}”, i.ToString()); SomeClass s = new SomeClass(7);
Console.WriteLine(“The value of s is {0}”, s.ToString()); Console.WriteLine(“The value of 5 is {0}”,5.ToString()); }
Kết quả:
The value of i is: 5
The value of s is 7
The value of 5 is 5
---
Trong tài liệu của lớp Object phương thức ToString() được khai báo như sau:
publicvirtual string ToString();
Đây là phương thức ảo public, phương thức này trả về một chuỗi và không nhận tham số. Tất cả kiểu dữ liệu được xây dựng sẵn, như kiểu int, dẫn xuất từ lớp Object nên nó cũng có thể thực thi các phương thức của lớp Object.
Lớp SomeClass trong ví dụ trên thực hiện việc phủ quyết phương thức ToString(), do đó phương thức này sẽ trả về giá trị có nghĩa. Nếu chúng ta không phủ quyết phương thức ToString() trong lớp SomeClass, phương thức của lớp cơ sở sẽ được thực thi, và kết quả xuất ra sẽ có thay đổi như sau:
The value of s is SomeClass
Như chúng ta thấy, hành vi mặc định đã trả về một chuỗi chính là tên của lớp đang thể hiện. Các lớp không cần phải khai báo tường minh việc dẫn xuất từ lớp Object, việc kế thừa sẽ được đưa vào một cách ngầm định. Như lớp SomeClass trên ta không khai báo bất cứ dẫn xuất của lớp nào nhưng C# sẽ tự động đưa lớp Object thành lớp dẫn xuất. Do đó ta mới có thể phủ quyết phương thức ToString() của lớp Object.
Phương thức Overriden và Hide:
Bằng cách khai báo virtual trong một hàm ở lớp cơ sở thì cho phép hàm đó được overriden trong bất kỳ một lớp thừa hưởng nào.
class MyBaseClass {
publicvirtual string VirtualMethod() {
return "This method is virtual and defined in MyBaseClass"; }
Như ví dụ trên, tức là ta có thể tạo ra một sự thực thi khác của
VirtualMethod() trong một lớp thừa hưởng của MyBaseClass. Và khi gọi
phương thức trong một thể hiện của lớp thừa hưởng thì phương thức của lớp thừa hưởng sẽ được thi hành mà không quan tâm đến phương thức đó ở lớp cơ sở. Khác với C++ và Java, trong C# những hàm không được khai báo virtual mặc định mà bạn phải khai báo virtual một cách rõ ràng và khi một hàm muốn override một hàm khác thì phải sử dụng từ khoá override:
class MyDerivedClass : MyBaseClass {
publicoverridestring VirtualMethod()