SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ VÀ CÔNG NGHỆ DỰ KIẾN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ luyện fero titan từ quặng gốc ilmenit (Trang 43 - 47)

Từ các kết quả nghiên cứu đối với quặng ilmenite gốc Cây Châm, Núi Chúa, Thái Nguyên lựa chọn sơ đồ công nghệ sau để luyện fero titan.

Hình 18: Sơđồ công nghệ kiến nghị luyện fero titan.

Fero titan Xỉ Quặng sắt Tinh quặng ilmenite Trợ dung Nấu chảy Hoàn nguyên Lắng đọng Fero silic Lò điện hồ quang Nhôm hạt

3.3.2. Đánh giá sơ bộ về chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật

Từ kết quả nghiên cứu luyện fero titan đối với lò điện hồ quang 100KVA, rút ra được một số chỉ tiêu như trong bảng sau:

Bảng 20. Dự tính chi phí nguyên vật liệu/tấn sản phẩm (Quy mô mở rộng lò 100KVA)

TT Nguyên vậy liệu Đơn vị Số lượng Đơn giá (1.000 đ) Thành tiền (1.000đ) 1 Tinh quặng ilmenite kg 2000 1 2000 2 Nhôm hạt kg 900 30 27000 3 Fero silic kg 252.5 20 5050 4 Vôi kg 380 2 760 5 Quặng sắt kg 261 1.7 443,7 6 Điện cực kg 50 30 1500 7 Điện năng KWh 8000 1.2 9600 Tổng 46354

Hiện nay Giá trên thị trường 58 triệu VNĐ/1 tấn fero titan với hàm lượng Ti là 22%. Nhà Máy Cơ Khí Đông Anh sản xuất các chi tiết cho nghiền xi măng sử dụng xấp xỉ 300 tân fero titan. Lượng fero titan nay hoàn toàn nhập khẩu.

Từ bảng trên thấy rằng nhôm và điện năng tiêu thụ quyết định rất lớn đến giá thành của sản phẩm. Dự toán kinh tế đối với lò 100KVA chỉ mang tính chất tham khảo. Để đánh giá đầy đủ và đúng các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của việc sản xuất fero titan cần có thử nghiệm sản xuất ở quy mô lớn.

3.4. DỰ KIẾN HÌNH THỨC ÁP DỤNG VÀ ĐỊA CHỈ ÁP DỤNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. QUẢ NGHIÊN CỨU.

Dự kiến hình thức áp dụng kết quả nghiên cứu:

• Tiếp tục nghiên cứu với quy mô lớn hơn để tiến tới sản xuất. Dự kiến sẽ nghiên cứu với lò điện hồ quang 150KVA và lò 1000KVA.

• Đưa vào sản xuất nếu kết quả của quá trình thừ nghiệm quy mô bán công nghiệp đạt hiệu quả kinh tế kỹ thuật.

• Chuyển giao công nghệ cho các đơn vị nhu cầu.

Dự kiến các địa chỉ áp dụng kết quả nghiên cứu:

Áp dụng tất cả các nhà máy luyện thép có sử dụng fero titan. Như Nhà máy Cơ Khí Đông Anh... Hiện nhà máy Cơ Khí Đông Anh đang có nhu cầu về sản phẩm fero titan với hàm lượng Ti: 22% mỗi năm khoảng 300 tấn.

KT LUN VÀ KIN NGH

Kết luận

- Đề tài đã đưa ra quy trình công nghệ luyện fero titan từ quặng ilmenite gốc Cây Châm, Núi Chúa, Thái Nguyên với chếđộ phối liệu hợp lý.

- Đã nấu luyện được fero titan có chất lượng đạt yêu cầu đề ra với thành phần: 25%Ti, 13,52%Al, 5,2%Si, 0,12%C, 0,014%S, <0,002P với hiệu suất thu hồi titan là 54,39%. Sản phẩm này phù hợp để sử dụng làm chất hợp kim hóa khi nấu luyện thép hợp kim.

- Đã tính toán sơ bộđược một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật khi luyện fero titan từ nguồn quặng gốc ilmenite Cây Châm,Núi Chúa, Thái Nguyên. - Đề tài đã nghiên cứu thành công fero titan từ tinh quặng ilmenite vùng Núi Chúa Thái Nguyên với hiệu suất thu hồi: 54,39% là đạt hiệu quả kinh tế kỹ thuật.

Kiến nghị

Để có thểđánh giá đầy đủ và chính xác các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của quá trình luyện fero titan từ quặng ilmenite gốc vùng Cây Châm, Núi Chúa Thái Nguyên, cần được khảo sát trên quy mô bán công nghiệp. Đề nghịđược triển khai tiếp đề tài với thiết bị công suất lớn để sản xuất thử nghiệm fero titan.

TÀI LIU THAM KHO

1. Cao Văn Hồng. Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ luyện xỉ titan, Viện KH&CN Mỏ Luyện kim (2003).

2. Điện luyện hợp kim fero (Bản tiếng Nga), Kiev, (1983).

3. Phạm Kim Đĩnh, Lê Xuân Khuông....Lý thuyết các quá trình luyện kim - Hoả luyện, tập 1, (1996) Nhà xuất bản KH&KT, Hà Nội.

4. PGS.TS. Ngô Trí Phúc, TS. Nguyễn Sơn Lâm. Công nghệ sản xuất ferro, (2006).

5. Phạm Đức Thái và các cộng sự. Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sản xuất một số loại hợp kim Ferro.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ luyện fero titan từ quặng gốc ilmenit (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)