Mục tiêu phát triển xuất khẩu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số điều kiện cần (cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, hoạt động hải quan, logictic; hệ thống cung cấp thông tin) để đẩy mạnh xuất kh (Trang 78 - 94)

I. Định hướng và mục tiêu phát triển xuất khẩu trong thời gian tớ i

2. Mục tiêu phát triển xuất khẩu

Đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 12%/năm. Phấn đấu đến năm 2015, KNXK đạt 113,7 tỷ USD, tỷ trọng xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước

đạt khoảng 70%, của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài khoảng 30%. - Đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu sản phẩm xuất khẩu theo hướng mặt hàng có giá trị gia tăng cao, có kim ngạch lớn, có khả năng tăng trưởng cao, những mặt hàng có đóng góp quan trọng cho việc thực hiện kế

hoạch xuất khẩu cũng như giải quyết nhiều lao động như các sản phẩm chế

biến, công nghiệp chế biến: dệt may, giầy dép, đồ gỗ, linh kiện điện tử, sản phẩm nhựa, dây cáp điện… Phát triển xuất khẩu các mặt hàng mới như sản phẩm cơ khí, thực phẩm chế biến, hoá phẩm tiêu dùng... các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao như sản phẩm phần mềm, hàng điện tử và tin học.

- Nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến thương mại, ứng dụng mạnh mẽ

thương mại điện tử, khai thác hiệu quả các thị trường truyền thống, chủ động mở rộng thị trường mới, đối tác mới có tiềm năng nhằm hạn chế rủi ro khi có biến động; tận dụng mọi khả năng để tăng mức xuất khẩu trên tất cả các thị

trường có sức mua lớn nhưng hiện còn chiếm tỷ trọng thấp.

- Tận dụng các lợi thế từ các hiệp định thương mại song phương (FTA), nhất là thị trường Nhật Bản và các nước trong khu vực; gắn thị trường xuất khẩu với thị trường nhập khẩu, thông qua đó đẩy mạnh xuất khẩu, giảm nhập siêu ở các thị trường hiện có mức nhập siêu lớn nhằm giảm nhập siêu của cả

nước.

- Đảm bảo ổn định nhập khẩu có kiểm soát các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Có biện pháp kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu những mặt hàng trong nước đã sản xuất được và các mặt hàng tiêu dùng không thiết yếu, giảm dần nhập siêu. Ưu tiên nhập khẩu vật tư, thiết bị, công nghệ cao, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

3. Những vấn đề đặt ra đối với cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, hoạt động hải quan, logistics, hệ thống thông tin nhằm đẩy mạnh xuất khẩu

Hạ tầng giao thông vận tải, hoạt động hải quan, logistics, hệ thống thông tin là những yếu tố cơ bản có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần giảm chi phí, tạo lợi thế cạnh tranh cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam, để

đáp ứng mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu đặt ra trong thời gian tới cần phải có những giải pháp đồng bộ và phối hợp để phát triển các lĩnh vực này.

Thời gian qua, những lĩnh vực này đã được các Bộ chủ quản hoặc những cơ quan có liên quan quan tâm đầu tư phát triển, tuy nhiên sự gắn kết còn lỏng lẻo, chưa theo kịp với phát triển kinh tế xã hội, trong đó có phát triển xuất khẩu, cung ứng và phân phối hàng hoá, dịch vụđáp ứng và thoả mãn nhu cầu tiêu dùng.

V cơ s h tng giao thông vn ti: Chiến lược giao thông vận tải đến năm 2020 đó đưa ra 11 quan điểm phát triển tuy nhiên, trong mấy năm vừa qua một số quan điểm vẫn chưa được thực hiện triệt để. Ví dụ như quan điểm coi trọng công tác bảo trì, đảm bảo khai thác hiệu quả, bền vững kết cấu hạ

tầng giao thông hiện có… nhưng thực tế vốn cấp cho công tác bảo trì hàng năm rất ít, còn thấp nhiều so với yêu cầu dẫn đến việc nhiều đường xá, cầu, cầu cảng hư hỏng không được nâng cấp kịp thời gây khó khăn cho vận chuyển hàng hoá mà việc đường ra cảng Hải phòng bị hư hỏng nặng gây ách tắc nhưđó nêu ở phần thực trạng là một ví dụ.

Hay trong Chiến lược được phê duyệt phải đầu tư phát triển cân đối các phương thức vận tải và dịch vụ vận tải, nhưng thực tế chưa đạt được. Cụ thể đầu tư giữa các ngành chưa phù hợp tỷ lệ đầu tư cho ngành đường sắt còn rất thấp, phương tiện của các ngành cũng chưa phát triển đồng đều. Sử dụng hợp lý các phương thức vận tải vẫn đang do chủ hàng tự lựa chọn mà chưa có hướng dẫn, khuyến cáo của ngành quản lý về sử dụng như thế nào là hợp lý và tối ưu; Yêu cầu của Chiến lược là phát triển vận tải đường biển để tăng tỷ

lệđảm nhận khối lượng vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu, nhưng đến nay cũng chỉ mới đạt tỷ lệ hàng năm 18-20%...

Thực tếđầu tư hạ tầng giao thông vận tải cần vốn lớn, cần phải kêu gọi

đầu tư của các tổ chức quốc tế, đầu tư tư nhân hoặc áp dụng mở rộng mô hình PPP (hợp tác công tư) cho lĩnh vực này, tuy nhiên hiện nay vẫn còn thiếu những chính sách cụ thể hỗ trợ, khuyến khích sự tham gia của các thành phần

kinh tếđầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và tham gia cung cấp các dịch vụ vận tải... Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải (bao gồm đường sá, cầu cảng, kho bãi) hiện đang thiếu và yếu là yếu tố chính làm cản trở năng lực cạnh tranh sản phẩm của nước ta. Do đó, quy hoạch cơ sở hạ tầng theo định hướng đáp ứng nhu cầu thương mại trong và ngoài nước đóng vai trò quan trọng đểđẩy nhanh tăng trưởng cho quốc gia.

V hot động hi quan: Thời gian qua ngành hải quan đã rất tích cực trong việc hiện đại hoá và cải cách thủ tục hải quan, tạo nhiều thuận lợi cho thông quan hàng hoá xuất khẩu, được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao. Vấn đề đặt ra đối với hoạt động hải quan hiện nay là tiếp tục thực hiện Quyết

định 103/2009/ QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 12/8/2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 149/2005/ QĐ-TTg về thí điểm thủ tục hải quan điện tử, theo đó mở rộng đối tượng áp dụng, loại hình triển khai thí

điểm mở rộng nhằm giảm thời gian thông quan và tiến tới xây dựng kế hoạch thực hiện hải quan điện tử áp dụng trên cả nước. Bên cạnh đó, sửa đổi, bổ

sung quy định của Nghị định 79/2005/ NĐ-CP ngày 16/5/2005 của Chính phủ

quy định vềđiều kiện và hoạt động của đại lý làm thủ tục hải quan để tạo điều kiện thực hiện tốt kế hoạch hiện đại hoá thủ tục hải quan. Ngoài ra, việc đầu tư trang thiết bị kỹ thuật cho các chi cục hải quan cửa khẩu các cảng cũng là vấn đềđặt ra đối với hoạt động hải quan nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý và tạo thuận lợi, giảm chi phí cho doanh nghiệp.

Năng lực quản lý của hải quan và các dịch vụ liên quan đóng vai trò ngày càng quan trọng. Giá thành sản phẩm cao, năng lực cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu thấp có phần đóng góp của các thủ tục xuất khẩu như có nhiều thủ tục hải quan rườm rà và tốn nhiều thời gian thông quan hàng hóa... Minh bạch và thông thoáng hoạt động kiểm soát này sẽ góp phần gia tăng

V hot động Logistics, như ta đã biết, cơ sở hạ tầng, đặc biệt hạ tầng giao thông là nền tảng, là trái tim, mạch máu của hoạt động logistics. Cơ sở

hạ tầng giao thông phát triển thì các hoạt động logistics sẽ phát triển. Vấn đề

này đòi hỏi các nhà quy hoạch phải có một tầm nhìn, định hướng đúng đắn và

đặc biệt là Chính phủ cần quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng để ngành logistics phát triển đúng tầm. Bên cạnh những hạn chế về hạ tầng giao thông, ở Việt Nam vẫn còn vắng bóng các doanh nghiệp logistics lớn có khả năng đảm

đương được toàn bộ các khâu trong chuỗi cung ứng logistics, do đó nguồn lợi to lớn từ loại hình dịch vụ tổng hợp này vẫn tiếp tục chảy vào túi các doanh nghiệp nước ngoài.

Dịch vụ logistic ở Việt Nam chiếm từ 15 - 20% GDP (khoảng 12 tỷ

USD) - một khoản tiền rất lớn và gắn với toàn bộ khâu lưu thông, phân phối của nền kinh tế. Nếu chỉ tính riêng khâu quan trọng nhất của logistic là vận tải, chiếm từ 40 - 60% chi phí thì cũng đã là một thị trường dịch vụ khổng lồ. Tuy vậy, hiện nay chưa có một cơ quan chủ quan hay ít nhất là Uỷ ban quốc gia về Logistics nên các vấn đề chiến lược, quy hoạch ngành logistics (2010- 2020) còn bị bỏ ngỏ (đúng hơn là có đề cập nhưng còn tản mạn). Ngoài ra, logistics là loại hình dịch vụ tổng hợp, quá trình hoạt động có liên quan đến sự quản lý của nhiều bộ, ngành như: giao thông vận tải, thương mại, hải quan,

đo lường và kiểm định... Việc mỗi Bộ ban hành một quy định riêng nhưng không đồng bộ, thậm chí còn mâu thuẫn với nhau, cộng với việc cấm xe tải ở

các thành phố lớn đã gây ra những trở ngại không nhỏ cho ngành logistics. Logistics trong chiến lược phát triển hệ thống giao thông vận tải bền vững mà mục tiêu là vận tải đa phương thức với chất lượng cao là cơ hội cải tạo sản phẩm, dịch vụ đáp ứng tiêu dùng trong nước, nâng lợi thế cạnh tranh quốc gia, hội nhập kinh tế quốc tế. Dịch vụ logistics hướng đến dịch vụ trọn gói 3PL (integrated third party logistics service) là chiến lược cạnh tranh để

phát triển thị trường dịch vụ logistics của nước ta ngang tầm khu vực và thế

Phát triển logistics điện tử (e-logistics) cùng với thương mại điện tử và quản trị chuyền cung ứng an toàn và thân thiện là xu hướng thời đại.

Kết nối logistics trong và ngoài nước, là tiền đề hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Đẩy mạnh và hiện thực hóa kỹ năng quản trị logistics, quản trị chuyền cung ứng trong tất cả các cấp quản lý, các ngành, các doanh nghiệp có ý nghĩa thiết thực trong việc tái cơ cấu nền kinh tế hiện nay. Giảm chi phí logistics trong cơ cấu GDP (hiện nay khoảng 25% GDP) của Việt Nam có ý nghĩa quan trọng góp phần thực hiện thắng lợi định hướng, mục tiêu kinh tế

xã hội đã đề ra.

V h thng cung cp thông tin:

C«ng tác thu thập, xử lý, cung cấp thông tin; dự báo và định hướng về

thị trường trong nước và ngoài nước đã và đang được thực hiện, tuy chưa đạt hiệu quả cao song phần nào đã giúp cho hoạt động xuất khẩu. Tuy nhiên, hoạt

động thu thập, xử lý, cung cấp thông tin; dự báo và định hướng về thị trường trong nước và ngoài nước mới chỉ thực hiện được một phần rất nhỏ, trong khi

đây là một trong những yếu tố ngày càng quan trọng trong xu thế ứng dụng công nghệ thông tin hiện nay.Vấn đề quan trọng đặt ra đối với hệ thống cung cấp thông tin là thông tin chính xác, kịp thời và độ tin cậy cao, cần có những thông tin mang tính phân tích, dự báo về thị trường, mặt hàng và cập nhật những thay đổi về mặt chính sách và những chính sách mới của các nước nhập khẩu để doanh nghiệp định hướng sản xuất, kinh doanh... Những vấn đề

này một mặt đòi hỏi sự quan tâm của nhà nước đầu tư cho công tác thông tin, dự báo, đầu tư cho cơ sở hạ tầng, một mặt đòi hỏi các cơ quan cung cấp thông tin phải nâng cao trình độ, phối hợp và khai thác, xử lý hiệu quả thông tin từ

những cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài

II. Giải pháp cụ thể cho từng lĩnh vực

Đểđáp ứng mục tiêu xuất khẩu mà Chính phủđặt ra trong thời gian tới thì các doanh nghiệp Việt Nam phải nỗ lực trong sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu. Ngoài việc nâng cao

chất lượng thì giá cả cạnh tranh là yếu tố quan trọng, đóng góp vào sự hình thành giá hàng hoá xuất khẩu là khâu dịch vụ hỗ trợ cho quá trình xuất khẩu như vận tải, thông quan hàng hoá, hệ thống cung cấp thông tin... Như vậy, nâng cao chất lượng của các dịch vụ hỗ trợ này sẽ giúp các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, giảm giá thành qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu. Qua nghiên cứu về thực trạng về cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, hoạt động hải quan, logistics, hệ thống cung cấp thông tin, đề tài cũng

đã nêu ra một số vấn đề nổi lên của những những ngành này và kiến nghị một số giải pháp cụ thể mà các Bộ, ngành, các hiệp hội có liên quan cần thực hiện trong thời gian tới như sau:

1. Hạ tầng giao thông vận tải

- Huy động vốn đầu tư phát triển hạ tầng: Huy động tối đa mọi nguồn lực, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư từ mọi thành phần kinh tế

dưới nhiều hình thức kể cả các Nhà đầu tư nước ngoài vào xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, đặc biệt là đầu tư theo hình thức: Phối hợp đầu tư nhà nước và tư nhân (PPP), Đầu tư – khai thác - chuyển giao (BOT), Đầu tư - chuyển giao – khai thác (BTO), … Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh các dịch vụ hỗ trợ hạ tầng giao thông. Tăng mức đầu tư cho hạ

tầng giao thông từ ngân sách nhà nước hàng năm đạt 2,5 – 3,5% GDP. Áp dụng hình thức Nhà nước đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông cho các

đơn vị, cá nhân thuê khai thác để có vốn bảo trì hoặc đầu tư vào các công trình khác. Các địa phương chủ động đầu tư hệ thống đường địa phương bằng các hình thức khác nhau và đặc biệt cố gắng khai thác quỹ đất và tiềm năng sẵn có để đầu tư hạ tầng. Tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, không phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, dịch vụ hỗ trợ hạ tầng giao thông nhằm nâng cao chất lượng công trình hạ tầng giao thông.

- Tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh, không phân biệt đối xử với mọi thành phần kinh tế tham gia kinh doanh vận tải nhằm nâng cao chất

lượng vận tải và dịch vụ vận tải. Xây dựng hệ thống giá cước hợp lý giữa các phương thức vận tải để Nhà nước làm công cụđiều tiết vĩ mô. Đẩy nhanh việc thực hiện lộ trình thống nhất chính sách thuế, phí và lệ phí ưu đãi về đất đai

để áp dụng không phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước, thường xuyên kiểm tra chất lượng và dịch vụ trên các tuyến vận tải từ đó buộc các doanh nghiệp kinh doanh vận tải phải đổi míi ph−¬ng tiÖn vÒ sè l−îng, chất lượng vµ chủng loại phù hợp với yêu cầu vận tải hàng hóa nhằm

đảm bảo quyền lợi khách hàng, lưu thông hàng hoá được nhanh chóng, thuận tiện.

- Công tác quy hoạch phát triển giao thông phải đồng bộ, tiêu chí rõ ràng: Tiêu chí quy hoạch giao thông là tạo ra tuyến liên kết nội vùng để kết hợp, phát huy thế mạnh mỗi vùng đồng thời kết nối đồng bộ các loại hình giao thông: đường bộ, đường sắt, đường sông, cảng biển và đường hàng không; giữa các vùng miền trong cả nước, qua đó đầu tư phù hợp cho các ngành, đồng thời các cấp quản lý cũng có hướng dẫn cụ thể về việc sử dụng hợp lý, tối ưu trong vận tải nhằm phát triển mạnh vận tải đa phương thức t¹o ®iÒu kiÖn thuËn lîi cho chñ hµng rút ngắn thời gian vận chuyển, giảm ùn tắc giao thông, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp và xã hội.

- Đổi mới cơ chế quản lý đầu tư xây dựng trong ngành giao thông:

Tiếp tục nâng cao hơn nữa năng lực lãnh đạo, đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức về năng lực nghiệp vụ, tinh thần thái độ phục vụ tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác quản lý nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về giao thông vận tải. Cần triển

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số điều kiện cần (cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, hoạt động hải quan, logictic; hệ thống cung cấp thông tin) để đẩy mạnh xuất kh (Trang 78 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)