CHƯƠNG 3: CHIẾN THẮNG VẠN TRƯỜNG 3.1 Diễn biến trận đánh Vạn Tường

Một phần của tài liệu CÁC CHIẾN lược TRỌNG yếu TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG mỹ năm 1954 1975 bài học KINH NGHIỆM và ý NGHĨA LỊCH sử (Trang 29 - 31)

3.1. Diễn biến trận đánh Vạn Tường

Vào lúc 6h15 phút sáng ngày 18.08.1965 trận chiến chính thức bắt đầu. Thủy quân lục chiến của Mỹ cử khơng quan xuất kích. Chúng dùng 20 máy bay F4 và A4 ném đến 18 tấn bom xuống Vạn Tường và vùng lân cận. Trên biển dùng trực thăng và tàu đổ bộ. Dùng 3 xe tăng phun lửa M67, 5 xe tăng M48, tàu LCU đổ bộ lên Vịnh Lục. Chúng hình thành nên vịng vây về phía nam, tiến quân về phía Tây và đánh chiếm thôn An Cường 1.

Lúc 6 giờ 45 thủy quân lục chiến Mỹ dùng đổ bộ xuống thơn Bình Phước và Bình Long, Bình Thạnh Tây bằng máy bay trực thăng, hình thành cánh qn bao vây phía Tây. Cùng với đó chúng cũng đổ bộ xuống Chu Lai theo đường bộ vượt sông Trà Bồng đánh xuống bằng xe tăng và xe bọc thép, hình thành cánh qn bao vây phía Bắc.

Qn Mỹ muốn dồn lực lượng quân giải phóng ra biển nhằm buộc họ giao chiến trên địa bàn trống. Tại đây các phương tiện và trang bị chiến tranh của Mỹ có thể phát huy tối đa sức tàn phá cũng như mang đến phần thắng cao hơn. Tuy nhiên mục đích và âm mưu của chúng nhanh chóng bị đánh bại.

*Trưa ngày 18/08/1965

Ở phía Tây Nam Vạn Tường Đại đội trinh sát thuộc E1 QGP của ta đã chặn cánh quân của D3 + C7/D4 TQLC Mỹ tiến đến Lạc Sơn. Quân ta đã tiến hành chắn phòng ngự, chắn tại cao điểm 30 thuộc thôn An Cường 2. TQLC Mỹ đưa thêm quân dùng máy bay ném bom bắn phá liên tiếp đến trưa 18.08 thì chiếm được An Cường 2.

Quân Mỹ cho trực thăng và pháo binh bắn phá dọn bãi, tổ chức tiến quân theo đội hình hàng dọc từ An Cường. Chúng dùng xe thiết giáp và xe tăng phun lửa đi theo con đường mịn giữa An Thái và Nam n tấn cơng qn ta.

Qn ta lợi dụng địa hình kín đáo, chờ cho đoàn xe TQLC Mỹ đến cách 50m mới nổ súng. Quân ta dùng súng chống tăng B40, lựu đạn và súng không giật, đã bắn cháy 4 chiếc xe. Quân Mỹ hoảng loạn bỏ chạy, sa xuống ruộng lầy quân ta tiếp tục đuổi theo tiêu diệt 3 xe nữa.

*Chiều ngày 18/08/1965

Qn Mỹ khơng xác định được vị trí đóng qn của qn ta, đã đổ bộ xuống ngay trước trận địa của ta. Quân ta tiến hành tập kích bắn rơi 4 máy bay trực thăng. Quân Mỹ gọi chi viện và chiếm được Cao điểm 43. Chiều 18/8/1965 lực lượng quân giải phóng từ Châu Bình mở một mũi đột kích đánh vào sau lưng cánh quân đổ bộ đường biển của quân Mỹ. Lợi dụng cánh sườn phía Bắc bị hở quân ta phản kích, buộc qn Mỹ phải lùi lại Bình Hịa. Chiều 18/8/1965 bộ đội địa phương tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với chiến trường chính mở mũi đột

với du kích đánh vào sau lưng cánh qn của trung đồn 7 TQLC Mỹ. Tại đây quân ta đã bắn rơi 3 máy bay trực thăng, ngăn chặn việc quân Mỹ tiến hành chi viện ở chiến trường chính.

*Từ ngày 19/08 đến 24/08

Đêm 18 rạng ngày 19/8/1965 lợi dụng vòng vây bị đứt đoạn giữa cánh Bắc và cánh Nam của TQLC Mỹ quân ta tiến hành rút quân về khu vực an toàn. TQLC Mỹ càn quét khu vực Vạn Tường và các xã lân cận từ ngày 19/8 đến ngày 24/8. Tuy nhiên chúng chỉ bắt được một số ít thương binh QGP chưa kịp rút ra và nhiều thường dân.

* Kết quả chiến thắng Vạn Tường

Trận chiến Vạn tường năm 1965 kết thúc quân ta giành chiến thắng Vạn Tường với các kết quả đáng khen ngợi. Quân ta đã loại khỏi vòng chiến đấu gần 1000 tên thủy quân lục chiến Mỹ. Hạ 13 máy bay, bắn cháy 22 máy bay và xe bọc thép, làm thất bại âm mưu dồn quân ta ra biển để tiêu diệt. Quân Mỹ khơng thể đánh bại được trung đồn Ba Gia cũng như chiếm đóng được Vạn Tường.

Chiến thắng Vạn Tường làm thất bại hoàn toàn cuộc hành quân Ánh sáng sao của quân Mỹ. Gây các tổn thất nặng nề về người và của cho quân Mỹ, khiến chúng hoảng loạn chống đỡ. Thua ở trận đánh này người Mỹ không thể đổ lỗi được cho sự bị động.

3.2. Ý nghĩa lịch sử

Chiến thắng Vạn Tường là một trong những chiến thắng quan trọng đối với quân và dân ta. Với chiến thắng này quân ta chiếm được thế thượng phong, dù khơng có các phương tiện và trang thiết bị hiện đại vẫn có thể chiến thắng quân Mỹ. Chúng ta chỉ sử dụng súng trường, lựu đạn vẫn có thể hạ được trực thăng, máy bay ném bom, xe tăng, xe thiết giáp, xe tăng phun lửa,… của Mỹ.

Từ chiến thắng Vạn Tường quân ta đã đập tan âm mưu dồn quân ta đến đường cùng để ngang tàng sát hại của quân Mỹ. Quân ta tiêu diệt khơng ít qn Mỹ, làm thiệt hại vô số trang thiết bị của Mỹ. Thể hiện tinh thần đoàn kết và mưu lược chiến tranh của quân ta. Làm nền tảng vững chắc cho các cuộc chiến sau này của quân và dân ta, góp phần vào thắng lợi to lớn của đất nước sau này.

Một phần của tài liệu CÁC CHIẾN lược TRỌNG yếu TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG mỹ năm 1954 1975 bài học KINH NGHIỆM và ý NGHĨA LỊCH sử (Trang 29 - 31)