Những thành tựu đạt được trong quá trình thực hiện đường lối xây dựng nền

Một phần của tài liệu NHẬN TH c v xây d n n KINH t ứ ề ỰNG ề ế THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG xã hội CHỦ NGHĨA của ĐẢNG CỘNG sản VIỆT NAM THỜI kỳ đổi mới (Trang 28 - 30)

B. NỘI DUNG

3.1. Những thành tựu đạt được trong quá trình thực hiện đường lối xây dựng nền

3.1. Những thành tựu đạt được trong quá trình thực hiện đường lối xây dựng nền Kinh tế thị trường XHCN của Đảng nền Kinh tế thị trường XHCN của Đảng

Trong suốt quá trình thực hiện đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường XHCN cũng như quá trình nhận thức về kinh tế thị trường XHCN thời kỳ mới đã gặt hái được nhiều thành cơng nhất định. Nổi bật có thể kể đến là những thành tựu: “Nền kinh tế thị trường

định hướng XHCN tiếp tục phát triển; kinh tế vĩ mô ổn định, vững chắc hơn, các cân đối

lớn của nền kinh tế cơ bản được bảo đảm, tốc độ tăng trưởng duy trì ở mức khá cao; quy mô và tiềm lực nền kinh tế tăng lên, chất lượng tăng trưởng được cải thiện. Nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ngày càng đầy đủ hơn. Hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách tiếp tục được hoàn thiện phù hợp với yêu cầu xây dựng nền kinh tế thị

trường hiện đại và hội nhập quốc tế. Các yếu tố thị trường và các loại thị trường từng

bước phát triển đồng bộ, gắn với thị trường khu vực và thế giới. Nhiều rào cản tham gia thị trường được dỡ bỏ; môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện rõ rệt, khởi nghiệp

sáng tạo và phát triển doanh nghiệp khá sôi động. Doanh nghiệp nhà nước từng bước

được sắp xếp, tổ chức lại có hiệu quả hơn; kinh tế tư nhân ngày càng khẳng định là một động lực quan trọng của nền kinh tế; kinh tế tập thể từng bước đổi mới gắn với cơ chế thị trường; kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi phát triển nhanh, là bộ phận quan trọng của nền

kinh tế nước ta... Hội nhập kinh tế quốc tế phát triển sâu, rộng trên nhiều cấp độ, đa dạng về hình thức, ký kết nhiều hiệp định thương mại song phương, đa phương thế hệ mới; xuất, nhập khẩu, thu hút vốn đầu tư nước ngồi tăng mạnh, đóng góp tích cực vào tăng

trưởng kinh tế và sự phát triển của đất nước” (Trích Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc

lần thứ XIII, Nxb. Chính trị Quốc gia Sự thật, tập 1, 2021).

Từ Đại hội Đảng lần thứ VI đến Đại hội Đảng lần thứ XII, thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ngày càng được hoàn thiện và được chứng minh tính đúng đắn trên thực

tế khi đã giúp đất nước ta thốt khỏi thời kỳ khó khăn về kinh tế, đạt tốc độ tăng trưởng có lúc thuộc nhóm cao nhất thế giới. Từ nước nghèo, thu nhập thấp, Việt Nam đã gia nhập nhóm nước có thu nhập trung bình, hội nhập ngày càng sâu rộng hơn với kinh tế thế giới. Đến Đại hội XII, mơ hình KTTT định hướng XHCN ở nước ta đã được khắc họa rõ nét và đầy đủ hơn.

Thực tiễn cũng đã chứng tỏ được sự lựa chọn đúng đắn của Việt Nam đã đem đến nhiều thành tựu. Trong “bầu trời u ám” kinh tế thế giới năm 2020, Việt Nam nổi lên như một điểm sáng đáng ghi nhận và tự hào. Với tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2020 tăng 2,91% so với năm trước, Việt Nam thuộc nhóm nước có tăng trưởng cao nhất thế giới. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và thiên tai gây hậu quả nặng nề thì đây là thành công lớn của Việt Nam. Lý giải nguyên nhân dẫn đến thành công này, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, có nguyên nhân quan trọng từ mơ hình thể chế KTTT định hướng XHCN. Mơ hình này tỏ rõ hiệu quả về khả năng tự chủ, tự cường, phản ứng chính sách và phản ứng thị trường đồng bộ. Cùng với đó là sức chống chịu và thành cơng trong việc kiểm sốt sự lây lan của dịch Covid-19. Mơ hình phân quyền của một số nước cho thấy việc ban hành các quyết định cần thiết đã bị chậm trễ hơn nhiều. Mà chậm một ngày thôi dịch bệnh đã có thể lây lan ra cộng đồng và vượt tầm kiểm soát. Chấp nhận hy sinh một số lợi ích kinh tế để bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân là quan điểm nhất quán của Chính phủ Việt Nam. “Chúng ta đã thảo luận, cơ bản thống nhất: Chống dịch đồng bộ, quyết liệt để bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân là nhiệm vụ hàng đầu nhưng phải thúc đẩy,

giữ vững phát triển kinh tế, giữ ổn định xã hội, kinh tế vĩ mô, bảo đảm quốc phòng, an

ninh” - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phát biểu như vậy tại phiên họp thường kỳ của Chính phủ tháng 1-2020.

Có thể nói thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN đã là cơ sở để Việt Nam hồn thành mục tiêu “kép”, vừa phịng, chống dịch thành công, vừa tập trung nguồn lực phát triển kinh tế. Nhờ phát triển KTTT định hướng XHCN mà từ một nền kinh tế nông nghiệp, lạc hậu, quy mô nhỏ bé, với GDP chỉ 14 tỷ USD và GDP bình quân đầu người chỉ khoảng 250 USD trong những năm đầu đổi mới, Việt Nam đã thốt khỏi tình trạng đói nghèo, chuyển sang thực hiện và đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Kinh tế vĩ mơ

ngày càng ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, các cân đối lớn của nền kinh tế được cải thiện đáng kể. Chất lượng tăng trưởng được cải thiện. Thị trường tiền tệ, ngoại hối cơ bản ổn định. Tỷ trọng giá trị xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao trong tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa tăng từ 19% năm 2010 lên khoảng 50% năm 2020. Đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng tính chung 10 năm 2011-2020 đạt 39,0%. Tốc độ tăng năng suất lao động bình quân giai đoạn 2016-2020 là 5,8%/năm. Lạm phát cơ bản giảm từ 13,6% năm 2011 xuống khoảng 2,5% năm 2020. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 3,6 lần, từ 157,1 tỷ USD năm 2010 lên 543,9 tỷ USD năm 2020...

Một phần của tài liệu NHẬN TH c v xây d n n KINH t ứ ề ỰNG ề ế THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG xã hội CHỦ NGHĨA của ĐẢNG CỘNG sản VIỆT NAM THỜI kỳ đổi mới (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(35 trang)
w