ĐịNH HƯớNG PHÁT TRIểN:

Một phần của tài liệu tiểu luận bảo lãnh tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 30 - 34)

Không nằm ngoài chiến lược phát triển chung của toàn bộ hoạt động ngân

hàng, dịch vụ bảo lãnh cũng được xác định theo phương hướng phát triển phù hợp

với xu thể chung đó là thúc đẩy hoạt động cả về chiều rộng và chiều sâu. Cụ thể: - Đa dạng hóa sản phẩm bảo lãnh: NH vừa thực hiện duy trì nhũng sản phẩm

bảo lãnh truyển thống vừa triển khai những loại hình bảo lãnh mới nhằm phục vụ tối

đa nhu cầu của khách hàng cũng như đáp ứng xu thế của nền kinh tế thị trường năng động.

- Nâng cao chất lượng nghiệp vụ bảo lãnh đặc biệt là chất lượng ở khâu thẩm

định: công tác thẩm định giúp NH giảm thiểu được các rủi ro phát sinh như thông tin bất cân xứng, rủi ro về các khoản nợ quá hạn…

- Hoàn thiện qui trình bảo lãnh: đơn giản hóa qui trình cũng như thời gian các

bước thực hiện trong qui trình rút ngắn nhưng vẫn đạt hiệu quả cao.

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vì yếu tố con người luôn luôn chi phối

sự thành công hay thất bại của không chỉ dịch vụ bảo lãnh nói riêng mà toàn bộ hoạt

động NH nói chung.

3.2 Giải pháp phát triển dịch vụ bảo lãnh của NHTM Việt Nam.

Các kế hoạch cần chỉ rõ được vị trí cũng như cơ cấu của các loại hình trong giai đoạn đó ví dụ như loại bảo lãnh nào nên được duy trì, nên thu hẹp và nên tập

trung phát triển làm sao cho vừa đảm bảo mục tiêu hoạt động kinh doanh của NH

vừa đáp ứng được yêu cầu của khách hàng và xã hội. Để có một ké hoạch cụ thể NH cần đưa ra các bước tiến hành thực hiện kế hoạch trong điều kiện cân đối về nguồn lực và phát huy được thế mạnh của NH trong hoạt động bảo lãnh.

Mở rộng hoạt động bảo lãnh:

- Đa dạng hóa các sản phẩm bảo lãnh: Hiện nay các mối quan hệ kinh tế ngày càng đa dạng và phức tạp thì nhu cầu của các doanh nghiệp về dịch vụ bảo lãnh sẽ ngày càng tăng nhanh về số lượng và hình thức, các NH cần nắm bắt được đặc điểm

này của thị trường để có thể thiết kế ra các gói sản phẩm phù hợp. Bên cạnh những

loại hình bảo lãnh đang được cung cấp các NH cần nghiên cứu và phát triển các loại

hình mới.

- Mở rộng thị trường cho hoạt động bảo lãnh: Thực tế hiện nay cho thấy các

khách hàng của dịch vụ bảo lãnh chủ yếu là DN vừa và nhỏ với những món bảo lãnh

nhỏ lẻ. Chính vì vậy, các NH cần tăng cường đối tượng khách hàng là DN lớn vì họ

là những người có nhu cầu bảo lãnh với giá trị lớn. Các NH cũng cần mở rộng phạm

vi hoạt động của dịch vụ bảo lãnh hơn nữa lan sang cả lĩnh vực công nghiệp, nông

GVHD: PGS.TS. TRẦM THỊ XUÂN HƯƠNG Nhóm 7 – Lớp NH Đêm1 –K2

31

Việc NH thực hiện đa dạng hóa thị trường là mở rộng phạm vi hoạt động và

cung cấp dịch vụ của bảo lãnh chứ không có nghĩa là bỏ quên thị trường truyền

thông. NH cần chú ý để tránh đầu tư lãng phí, nên có ưu đãi cụ thể khác nhau cho

mỗi phân khúc thị trường khác nhau.

- Thực hiện tốt công tác marketing, tăng cường thông tin đến các khách hàng và mở rộng hoạt động bảo lãnh: Thực tế đã chỉ ra rằng mọi loại hình kinh doanh nếu

không thực hiện tốt công tác marketing thì không thể tồn tại trong nền kinh tế thị

trường đầy cạnh tranh như hiện nay. Thực hiện công tác marketing thực chất là việc NH cần quan tâm đến nghiên cứu thị trường bao gồm các vấn đề: đặc điểm, thị hiếu của khách hàng, nhu cầu về dịch vụ bảo lãnh, các NH cạnh tranh…NH cần tiến hành phân đoạn thị trường để có thể xác định thị trường mục tiêu cũng như chính sách phù hợp với mỗi đoạn thị trường.

Ví dụ: Với khách hàng truyền thống nên áp dụng chính sách ưu đãi và nên linh hoạt trong việc xử lý vì các khách hàng đã có quan hệ lâu dài. Hay với các DN lớn, có uy tín làm ăn lâu dài và đang tham gia đầu thầu các công trình trọng điểm của Nhà nước cũng nên ưu tiên xem xét trước…việc linh hoạt giải quyết tình huống là rất cần thiết, tránh cứng nhắc để tăng cường lợi ích cho khách hàng và NH.

Ngân hàng cần nâng cao hình ảnh của mình hơn nữa đặc biệt là thông qua cán bộ

nghiệp vụ người trực tiếp giao dịch với khách hàng. Cán bộ nghiệp vụ cần tỏ thái độ niềm nở và tư vấn tận tình khi khách hàng có khúc mắc. Để thu thập thêm thông tin về khách hàng cũng như tạo mối quan hệ tốt đẹp NH có thể tổ chức các buổi tọa đàm

chia sẻ với khách hàng để hiệu khách hàng đang cần gì và từ đó hoàn thiện sản phẩm

hơn nữa.

- Nâng cao uy tín của NH với các NH khác để đẩy mạnh nghiệp vụ đồng bảo

lãnh;

Với các khoản bảo lãnh vượt quá khả năng thực hiện của 1 NH thì việc đồng

bảo lãnh là cần thiết. Vị trí của NH trong ngành NH sẽ quyết định đến khả năng hợp

tác để tham gia đồng kiểm soát cũng như những lợiích thu được từ hoạt động đồng kiểm soát. Nếu NH không có uy tín và vị thé mời các NH lớn tham gia đồng kiểm

soát là khó khản và bị động, quan trọng hơn NH sẽ hầu như không có cơ hội tham

gia đống kiểm soát nếu họ không chủ động nắm bắt được các dự án lớn.

a) Các giải pháp nâng cao chất lượng của hoạt động bảo lãnh.

Đối với Ngân hàng:

- Nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng trong công tác bảo lãnh: Nghiệp

vụ bảo lãnh thực chất là một hình thức của nghiệp vụ tín dụng nhưng quan hệ vay mượn ở đây chỉ thực sự phát sinh khi NH phải thực hiện nghĩa vụ đã cam kết trong hợp dồng bảo lãnh. Việc bên được bảo lãnh không thực hiện được nghĩa vụ với bên nhận bảo lãnh sẽ buộc NH có trách nhiệm bồi thường và khoản bồi thường đó sẽ được thu hồi từ bên được bảo lãnh. Xác suất mà bên được bảo lãnh không thanh toán là lớn nên rủi ro của bảo lãnh cao. Chính vì vậy công tác thẩm định trước khi chấp nhận bảo lãnh là cơ sở để NH giảm thiểu rủi ro. Cán bộ thẩm định nên sử dụng thông tin đa chiều để không gặp rủi ro thông tin bất cân xứng đồng thời thẩm định chặt chẽ các điều kiện thực hiện nghĩa vụ thanh toán trong chứng thư bảo lãnh, áp đặt các phương pháp bảo đảm rủi ro, các nội dung bảo lãnh cần phải được hiểu và lập một cách rõ ràng.

GVHD: PGS.TS. TRẦM THỊ XUÂN HƯƠNG Nhóm 7 – Lớp NH Đêm1 –K2

32

- Bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ: Chất lượng đội ngũ cán bộ sẽ tạo sự thuận tiện và niềm tin của khách khi sử dụng dịch vụ của NH. Việc đào tạo chuyên môn nên tập trung vào:

 Đào tạo bài bản và có hệ thống các vấn đề cơ bản cho tất cả nhân viên. Đối với cán bộ nghiệp cần đào tạo chuyên sâu và tập trung.

 Phương thức đào tạo có thể là mở lớp tại ngay NH hoặc cử người đi học bên ngoài.

 Tổ chức sắp xếp công việc phù hợp với trình độ và năng lực.

 Yêu cầu cơ bản về trình độ ngoại ngữ và tin học.

- Hoàn thiện qui trình để đảm bảo nghiệp vụ thực hiện nhanh gọn đơn giản

nhưng đúng đắn.

- Đưa công nghệ vào phục vụ hoạt động bảo lãnh để tạo sự thuận tiện cho

khách hàng khi sử dụng dịch vụ và yêu thích dịch vụ của NH hơn là các NH khác.

Đối với doanh nghiệp:

- DN cần phải tìm hiểu kỹ ngân hàng bảo lãnh, nắm rõ quy trình bảo lãnh chứ

không thể chỉ dựa vào uy tín của Ngân hàng.

- Nâng cao kỹ năng với chứng thư bảo lãnh, xem xét kĩ các yếu tố như điều

kiện, thời hạn, thẩm quyền của người ký kết...tránh trường hợp nhiều ngân hàng từ chối thực hiện nghĩa vụ với lý do người ký phát chứng thư bảo lãnh ký không đúng thẩm quyền hoặc người kí không phải là đại diện hoặc được uỷ quyền về mặt pháp luật.

- Đối với rủi ro có thể xảy ra do không xác định cụ thể thời gian bảo lãnh hết hiệu lực hợc ngày bảo lãnh hết hạn rơi vào ngày nghỉ: DN chủ động nhắc nhở, thông báo cho ngân hàng để tránh tình trạng bị từ chối thanh toán

b) Hoàn thiện hệ thống pháp luật

Do một số chính sách không đồng bộ nên việc thực hiện bảo lãnh chưa phát

huy hết tác dụng của nó. Điều này đòi hỏi các nhà làm chính sách cần xem xét điều

chỉnh kịp thời và ban hành 1 số chính sách đồng bộ, chặt chẽ và phù hợp với nhu cầu

GVHD: PGS.TS. TRẦM THỊ XUÂN HƯƠNG Nhóm 7 – Lớp NH Đêm1 –K2

33

KẾT LUẬN

Việt Nam đang trong quá trình hội nhập, điều đó đòi hỏi các ngân hàng phải không ngừng nâng cao năng lực hoạt động của mình để đứng vững cũng như cạnh tranh

trên thị trường trong và ngoài nước. Một trong những hoạt động của ngân hàng là

phải hiện đại hóa công nghệ, phát triển các dịch vụ của mình. Dịch vụ bảo lãnh của

ngân hàng không chỉ có vai trò quan trọng đối với hoạt động của ngân hàng nói riêng

mà còn có vai trò thúc đẩy kinh tế nói chung.

Qua nghiên cứu bảo lãnh ngân hàng, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về đặc điểm, bản

chất, ý nghĩa cũng như căn cứ phân loại các loại bảo lãnh ngân hàng trên thị trường hiện nay. Đồng thời qua phân tích tình hình thực trạng về dịch vụ bảo lãnh của các

NHTM Việt Nam, chúng ta có thể thấy những thuận lợi, khó khăn trong bảo lãnh

ngân hàng và những nguyên nhân làm cho dịch vụ bảo lãnh của NHTM Việt Nam

còn kém phát triển. Từ đó đưa ra những giải phát phát triển và hoàn thiện hơn nữa

dịch vụ này, nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động của NHTM Việt Nam

trên thị trường trong nước cũng như ngoài nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1) Tạp chí ngân hàng

2) Thời báo kinh tế, thời báo ngân hàng

3) Thông tư số 28/2012/TT-NHNN (Thông tư 28) của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về bảo lãnh ngân hàng.

4) Lê Nguyên (1997), Bảo lãnh và tín dụng dự phòng, NXB Thống kê Hà Nội.

5) Internet: www.vcbs.com.vn

www.bidv.com.vn

www.mof.gov.vn

GVHD: PGS.TS. TRẦM THỊ XUÂN HƯƠNG Nhóm 7 – Lớp NH Đêm1 –K2

Một phần của tài liệu tiểu luận bảo lãnh tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)