Quy trình công nghệ “Thiết kế chế tạo máy rửa siêu âm” trong phòng thí nghiệm

Một phần của tài liệu Thiết kế chế tạo máy rửa siêu âm (Trang 58 - 63)

không trong việc dùng thiết bị để rửa một số dụng cụ y tế tại bệnh viện và phía Viện đã trực tiếp cử người thực hiện nhiệm vụ trên. Viện đã có biên bản nhận xét, đánh giá về khả năng làm sạch của thiết bị.

Tuy kết quả trên đây chưa đưa ra được nhiều loại dụng cụ dùng để rửa bằng công nghệ rửa siêu âm trên máy do đề tài chế tạo nhưng những đánh giá khách quan của Viện cũng khẳng định một phần nào khả năng ứng dụng của thiết bị trong lĩnh vực y tế.

Việc tiến hành ứng dụng thiết bị để thử nghiệm công nghệ làm sạch một số dụng cụ y tế bằng kỹ thuật siêu âm đòi hỏi tốn kém về hoá chất và công sức và thời gian. Để sớm đưa thiết bị vào ứng dụng ở mức độ cao hơn đề nghị Viện và lãnh đạo Bộ cấp kinh phí cho việc thử nghiệm công nghệ làm sạch một số

dụng cụ y tế bằng thiết bị rửa siêu âm thì hiệu quả ứng dụng của đề tài sẽ cao hơn.

IX. Quy trình công nghệ “Thiết kế chế tạo máy rửa siêu âm” trong phòng thí nghiệm thí nghiệm

Qua thực tế và thực nghiệm chúng tôi thấy có thể viết qui trình công nghệ

thiết kế, chế tạo máy rửa siêu âm trong phòng thí nghiệm gồm các bước sau:

a. Tính toán, thiết kế tổng thể về máy rửa siêu âm

Căn cứ vào mục tiêu ứng dụng, người thiết kế cần đưa ra một số thông số

chính về máy:

- Kết cấu, cấu trúc máy, các yêu cầu cơ bản về bể rửa, môi trường làm việc, công suất máy và chếđộ làm việc.

- Hệ thống cấp, thoát nước cho bể rửa

- Các giá đựng, khay đựng dụng cụđặt trong bể.

- Chọn lựa bể siêu âm theo thêt tích, công suất điện và số lượng cảm biến.

- Chọn lựa chất tẩy rửa phù hợp và sắp xếp trình tự quá trình tẩy rửa hợp lý nhằm nâng cao hiệu suất và công suất.

- Chế tạo các mạch chức năng và đo kiểm tra đánh giá các mạch chức năng.

- Lắp ráp cơ khí vỏ hộp và các cụm cơ khí của máy.

- Lắp ghép các khối mạch chức năng kiểm tra đánh giá tính năng kỹ thuật đạt được sau lắp ghép.

- Lắp ráp tổng thể máy, đo và kiểm tra toàn bộ máy sau khi lắp ráp.

- Cho máy chạydài ngày trong phòng thí nghiệm.

- Nêu các quy trình vận hành máy rửa cho một số dụng cụ cần rửa với việc sử dụng đúng thành phần, phần trăm hóa chất tẩy rửa, cũng như nhiệt độ làm việc của bể rửa.

- Quy trình đo kiểm tra đánh giá chất lượng máy thông qua xác

định các thông số kỹ thuật đã đề ra.

b. Chọn lựa vật tư, vật liệu, hóa chất đủ số lượng, theo yêu cầu kỹ thuật.

Ởđây cần đưa ra:

• Số lượng, chủng loại, kích thước bể rửa.

• Vật tư, vật liệu cho cơ khí gálắp và cơ khí vở hộp máy.

• Nguồn công suất của máy, tần số làm việc và bộ khuếch đại công suất của bộ kích hoạt siêu âm.

• Các chếđộđiều khiển và vật tư, vật liệu cho bộđiều khiển.

• Xác định trở kháng của máy.

c. Thiết kế và gia công chế tạo các mạch chức năng.

- Lắp ráp thử trên panel.

- Sắp xếp linh kiện, chế tạo mạch in.

- Hàn linh kiện và đo kiểm tra mạch chức năng. - Đo kiểm tra cácmạch chế thử.

d Lắp ráp theo cụm, theo khối và kiểm tra.

Đây là bước lắp ráp quan trọng cần phải thử trong phòng thí nghiệm, sau đó

đo kiểm tra – nếu không đạt được các thông số kỹ thuật, cần đưa ra được nguyên nhân không đạt – phải hỏi ý kiến trên với bộ phận thiết kế mạch.

e Cải tiến và hoàn thiện khâu chếthử các khối mạch.

Thực hiện hoàn thiện chế thử theo thiết kế mới đã được phản hồi ý kiến từ

e. Lắp ráp hoàn thiện chế thử máy lần I

Các khối, cụm mạch sau khi đã hoàn thiện chế thửđược lắp ráp lại với nhau tạo ra máy chế thử. Cho máy hoạt động ở chế độ tải yếu để đánh giá tính hoạt

động ổn định của máy. Nếu trong quá trình chạy thử phát hiện có vấn đề - lỗi trên cần được phân tích và phản hồi về bộ phận thiết kế - các bước tiếp theo

được thực hiện trình tự như mục 3.

f. Hoàn thiện chế thử và thử nghiệm chạy máy dài ngày và chạy thử ứng dụng trong phòng thí nghiệm

Đây là bước cuối cùng trong công đoạn nghiên cứu chế thử. Trong một số

trường hợp, ngoài việc thực hiện chạy máy dài ngày trong phòng thí nghiệm nhằm mục đích đánh giá tính ổn định, tuổi thọ của vật tư, linh kiện và tuổi thị

của thiết bị, chúng ta còn thử nghiệm ở điều kiện môi trường khắc nghiệt và ở

chế độ phải gấp đôi so với thực tếđối với thiết bị quân sự. Đối với thiết bị y tế, trong một số trường hợp phải tính đến số giờ chạy máy.

Dưới đây là lược đồ quy trình công nghệ chế tạo thiết bị trong phòng thí nghiệm. X. Tính năng kỹ thuật của máy: Dưới đây là sản phẩm kết quả: ¾ Thể tích bể: 10 lit. ¾ Nguồn nuôi: 220V/50Hz. ¾ Tần số siêu âm: 42kHz. ¾ Công suất điện: 180W. ¾ Công tắc đặt thời gian: 60 phút. Thiết kế các khối chức năng của máy Sắp xếp trình tự các bước, thao tác vận hành máy. Đặt các yêu cầu kỹ thuật cho việc thiết kế, chọn lựa vật tư, linh kiện. Thiết kế, chế thử các khối mạch rời rạc. Lắp ráp chế thử máy Chạy thử, đo kiểm tra. Lắp ráp cụm mạch chức năng. Chạy thử, đo, kiểm tra. Thử nghiệm, chạy máy dài ngày và thử

nghiệm ứng dụng. Đo kiểm tra và đánh giá toàn bộ. Thiết kế kết cấu, cấu trúc cơ khí máy. Chạy thử, đo kiểm tra trong phòng thí nghiệm Hoàn thiện chế thử máy. Không đạt Đạt Không đạt Đạt Không đạt Đạt Tính toán thiết kế kết cấu, cấu tạo, sơđồ nguyên lý máy.

C. Kết luận và kiến nghị:

1. Kết luận:

• Đề tài đã hoàn thành tất tốt tất cả các nội dung, mục tiêu của đề tài.

• Đã chế tạo thành công một thiết bị hoạt động tốt, ổn định.

• Đã ứng dụng thiết bị vào việc rửa ở một cơ sở y tế.

2. Kiến nghị:

Lĩnh vực làm sạch các dụng cụ, chi tiết máy có độ sạch cao bằng công nghệ rửa siêu âm có ý nghĩa rất lớn trong công nghiệp, y tế, sinh học, hoá dầu v.v…vì vậy cho phép đề tài được triển khai, nghiên cứu ứng dụng, chế tạo nhiều thiết bị có công suất và tần số khác nhau ứng dụng rửa các chi tiết và dụng cụ trong y tế cũng như trong công nghiệp và an ninh quốc phòng nhằm phục vụ cho chủ trương hiện đại hoá, công nghiệp hoá của nước nhà.

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự hợp tác nhiệt tình của một số cán bộ

và lãnh đạo Viện y học hàng không đã tận tình giúp đỡ chúng tôi trong công tác nghiên cứu.

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Trung tâm, lãnh đạo Viện, lãnh đạo tất cả các cơ quan trức năng của Bộđã ủng hộ và tạo mọi điều kiện tốt nhất đểđề tài hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Tài liệu tham khảo

• Một số hãng chế tạo các thiết bị siêu âm và tạp chí bài viết về công nghệ siêu âm và ứng dụng:

• Brason Ultrasonic Internation (USA).

• Piezoceramic tutorial (Piezo Systems.inc).

• Theory of Ultrasonic metal welding (American technology inc).

• Power Ultrasonic equipment for Sonochemistry reseach (Sonic System U.K)

• Ultrasonic washing of Textiles (Instiute of acoustic, Madrid, Espanol)

• APC internaltional Ltd (Tạp chí kỹ thuật số).

• Hãng NTS Ultrasonic (Australia): Chế tạo máy rửa siêu âm, chế tạo các đầu dò siêu âm, chế tạo các máy công nghiệp dùng kỹ thuật siêu âm.

• Fuji ceramics coorporation (Japan): Sản phẩm của h•ng gồm đầu dò và máy công nghiệp.

• Một số sách nói về kỹ thuật siêu âm:

- Piezoelectric Converters modelling and characterzization(8/2004).

Một phần của tài liệu Thiết kế chế tạo máy rửa siêu âm (Trang 58 - 63)