Tóm tắt kết quả các kiểm định

Một phần của tài liệu Các Yếu Tố Tác Động Đến Khả Năng Sinh Lời Của Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam (Trang 61)

thấy mơ hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam được xây dựng có xuất hiện một trong các khuyết tật hiện tượng phương sai số thay đổi, tương quan giữa các phần dư đơn vị chéo, hiện tượng tự tương quan chuỗi. Nghiên cứu này kiểm định mơ hình

53

hồi quy xu hướng tổng quát (GMM) để khắc phục phương sai thay đổi và khuyết tật tương quan trong mơ hình hồi quy dữ liệu bảng.

Bảng 4.15. Tóm tắt kết quả các kiểm định

Các kiểm định ROA ROE

Hausman Test REM REM

Phương sai sai số thay đổi Có khuyết tật Có khuyết tật

Tương quan phần dư đơn vị chéo Không Không

Tự tương quan chuỗi Có khuyết tật Có khuyết tật

Nguồn: Tác giả, 2021

4.3.4. Phân tích hồi quy xu hướng tởng quát (GMM) và thảo luận kết quả nghiên cứu

Nghiên cứu đã tiến hành hồi quy dữ liệu bảng (Panels Data) với các hiệu ứng ngẫu nhiên (REM), hiệu ứng cố định (FEM) nhằm đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam giai đoạn từ năm 2013-2020. Nghiên cứu sử dụng ước lượng GMM hệ thống (sys- GMM) để giải quyết hiện tượng nội sinh trong mơ hình dữ liệu bảng động trong thời gian ngắn và không cân bằng. Kiểm tra mức độ phù hợp của ước lượng GMM hệ thống bằng AR (2) và Hansen (1982). Kết quả kiểm định hồi quy dữ liệu bảng cho thấy mơ hình nghiên cứu có xuất hiện một trong các khuyết tật hiện tượng phương sai sai số thay đổi, tương quan chuỗi, tương quan giữa các phần dư đơn vị chéo. Chính vì thế để loại bỏ khuyết tật của mơ hình, nghiên cứu sẽ dùng ước lượng GMM hệ thống - giúp sửa chữa triệt để các khuyết tật trong mơ hình nghiên cứu (Hansen, 1982; Hausman, 1978; Schultz và cộng sự, 2010).

Bảng 4.16. Kiểm định sự phù hợp của mơ hình GMM

Kiểm định ROA ROE

Giá trị p-value Giá trị p-value AR (1) -0,56 0,573 -0,19 0,847

AR (2) -0,46 0,648 -0,12 0,904

Hansen 6,90 0,647 9,33 0,407

54

Kết quả nghiên cứu được thể hiện trong bảng 4.17 cho thấy yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất, tác động tiêu cực đến tỷ suất sinh lời/tổng tài sản (ROA) của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam là tỷ lệ nợ xấu (NPL) với hệ số hồi quy β4=-0,0795 với mức ý nghĩa thống kê 5%. Tỷ lệ thu nhập phi tín dụng/tổng thu nhập (NII) có mối quan hệ thuận chiều với ROA với hệ số hồi quy β2=0,0691 với mức ý nghĩa thống kê 1%. Chỉ số đa dạng hóa thu nhập (HHI) của ngân hàng càng cao, thì sẽ thúc đẩy gia tăng ROA (β1=0,0495 với mức ý nghĩa thống kê 1%). Tỷ lệ chi phí/tổng thu nhập (CIR) có mối quan hệ nghịch biến với ROA của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam (β6=-0,0230, mức ý nghĩa thống kê 1%). Lạm phát tăng nhưng vẫn trong tầm kiểm sốt của chính phủ, do đó nó là động lực để phát triển kinh tế và hệ thống ngân hàng thương mại hoạt động ổn định, tăng trưởng lợi nhuận bền vững (β7=0,0176, mức ý nghĩa thống kê 5%). Thanh khoản ngân hàng (LIQ) càng tốt thì lợi nhuận đo lường bằng ROA càng cao (β5=0,00815 với mức ý nghĩa thống kê 1%). Quy mô ngân hàng (SIZE), tăng trưởng GDP (GDPR) khơng có ý nghĩa thống kê với ROA.

Bảng 4.17. Các yếu tố ảnh hưởng đến ROA của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

Biến ROA

Pooled FE RE GMM hệ thống

HHI 0,00336 0,0011 0,000343 0,0495*** [0,66] [0,24] [0,08] [4,02] NII 0,00756 0,00205 0,00256 0,0691*** [1,27] [0,44] [0,56] [4,19] SIZE -0,00037 -0,00134 -0,00059 -0,00068 [-1,23] [-1,54] [-1,18] [-1,38] NPL -0,0237 -0,0242 -0,0269 -0,0795** [-0,78] [-0,91] [-1,04] [-2,09] LIQ 0,00791*** 0,0130*** 0,0128*** 0,00815*** [3,65] [5,61] [6,17] [2,59] CIR -0,0268*** -0,0219*** -0,0235*** -0,0230*** [-9,68] [-7,42] [-8,74] [-6,48] IFL 0,0307 0,0437*** 0,0377** 0,0176** [1,50] [2,79] [2,54] [1,99] GDPR -0,00788 -0,00514 -0,00809 -0,00905 [-0,33] [-0,30] [-0,48] [-0,84]

55 Hệ số chặn 0,0232* 0,0500* 0,0274 -0,0123 [1,95] [1,79] [1,63] [-0,58] Số quan sát 200 200 200 200 Sớ nhóm 25 25 25 25 R2 0,5430 0,5943 0,5915 AR (1) -0,56 AR (2) -0,46 Hansen 6,90 *, **, *** lần lượt là các mức ý nghĩa 10%, 5% và 1%.

Kết quả nghiên cứu được thể hiện trong bảng 4.18 cho thấy yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất, tác động tiêu cực đến tỷ suất sinh lời/vốn chủ sở hữu (ROE) của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam là tỷ lệ nợ xấu (NPL) với hệ số hồi quy β4=-1,028 với mức ý nghĩa thống kê 5%. Tỷ lệ thu nhập phi tín dụng/tổng thu nhập (NII) có mối quan hệ thuận chiều với ROE với hệ số hồi quy β2=0,869 với mức ý nghĩa thống kê 1%. Chỉ số đa dạng hóa thu nhập (HHI) của ngân hàng càng cao, thì sẽ thúc đẩy gia tăng ROE (β1=0,642 với mức ý nghĩa thống kê 1%). Tỷ lệ chi phí/tổng thu nhập (CIR) có mối quan hệ nghịch biến với ROE của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam (β6=-0,206, mức ý nghĩa thống kê 1%). Thanh khoản ngân hàng (LIQ) càng tốt thì lợi nhuận đo lường bằng ROE càng cao (β5=0,101 với mức ý nghĩa thống kê 1%). Quy mô ngân hàng (SIZE), lạm phát (IFL) tăng trưởng GDP (GDPR) khơng có ý nghĩa thống kê với ROE.

Bảng 4.18. Các yếu tố ảnh hưởng đến ROE của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

Biến ROE

Pooled FE RE GMM hệ thống

HHI 0.00456 -0.0359 -0.0678 0.642*** [0.09] [-0.76] [-1.44] [3.16] NII 0.0266 -0.0382 -0.0375 0.869*** [0.43] [-0.79] [-0.74] [3.14] SIZE 0.00917*** -0.0409*** -0.00375 0.00761 [2.95] [-4.52] [-0.73] [1.55] NPL -0.863*** -0.666** -0.796*** -1.028** [-2.72] [-2.40] [-2.80] [-2.14] LIQ 0.0956*** 0.0789*** 0.114*** 0.101*** [4.25] [3.27] [5.06] [3.82]

56 CIR -0.246*** -0.172*** -0.222*** -0.206*** [-8.56] [-5.59] [-7.57] [-6.14] IFL 0.145 0.506*** 0.255 0.169 [0.68] [3.09] [1.56] [1.51] GDPR -0.0434 0.242 0.0644 -0.00928 [-0.18] [1.35] [0.35] [-0.07] Hệ số chặn -0.148 1.464*** 0.296* -0.743*** [-1.19] [5.03] [1.68] [-2.90] Số quan sát 200 200 200 200 Sớ nhóm 25 25 25 25 R2 0,5886 0,5878 0,5443 AR (1) -0,19 AR (2) -0,12 Hansen 9,33 *, **, *** lần lượt là các mức ý nghĩa 10%, 5% và 1%.

Kết quả nghiên cứu cho thấy đa dạng hóa thu nhập và thu nhập phi tín dụng có tác động cùng chiều đến khả năng sinh lời của hệ thống ngân hàng cổ phần Việt Nam. Rossi và cộng sự (2009), cho rằng đa dạng hóa thu nhập cải thiện đáng kể cả hiệu quả lợi nhuận tổng thể; các ngân hàng với đa dạng hóa thu nhập cao hơn, hiệu quả lợi nhuận cao hơn trong cả trong ngắn hạn và dài hạn. Tương tự, Meslier và cộng sự (2014) thấy rằng đa dạng hóa thu nhập tăng khả năng sinh lời của các ngân hàng Philippine. Kết quả nghiên cứu cho thấy vai trò quan trọng của việc chuyển đổi từ hoạt động thu nhập tín dụng truyền thống sang hoạt động phi tín dụng. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng đóng vai trị chủ lực nhưng vẫn là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn các hoạt động dịch vụ khác. Rủi ro tín dụng của ngân hàng lớn trong khi vẫn phải gồng gánh những hậu quả của giai đoạn tăng trưởng nóng về tín dụng, khó khăn do suy thối kinh tế, khủng hoảng tài chính, bất động sản đóng băng buộc các NHTM gia tăng chi phí dự phịng rủi ro, tăng bộ đệm vốn, đẩy mạnh rao bán thanh lý tài sản thế chấp để thu hồi, xử lý nợ. Trong cơ cấu thu nhập, tỷ lệ thu nhập hoạt động giao dịch và hoạt động khác chiếm tỷ trọng nhỏ dưới 15%, do đó mặc dù tăng tỷ trọng cơ cấu thu nhập song tỷ lệ này vẫn còn quá khiêm tốn, rủi ro cao do đó chưa thể bù đắp lại các chi phí trích lập dự phịng rủi ro. Thực tế, hoạt động kinh doanh ngoại hối, vàng, mua

57

bán chứng khoán đầu tư chịu tác động của nhiều biến động, do đó khơng tránh khỏi rủi ro tổn thất. Ngân hàng Nhà nước thắt chặt tín dụng ngoại tệ, siết cho vay ngoại tệ nhằm theo đuổi mục tiêu chống đơ la hóa nền kinh tế, bằng cách chuyển dần từ giao dịch cho vay sang mua - bán ngoại tệ khiến hoạt động kinh doanh ngoại hối suy giảm, thậm chí lỗ tại nhiều ngân hàng. Một số ngân hàng, mặc dù kinh doanh ngoại hối vẫn ghi nhận lợi nhuận nhưng mức lãi lại sụt giảm mạnh so với cùng kỳ những năm trước. Tăng trưởng cũng như đóng góp từ hoạt động dịch vụ chưa xứng với tiềm năng, tuy có nhiều điểm tích cực nhưng chưa đủ đề bủ đắp rủi ro từ hoạt động thu nhập lãi thuần. Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam cần phải cơ cấu lại thu nhập giữa tín dụng và dịch vụ phi tín dụng, cũng như có hiệu quả phù hợp với năng lực tài chính và mục tiêu phát triển và định hướng phát triển kinh doanh của từng ngân hàng, tranh thủ tận dụng tối đa các chính sách hỗ trợ từ phía NHNN và Chính phủ.

Thanh khoản ngân hàng (LIQ) càng tốt thì lợi nhuận càng cao, đi kèm theo đó là rủi ro tín dụng ngày cng gia tng (Demirgỹỗ-Kunt v Huizinga, 2010); Norden và Weber, 2010). Các ngân hàng có tính thanh khoản tốt thường là các ngân hàng lớn, có vốn nhà nước, thanh khoản của những ngân hàng này thường tốt hơn so với phần cịn lại. Tình trạng khủng hoảng thanh khoản diện rộng khơng xảy ra. Song cũng có ngân hàng đơi lúc cịn căng thẳng thanh khoản và những khó khăn thanh khoản cục bộ. Những trường hợp căng thẳng thanh khoản của hệ thống NHTM có thể được nhận biết thơng qua biến động lãi suất trên thị trường. Tỷ lệ nợ xấu (NPL) tác động tiêu cực đến khả năng sinh lời của ngân hàng (tương tự kết quả nghiên cứu của Al-Jafari và Alchami, 2014). Lãnh đạo các ngân hàng đều chung quan điểm trích lập dự phịng rủi ro cao bởi tỷ lệ nợ xấu qua các năm không giảm nhiều so với cùng kỳ do nợ xấu mới phát sinh trong bối cảnh kinh tế vĩ mơ chưa có nhiều cải thiện, hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp cịn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ hết thời gian cơ cấu nhưng nhiều khách hàng khơng thanh tốn được. Tín dụng tăng thấp chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh, nguồn thu lợi nhuận của các

58

NHTM vì hiện nay nguồn thu lãi từ hoạt động tín dụng vẫn chiếm tới 70% trong tổng nguồn thu hàng năm của các NHTM Việt Nam.

Tỷ lệ chi phí/tổng thu nhập (CIR) có mối quan hệ nghịch biến với hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại (Lepetit và cộng sự, 2008). Mức tăng chi phí hoạt động cần phải phù hợp với sự tăng trưởng các hoạt động của ngân hàng, bao gồm chủ yếu là hoạt động tín dụng, huy động, đầu tư và dịch vụ. Tính bình qn, tỷ lệ tăng trưởng chi phí hoạt động nên tương đương với tỷ lệ tăng trưởng tín dụng, huy động, tài sản đầu tư và thu nhập từ dịch vụ. Điều này có nghĩa là tại một ngân hàng, nếu chi phí hoạt động cao hơn nhiều so với sự tăng trưởng của các tài sản sinh lời và tài sản nợ, thì ngân hàng đó hoạt động khơng hiệu quả, có thể dẫn đến sự sụt giảm ROA, ROE và ngược lại.

Lạm phát (INF) tác động tích cực đến hiệu quả sinh lời của NH TMCP đo lường bằng ROA. Hầu hết các nghiên cứu quan sát một tác động tích cực giữa lạm phát và lợi nhuận (Al-Jafari và Alchami, 2014; Trần Huy Hoàng và Nguyễn Hữu Huân, 2016; Nguyễn Phạm Nhã Trúc và Nguyễn Phạm Thiên Thanh, 2016). Lạm phát được kiểm soát ở hai con số dao động từ 0,63% đến 6,59%, chỉ số CPI có xu hướng giảm qua các năm, đến năm 2020 mặc dù diễn biến dịch Covid-19 rất phức tạp nhưng lạm phát của năm chỉ tăng 3,22% so với năm trước. Lạm phát được kiểm soát nhờ thực hiện tốt, đồng bộ các giải pháp về tiền tệ, tín dụng và tài khóa cũng như cơ chế phối hợp linh hoạt giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng trở lại do đại dịch Covid-19 cho thấy yếu tố lạm phát có thể là mối nguy cơ đối với ngân hàng thương mại. Trong bối cảnh giãn cách xã hội do ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, của hộ dân đình trệ, hàng hóa tồn kho nhiều, thu nhập người dân thấp, giá cả hàng hóa thiết yếu đang ở mức cao và có xu hướng tiếp tục tăng giá thì việc bơm thêm tiền ra thị trường, cứu nợ xấu ngân hàng, thúc đẩy tín dụng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quả là một điều khó khăn. Vấn đề là nếu các chính sách giải cứu kinh tế được thực hiện trong bối cảnh đời sống người dân khó khăn, sự phục hồi thực sự sẽ khơng đến, tăng trưởng sẽ lại đi kèm lạm phát cao, do vậy phải có kịch bản ứng phó phù hợp trong bối cảnh hậu Covid-19.

59

TÓM TẮT CHƯƠNG 4

Trong chương này, nghiên cứu đã trình bày thống kê mơ tả các nhân tố trong mơ hình nghiên cứu. Thực hiện các kỹ thuật phân tích định lượng nhằm đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam giai đoạn từ năm 2013-2020. Kết quả hồi quy mơ hình GMM cho thấy yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất, tiêu cực đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam là tỷ lệ nợ xấu (NPL). Tỷ lệ thu nhập phi tín dụng/tổng thu nhập (NII) có mối quan hệ thuận chiều với ROA, ROE. Chỉ số đa dạng hóa thu nhập (HHI) của ngân hàng càng cao, thì sẽ thúc đẩy gia tăng ROA, ROE. Lạm phát có mối quan hệ thuận chiều với khả năng sinh lời đo lường bằng ROA. Tỷ lệ chi phí/tổng thu nhập (CIR) có mối quan hệ ngược chiều với khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại cổ phần đo lường bằng ROA, ROE. Thanh khoản ngân hàng (LIQ) càng tốt sẽ ảnh hưởng tích cực đến ROA, ROE.

60

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ 5.1. Kết luận

Ngân hàng là hệ thống tuần hoàn vốn của nền kinh tế, bởi vậy đánh giá sức khỏe tài chính của các ngân hàng thương mại là một khâu quan trọng trong quá trình quản trị rủi ro dự báo tình hình kinh tế. Quá trình tái cấu trúc hệ thống NHTM vẫn đang diễn qua, câu hỏi đặt ra: Nên dùng phương pháp quản lý nào để đánh giá, dự báo thu nhập và rủi ro của ngân hàng. Có nhiều mơ hình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các NHTM. Song, việc xác định vai trò ảnh hưởng của đa dạng hóa thu nhập, thu nhập phi tín dụng như thế nào đến hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng vẫn là dòng nghiên cứu hấp dẫn, cấp bách và rất hữu ích nhằm tăng cường các giải pháp giúp các ngân hàng kịp thời đưa ra biện pháp can thiệp cũng như giải quyết thích hợp.

Kết quả nghiên cứu GMM hệ thống các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của 25 ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam giai đoạn từ năm 2013-2020 đã kiểm chứng giả thiết tác động tích cực của đa dạng hóa thu nhập đến khả năng sinh lời. Lợi ích đa dạng hóa thu nhập được bù đắp bởi sự gia tăng lờn n hot ng phi lói (Demirgỹỗ-Kunt v Huizinga, 2010; Li và Zhang, 2013). Mặc dù vậy, các ngân hàng vẫn thể hiện sự yếu kém, thiếu kinh nghiệm của hệ thống ngân hàng trong việc xây dựng mơ hình chuyển đổi lợi nhuận hợp lý. Tăng trưởng cũng như đóng góp từ hoạt động dịch vụ chưa xứng với tiềm năng, tuy có nhiều điểm tích cực nhưng chưa đủ để bù đắp rủi ro từ hoạt động thu nhập lãi thuần. Do đó, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam cần phải cải thiện và đẩy mạnh phát triển nâng cao chất lượng dịch vụ phi tín dụng đáp ứng xu hướng cạnh tranh số hóa ngân hàng và xu hướng tiêu dùng của khách hàng.

Thực tế, tỷ lệ nợ xấu điều chỉnh giảm lợi nhuận, các ngân hàng không thể đẩy mạnh tín dụng sẽ quay sang đẩy mạnh phát triển dịch vụ để tăng nguồn thu, song khó kỳ vọng tăng mạnh trong thời gian ngắn. Thanh khoản ngân hàng càng tốt thì lợi nhuận của các tổ chức tín dụng càng cao. Tín hiệu tích cực từ hệ thống

61

ngân hàng trong việc đảm bảo an tồn về thanh khoản, trong đó tập trung điều chỉnh lãi suất, đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn, linh hoạt các kỳ hạn tiền gửi, nâng cao chất lượng dịch vụ đã giúp ngân hàng phòng ngừa rủi ro, đảm bảo tính an tồn ổn định của hệ thống. Tốc độ tăng chi phí của các ngân hàng đang

Một phần của tài liệu Các Yếu Tố Tác Động Đến Khả Năng Sinh Lời Của Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)