Người cao tuổi

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của giá trị gia đình và hỗ trợ xã hội tới tự chủ chăm sóc người cao tuổi tại gia đình. (Trang 27)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT, MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1. Một số khái niệm liên quan

2.1.1. Người cao tuổi

Người cao tuổi được định nghĩa khác nhau phụ thuộc vào tuổi thọ trung bình cũng như trình độ phát triển của từng quốc gia. Ở các nước phát triển, tiến bộ khoa học y tế cùng sự phát triển kinh tế đã góp phần nâng cao tuổi thọ, do vậy, độ tuổi được xem là “người cao tuổi” thường ở ngưỡng cao hơn so với các quốc gia đang và kém phát triển. Hầu hết các quốc gia phát triển đều quy định “người cao tuổi là những người có độ tuổi sinh học từ 65 tuổi trở lên. Định nghĩa này có mối liên hệ với độ tuổi mà một người bắt đầu nhận được các quyền lợi hưu trí” (Mukherjee & Kar, 2003)

Đối với các tổ chức quốc tế, như Liên Hiệp quốc UN hay “Tổ chức y tế thế giới (WHO) định nghĩa người cao tuổi là những người trên 60 tuổi” (WHO,. Trong đó “Tổ chức Y tế thế giới phân chia người già theo các nhóm tuổi: người cao tuổi (60-74 tuổi), người già (75-90 tuổi), người già sống lâu (>90 tuổi)” (Trần Ngọc Tụ, 2009)

Quỹ dân số Liên hiệp quốc tuy không đề cập trực tiếp định nghĩa người cao tuổi, tuy nhiên khi đề cập đến dân số già đều xét ở nhóm trên 60 tuổi (UNFPA). Tại Việt Nam, theo “Luật Người cao tuổi, quy định người cao tuổi là Công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên”. Do vậy, dựa trên bối cảnh nghiên cứu này, NCT cũng được xem xét là những người trên 60 tuổi.

2.1.2. Người chăm sóc gia đình

“Người chăm sóc chun nghiệp (chính thức) bao gồm y tá, trợ lý chăm sóc sức khoẻ tại nhà và nhân viên chăm sóc chuyên nghiệp khác” (Johns Hopkins). Trong khi đó, người chăm sóc gia đình (khơng chính thức) là những người thường cung cấp dịch vụ chăm sóc mà không cần chi trả hoặc không được đào tạo chun nghiệp. “Những người chăm sóc khơng chính thức thường là vợ hoặc chồng hoặc con cái đã trưởng thành, hoặc đôi khi là người thân hoặc bạn bè khác” (UNFPA). Trong đó, con cái là đối tượng chủ yếu chăm sóc người cao tuổi khi về già (UNFPA) và đây cũng là nhóm lao động chính trên thị trường lao động, do vậy trong phạm vi nghiên cứu của luận án này, tác giả sẽ hướng tới mối quan hệ chăm sóc của con cái đối với người cao tuổi trong gia đình.

tiêu cực của cơng việc chăm sóc. Trong đó, kết quả tích cực đối với người chăm sóc là quan niệm cho rằng việc chăm sóc có thể là một kinh nghiệm tích cực và có ích cho người chăm sóc (Sherrell và cộng sự, 2001). Cụ thể, nhiều lý thuyết đã chỉ ra lợi ích được thể hiện qua sự hài lịng và tự hào của người chăm sóc, khả năng làm chủ mọi tình huống và đem lại kết quả tốt, hiểu được ý nghĩa của cuộc sống, lợi ích về mặt tinh thần, sự phát triển cá nhân, và cải thiện các mối quan hệ với những người xung quanh (Smale & Dupuis, 2004). Kết quả tiêu cực của cơng việc chăm sóc chủ yếu liên quan tới sự kiệt sức về sức khoẻ và tinh thần, hay gánh nặng cảm thấy (Conde-Sala và cộng sự, 2010;

H. Kim và cộng sự, 2012). Nghiên cứu này tập trung vào khía cạnh kết quả tích cực là tự chủ chăm sóc của người chăm sóc NCT tại Việt Nam.

2.1.4. Tự chủ chăm sóc (Caregiver Empowerment)

Khái niệm tự chủ, cụ thể là tự chủ chăm sóc là một khái niệm tương đối phức tạp, đã được nhắc đến trong một số các nghiên cứu tại Việt Nam và trên thế giới. Tuy nhiên, trong những bối cảnh nghiên cứu ở các lĩnh vực khác nhau, khái niệm này lại được hiểu theo những góc độ khác nhau.

Nghiên cứu về tự chủ trong lao động nói chung, đặc biệt đối với người lao động trong tổ chức (employee empowerment) đã được nhiều nghiên cứu đề cập. Chẳng hạn như nghiên cứu của Spreitzer (2007); Spreitzer (1995a, 1995b); Thomas & Velthouse (1990). Theo các nghiên cứu này, tự chủ là một khái niệm đa chiều thể hiện thứ nhất là mức độ người lao động tin rằng họ có thể thực hiện tốt các nhiệm vụ công việc, thứ hai là mức độ tin rằng họ có đủ năng lực để thực hiện các nhiệm vụ đó (competence), và thứ ba là mức độ tin rằng họ đạt được sự chủ động khi thực hiện công việc (self- determination; autonomy).

Mặc dù nghiên cứu về tự chủ đã được đề cập đến nhiều trong các nghiên cứu về lao động thực hiện công việc trong tổ chức nhưng chưa được đề cập đến nhiều đối với lao động thực hiện công việc chăm sóc tại gia đình. Khái niệm về tự chủ trong tổ chức cũng có sự khác biệt so với khái niệm tự chủ của các thành viên trong gia đình khi chăm sóc người thân của họ. Nếu như tự chủ trong nghiên cứu về lao động tại tổ chức được hiểu theo nghĩa rằng người lao động được tổ chức trao quyền chủ động và tự ra quyết định khi thực hiện các nhiệm vụ cơng việc thì khái niệm tự chủ đối với lao động chăm sóc tại gia đình lại nhìn dưới góc độ bản thân người chăm sóc tự cố gắng để đạt được sự chủ động đó. Cụ thể, khi gặp những khó khăn trong q trình chăm sóc, bản thân người chăm sóc sẽ cố gắng nâng cao năng lực chăm sóc của họ để đáp ứng nhu cầu chăm sóc,

huy động các nguồn lực cần thiết để kiểm sốt tất cả các yếu tố mơi trường xung quanh ảnh hưởng tới q trình chăm sóc, và cuối cũng sẽ đạt được kết quả cải thiện mức độ tự chủ chăm sóc của họ (Pearson và cộng sự, 1998). Với ý nghĩa này, một vài nghiên cứu có đề cập tới khái niệm về tự chủ chăm sóc đối với người chăm sóc gia đình như nghiên cứu của Sakanashi và Fujita (2017), Zimmerman (1990), Man (1995, 1998, 2003).

Nghiên cứu của Sakanashi và Fujita (2017) đã đề cập một góc nhìn tổng quan về tự chủ chăm sóc, các tiền tố, cấu thành và kết quả của tự chủ chăm sóc. Trong đó, tự chủ chăm sóc được định nghĩa là sự kiểm sốt tích cực của một người về cả tâm chí và cơ thể, ni dưỡng một thái độ tích cực, chủ động cố gắng để hiểu vai trò của một người chăm sóc để cải thiện khả năng chăm sóc, tập trung vào người khác cũng như chính mình, hỗ trợ sự độc lập của người nhận chăm sóc và thúc đẩy các mối quan hệ mang tính xây dựng với những người xung quanh. Theo Sakanashi và Fujita (2017), sự tự chủ bao gồm 6 đặc điểm chính: kiểm sốt tích cực về cả tâm trí và cơ thể, ni dưỡng một thái độ tích cực, chăm sóc một cách chủ động, cải thiện về khả năng chăm sóc (hiểu biết, kỹ năng, thơng tin), ủng hộ mức độ độc lập của người được chăm sóc, hình thành mối quan hệ xây dựng với những người xung quanh. Khi mức độ sự tự chủ được cải thiện sẽ dẫn tới 5 kết quả bao gồm sự ổn định về tinh thần và thể chất, sự tự tin với vai trị người chăm sóc, sự phát triển cá nhân, sự cải thiện về chất lượng mối quan hệ với người được chăm sóc và những thành viên gia đình, có được sự HTXH thường xuyên. Khái niệm của Sakanashi và Fujita (2017) đã đề cập khá đầy đủ các khía cạnh của tự chủ, tuy nhiên khái niệm này bao gồm rất nhiều khía cạnh của tự chủ chăm sóc, do vậy thang đo đầy đủ cho các khía cạnh này chưa được phát triển.

Cũng xuất phát từ lý thuyết về tự chủ, với góc nhìn đơn giản hơn, Zimmerman (1990) định nghĩa tự chủ dưới góc độ cá nhân thể hiện cả quá trình và kết quả liên quan tới sự kiểm soát bản thân (personal control), sự tham gia vào quyết định để đạt được mục tiêu mong muốn (participation) và nhận thức đa chiều (critical awareness) về những yếu tố giúp một người có thể nắm quyền kiểm soát về những vấn đề trong cuộc sống của họ. Cụ thể, quá trình tự chủ là cơ chế mà qua đó một người đạt được quyền làm chủ, sự kiểm soát đối với những vấn đề của họ, phát triển nhận thức đa chiều (critical awareness) về môi trường xung quanh và tham gia vào những quyết định ảnh hưởng tới cuộc sống của họ. Trong khi đó, kết quả tự chủ là việc đạt được sự kiểm soát đối với các vấn đề của họ, hiểu được môi trường xung quanh họ và chủ động nỗ lực để đạt

Tương tự như quan điểm của Zimmerman (1990) khi đề cập đến tự chủ ở cả hai góc độ q trình và kết quả, tuy nhiên nghiên cứu của Man (1995, 1998, 2003) đã đề cập cụ thể hơn tự chủ trong bối cảnh chăm sóc tại gia đình. Man (1998) định nghĩa tự chủ là cả quá trình và phương thức để vượt qua hồn cảnh khó khăn, bất lực. Trong đó, tự chủ chăm sóc cho phép các cá nhân nhận thấy bản thân họ có đủ năng lực để thực hiện một nhiệm vụ nào đó, mà cụ thể ở đây là nhiệm vụ chăm sóc. Đồng thời tự chủ cũng cho phép các cá nhân hoặc thành viên gia đình thực hiện cơng việc chăm sóc một cách độc lập. Các khía cạnh tự chủ chăm sóc được đề cập bởi Man (1998) mặc dù được xây dựng cụ thể trong bối cảnh chăm sóc người bệnh mất trí nhớ tại gia đình, nhưng chủ yếu chỉ tập trung vào các yếu tố thuộc về hiểu biết, thái độ, trong khi các khía cạnh thể hiện hành vi chủ động tham gia và đưa ra quyết định trong q trình chăm sóc thì chưa được đề cập một cách rõ ràng. Trong khi đây được xem là một yếu tố cấu phần quan trọng trong khái niệm về tự chủ (Zimmerman, 1990).

Một thang đo khác được sử dụng khá nhiều trong các nghiên cứu về chăm sóc tại gia đình là thang đo tự chủ gia đình (Family Empowerment Scale) (Koren và cộng sự, 1992). Thang đo này thể hiện đầy đủ các khía cạnh của tự chủ được đề cập trong định nghĩa của Zimmerman (1990), với ba khía cạnh được đề cập: thái độ, hiểu biết, hành vi. Trong đó, thái độ thể hiện cách mà

người chăm sóc cảm thấy tự tin kiểm sốt đối với vấn đề liên quan tới q trình chăm sóc. Hiểu biết thể hiện những gì mà người chăm sóc biết và có thể làm. Hành vi thể hiện những hành động cụ thể mà người chăm sóc đã thực hiện để làm tốt vai trị chăm sóc và đạt được sự chủ động trong q trình chăm sóc.

Hiện nay, thang đo này mới được sử dụng trong các nghiên cứu về cha mẹ khi chăm sóc con cái gặp các vấn đề khiếm khuyết (Koren và cộng sự, 1992). Tuy nhiên, với việc tiếp cận bao qt các khía cạnh của tự chủ chăm sóc, đặc biệt nhấn mạnh vào thành tố hành vi chủ động tham gia và đưa ra quyết định trong q trình chăm sóc, nghiên cứu này sẽ lựa chọn để làm thang đo cho tự chủ chăm sóc trong bối cảnh chăm sóc NCT tại hộ gia đình.

Tóm lại dựa trên các cơ sở lý thuyết trước đó, tác giả lựa chọn khái niệm tự chủ chăm sóc xuất phát từ lý thuyết tự chủ được đề cập bởi Zimmerman (1990). Theo đó, tự chủ chăm sóc được hiểu là việc đạt được sự kiểm soát đối với cơng việc chăm sóc, hiểu được các yếu tố mơi trường xung quanh liên quan tới cơng việc chăm sóc và chủ động nỗ lực để đạt được sự kiểm sốt đó. Theo đó, tự chủ chăm sóc được đo lường theo 3 khía cạnh: Thái độ, hiểu biết, hành vi.

2.1.5. Hỗ trợ xã hội

Hỗ trợ xã hội là nhận thức hoặc trải nghiệm của một người khi họ được quan tâm, được trở thành một phần của mạng lưới xã hội và nhận được sự ủng hộ từ những người xung quanh khi họ cần giúp đỡ (House và cộng sự, 1988; Taylor, 2012). Hỗ trợ xã hội bao gồm hai khía cạnh đánh giá: Nhận thức về hỗ trợ xã hội (perceived social support) và hỗ trợ xã hội nhận được (received social support). Trong đó, nhận thức về hỗ trợ xã hội là cảm giác mà một người nhận thấy về tình yêu, sự quan tâm từ những mối quan hệ xung quanh và về việc những người xung quanh ln sẵn sàng có thể giúp đỡ khi họ cần (Wills, 1991). Hỗ trợ xã hội nhận được được hiểu là những hành động hỗ trợ thực tế nhận được (Uchino, 2009). Nếu như nhận thức về hỗ trợ xã hội (perceived social support) mang tính đánh giá chủ quan của người nhận được về sự hỗ trợ từ những người xung quanh thì hỗ trợ xã hội nhận được (received social support) thường mang tính khách quan khi đánh giá thực tế sự hỗ trợ đó. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy rằng nhận thức về hỗ trợ xã hội chứng minh tác động rõ ràng hơn so với hỗ trợ xã hội được đo lường một cách khách quan (Banrera, 2000). Do vậy luận án này tập trung đánh giá nhận thức về hỗ trợ xã hội tập trung ba nhóm hỗ trợ chủ yếu: Hỗ trợ từ gia đình (vợ chồng, họ hàng, anh chị em); Hỗ trợ từ những người xung quanh (bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp); Hỗ trợ từ các tổ chức, chương trình cộng đồng (tổ chức Nhà nước, nhóm xã hội, tình nguyện viên chăm sóc, cộng đồng chăm sóc, các tổ chức phi chính phủ,…).

2.1.6. Giá trị gia đình

Để hiểu khái niệm giá trị gia đình, cần xuất phát từ khái niệm văn hóa và các giá trị niềm tin văn hóa khác nhau. Văn hóa là một khái niệm đa chiều với rất nhiều cách hiểu khác nhau. Theo nghiên cứu của Leininger (2002), văn hóa được định nghĩa là yếu tố có ảnh hưởng mạnh mẽ đến cả suy nghĩ và hành động của một chủ thể. Văn hóa có thể được giải thích là động cơ chung, giá trị, niềm tin, bản sắc và giải thích ý nghĩa của các sự kiện quan trọng xuất phát từ kinh nghiệm chung của các thành viên của một xã hội (House, 1999). Trong nghiên cứu của mình, Cooper (1982) định nghĩa văn hóa là yếu tố đóng vai trị nền tảng cho sự khác biệt giữa các thành viên ở mỗi vùng địa lý khác nhau. Lai (2002) chỉ ra rằng văn hóa cho chúng ta biết mình là ai và ảnh hưởng đến phản ứng của mỗi người khi đối mặt với các sự kiện cuộc sống xung quanh. Nó cũng tạo tiền đề cho cách mỗi người cư xử, giải quyết vấn đề và giao tiếp, phát triển mối quan hệ giữa mọi người như thế nào, cách điều chỉnh để thay đổi, xử lý các nhân tố

Mọi khía cạnh của cuộc sống con người đều bị ảnh hưởng bởi văn hóa. Trong hầu hết các tài liệu thảo luận về văn hóa, từ “giá trị” được sử dụng như một công cụ định nghĩa cho thuật ngữ này. Các giá trị đã được mô tả là phần cốt lõi của văn hóa (Kroeber & Kluckhohn, 1952). Heine và cộng sự (2002) đã khẳng định rằng các cá nhân sử dụng nhóm giá trị văn hóa của riêng họ như một điểm khởi nguồn nền tảng khi đánh giá tính cách và hành vi của họ.

Nhiều khía cạnh của giá trị văn hoá được đề cập đến trong các nghiên cứu khác nhau đã cho thấy mối quan hệ với kết quả chăm sóc NCT tại gia đình, chẳng hạn như giá trị gia đình (familism) (Corona, 2019), giá trị đạo hiếu (filial piety) (D. Lai, 2010), truyền thống vùng miền (religious tradition) hay sự có đi có lại (reciprocity). Trong nghiên cứu này, tác giả tập trung vào một trong những giá trị văn hố cốt lõi trong chăm sóc NCT mà chưa được nhiều nghiên cứu khai thác đó là giá trị gia đình. Trong đó, “giá trị gia đình (Familism) được

định nghĩa rộng rãi là sự đồng nhất mạnh mẽ và gắn bó của cá nhân với gia đình của họ, và niềm tin về lịng trung thành, sự có đi có lại và sự đồn kết giữa các thành viên trong cùng một gia đình” (Sabogal và cộng sự, 1987). Theo khái

niệm này, Losada và cộng sự (2019) đã chứng minh ba khía cạnh của giá trị gia đình bao gồm: trách nhiệm gia đình (Familial Obligations), sự kết nối gia đình (familial interconnectedness), sự ủng hộ từ gia đình, họ hàng (Extended family support). Trong đó, trách nhiệm gia đình thể hiện niềm tin của một người về việc cần phải tuân theo những trách nhiệm, nghĩa vụ gia đình. Sự kết nối gia đình (familial interconnectedness) thể hiện quan điểm niềm tin, sự kỳ vọng rằng những thành viên gia đình chính là nguồn lực giúp đỡ và cần phải duy trì sự tơn trọng và gần gũi với các thành viên gia đình. Sự ủng hộ từ họ hàng (cơ, dì, chú, bác) được hiểu là niềm tin của người chăm sóc về việc một ai đó cần xem gia đình họ hàng như một nguồn lực hỗ trợ. Các kết quả chứng minh trước đó của Losada và cộng sự (2010) cho thấy khía cạnh trách nhiệm gia đình và hai khía cạnh cịn lại có tác động khác nhau tới kết quả chăm sóc. Do vậy, tác giả sẽ

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của giá trị gia đình và hỗ trợ xã hội tới tự chủ chăm sóc người cao tuổi tại gia đình. (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(162 trang)
w