Chính sách lãi suất cân bằng

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách lãi suất đến nền kinh tế Việt Nam (2).DOC (Trang 32 - 39)

Ngoài hai giải pháp trên, em xin phân tích sâu hơn vào giải pháp thứ ba này – chính sách cân bằng lãi suất.

Nội dung của chính sách lãi suất cân bằng nói trên được xác định bằng mô hình: Rf = f(x1, x2, x3, x4, x5, x6)

Trong đó:

- x1 là cân bằng cung - cầu vốn TTTT sơ cấp. - x2 là lãi suất thực dương.

- x3 là cân bằng cung - cầu vốn khả dụng của TCTD trên thị trường nội tệ liên ngân hàng

- x4 là cân bằng giữa lãi suất tiền gửi ngắn hạn VND với mức tăng tỷ giá USD/VND và lãi suất tiền gửi ngắn hạn USD

- x5 là lãi suất thực tiền gửi hoặc cho vay ngắn hạn so với tốc độ tăng trưởng kinh tế.

- x6 là chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi bình quân thực tế của các TCTD.

Theo cơ chế hình thành lãi suất TTTT và kết quả phân tích, đánh giá quan hệ giữa lãi suất và diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ trong thời kỳ 1988 - 2004, để điều hành chính sách lãi suất cân bằng NHNN cần phải điều tiết lãi suất TTTT thoả mãn các điều kiện có tính định lượng như sau:

- x1 là cân bằng cung - cầu vốn thị trường, thể hiện ở tốc độ tăng trưởng vốn huy động và vốn tín dụng của hệ thống TCTD phải tương ứng với nhau, vì trong những năm tới, kênh tín dụng ngân hàng vẫn đóng vai trò chủ yếu trong huy động tiết kiệm và cung ứng vốn cho đầu tư phát triển; việc sử dụng quan hệ các chỉ số vốn tín dụng nói trên phản ánh tương đối chính xác quan hệ cung - cầu vốn thị trường.

- x2 = R – CPI > 0, trong đó R là lãi suất tiền gửi danh nghĩa ngắn hạn VND của TCTD, CPI là chỉ số giá tiêu dùng; áp dụng công thức hiệu ứng của Fisher là lãi suất thực tế = lãi suất danh nghĩa – tỷ lệ lạm phát.

- x3 là cân bằng giữa cung - cầu vốn khả dụng của TCTD mà cầu vốn khả dụng là số vốn các TCTD cần có để đảm bảo khả năng chi trả thường xuyên cho khách hàng, được NHNN dự báo, hàng tuần, tháng hoặc quý để điều tiết tiền tệ; còn cung vốn khả dụng của TCTD bao gồm tiền mặt tại quỹ + tiền gửi tại NHNN vượt mức DTBB + hạn mức chiết khấu chưa sử dụng + giá trị giấy tờ có giá có thể bán trên thị trường liên ngân hàng phải đủ hoặc dư thừa so với nhu cầu vốn của thị trường.

- x4 là cân bằng giữa lãi suất VND – tỷ giá hối đoái – lãi suất USD theo phương trình lãi suất tiền gửi VND = lãi suất tiền gửi ngắn hạn USD + mức tăng tỷ giá VND so với USD + hệ số k, trong đó hệ số 2% để đảm bảo≥k là chênh lệch lợi tức giữa tiền gửi VND và tiền gửi USD và k tính hấp dẫn của lãi suất VND, tránh chuyển dịch tiền gửi VND sang USD và hỗ trợ huy động vốn ở trong và ngoài nước.

- x5 < tốc độ tăng GDP thực tế, tức là lãi suất thực là phần giá trị gia tăng mà người gửi tiền nhận được từ kết quả hoạt động của nền kinh tế trong một thời hạn nhất định phải nhỏ hơn mức độ gia tăng của cải thực của nền kinh tế, thì mới khuyến khích tiết kiệm, đầu tư.

- x6 là chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động thực tế bình quân của TCTD và 3% < x6 < 6%, vì theo thống kê chênh lệch này của các TCTD trong 10 năm qua (1995 - 2004) giao động trong khoảng 3%-6% và với mức này đủ để các TCTD có thể bù đắp chi phí; đồng thời, theo thông lệ quốc tế và các kiến nghị của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) thì chênh lệch lãi suất của các NHTM Việt Nam phải ở mức 5% - 6% để bù đắp đủ dự phòng rủi ro và tái đầu tư hiện đại hoá công nghệ.

Vấn đề đặt ra là tại sao không áp dụng chính sách lãi suất thấp, ổn định hoặc là chính sách lãi suất cao mà lại lựa chọn chính sách lãi suất cân bằng trong những năm tới? cơ sở lý luận và thực tiễn của sự lựa chọn này như thế nào? có thể được xem xét như sau:

- Trong giai đoạn 2005 – 2010, chính sách tiền tệ theo đuổi đa mục tiêu là kiềm chế lạm phát ở mức một con số, góp phần tăng trưởng kinh tế ở mức cao (trên 7%/năm) và đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng mà về mặt lý thuyết và thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ trong thời gian qua cho thấy các mục tiêu này không phải hoàn toàn thống nhất với nhau. Với lãi suất cân bằng sẽ kết hợp được vấn đề biến động của lãi suất do cung - cầu vốn thị trường và sự điều tiết tiền tệ của NHNN, để vừa kiềm chế lạm phát, vừa tạo điều kiện cho TCTD huy động vốn, mở rộng tín dụng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

- Lãi suất TTTT đã được tự do hoá và hình thành chủ yếu do tác động của cung - cầu vốn; sự can thiệp, điều tiết của NHNN chủ yếu bằng công cụ CSTT gián tiếp và chỉ trong một giới hạn mức cung ứng tiền tệ đã được xác định, nếu không sẽ gây nên tác dụng ngược là lạm phát cao, tăng trưởng kinh tế chậm lại.

- Nền kinh tế đang trong thời kỳ chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường XHCN, quy mô nhỏ, hội nhập thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế; VND là đồng tiền yếu, chưa có khả năng chuyển đổi, lãi suất VND chịu tác động trực tiếp của lãi suất TTTT quốc tế; với mức lãi suất cân bằng vận động theo biến động của TTTT trong và ngoài nước sẽ hạn chế rủi ro thị trường và mở rộng thu hút vốn đầu tư nước ngoài để bù đắp chênh lệch “âm” giữa tiết kiệm và đầu tư hàng năm khoảng 10-15% GDP.

- Tình trạng đô la hoá nền kinh tế còn kéo dài trong vài năm tới; TTTT phát triển còn ở mức thấp; chính sách tỷ giá là thả nổi có kiểm soát; thị trường bất động sản đang hình thành và có nhiều rủi ro. Vì thế, với

chính sách lãi suất cân bằng, lãi suất VND có thể hấp dẫn hơn so với đầu tư tài sản khác, do vậy sẽ hạn chế tình trạng đô la hoá, xáo trộn thị trường ngoại hối và thị trường bất động sản do việc dịch chuyển VND sang dự trữ bằng USD hoặc đầu cơ bất động sản.

- Theo những nghiên cứu gần đây của IMF, thực tiễn ở nhiều nước theo đuổi chính sách lãi suất thấp và ổn định, tức là lãi suất thực tế giảm xuống dưới mức cân bằng trên thị trường, thì không những cản trở đầu tư mà còn làm giảm hiệu quả đầu tư là do với lãi suất thấp làm gia tăng nhu cầu đầu tư, nhưng không có đủ nguồn vốn đáp ứng và không tạo ra đủ tích luỹ để tài trợ cho những đầu tư này. Nếu thực thi chính sách lãi suất cao, có thể có lợi cho hoạt động kinh doanh của TCTD trong ngắn hạn, nhưng về trung hạn sẽ kìm hãm việc mở rộng đầu tư, không phù hợp với mục tiêu góp phần tăng trưởng kinh tế.

- Lãi suất ảnh hưởng đến cung - cầu các nguồn vốn có thể đầu tư và các quyết định về đầu tư, tiêu dùng của TCKT và dân cư. Nếu NHNN tác động làm cho lãi suất thực tế quá cao hoặc quá thấp so với mức cân bằng của thị trường và vượt quá khả năng điều tiết của mình, thì có nguy cơ làm méo mó các quyết định đầu tư, tiêu dùng và khi đó người dân sẽ gửi tiết kiệm vào TCTD để hưởng lãi hơn là đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu, nếu lãi suất thực quá cao; hoặc người dân chuyển sang dự trữ ngoại tệ, đầu cơ bất động sản, nếu lãi suất thực “âm” thì cả hai khuynh hướng này đều không thích hợp.

- Với chính sách lãi suất cân bằng, tạo điều kiện cho thị trường trái phiếu, thị trường cổ phiếu phát triển, tăng khối lượng hàng hoá và độ sâu của thị trường tài chính, tạo điều kiện cho NHNN thực hiện CSTT có hiệu quả.

Với mô hình chính sách lãi suất cân bằng nói trên, không phải lúc nào lãi suất cân bằng thị trường cũng thỏa mãn đồng thời tất cả các điều

kiện trên, nhưng ít nhất là đáp ứng được một số điều kiện chủ yếu là cân bằng cung - cầu vốn, lãi suất thực dương, cân bằng lãi suất VND - tỷ giá - lãi suất USD trong ngắn hạn và dài hạn thì cần thoả mãn đủ các điều kiện.

Để thực thi chính sách lãi suất cân bằng, đòi hỏi NHNN cần xem xét, đánh giá thực trạng cơ chế kiểm soát lãi suất hiện nay để có những cải tiến thích hợp như : Lựa chọn lãi suất chủ đạo, điều chỉnh mô hình kiểm soát lãi suất hành lang thị trường liên ngân hàng với biên độ rộng hơn hiện nay khoảng 3%, trần là lãi suất cho vay qua đêm, và nên áp dụng đồng bộ việc điều hành các công cụ chính sách tiền tệ để điều tiết lãi suất thị trường. Bên cạnh đó, ban hành đồng bộ cơ chế để tạo điều kiện cho các NHTM thực hiện một cách phổ biến các công cụ phái sinh lãi suất, tiền tệ nhằm đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ và tự phòng ngừa rủi ro.

KẾT LUẬN

Như vậy có thể thấy lãi suất là một trong những biến số được theo dõi chặt chẽ nhất trong nền kinh tế. Diễn biến của nó được đưa tin hầu như hàng ngày trên báo chí,vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống hàng ngày của mỗi chúng ta và có những hệ quả quan trọng đối với sức khỏe của nền kinh tế. Nó tác động đến những quyết định cá nhân như: chi tiêu hay để dành, mua nhà hay mua trái khoán hay gửi khoản vốn vào một tài khoản tiết kiệm. Lãi suất cũng tác động đến các quyết định kinh tế của các doanh nghiệp hoặc các gia đình như: dùng vốn để đầu tư mua thiết bị mới cho các nhà máy hoặc để gửi tiết kiệm trong một ngân hàng. Nền kinh tế Việt Nam

đang trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, hội nhập với khu vực và thế giới, đất nước đã có những cải cách cơ bản trong các hoạt động của toàn bộ hệ thống ngân hàng và tài chính. Trong những điều kiện như vậy, việc nhận thức lại những vấn đề cơ bản về lãi suất, cũng như việc học tập kinh nghiệm quản lí và điều hành chính sách lãi suất của các nước phát triển là rất cần thiết. Điều này không chỉ quan trọng đối với quá trình xây dựng và điều hành một chính sách lãi suất phù hợp với cơ chế quản lí kinh tế hiện nay, mà còn rất quan trọng đối với quá trình hình thành và hoạt động một cách có hiệu quả của hệ thống thị trường tài chính ở Việt Nam, góp phần giải quyết những khó khăn về vốn và hiện đại hóa đất nước.

Việt Nam đang trong quá trình tự do hóa lãi suất. Cơ chế điều hành lãi suất hiện nay vẫn còn có những bất cập nhất định. Trước yêu cầu thực hiện định hướng chiến lược phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta, đòi hỏi phải tiếp tục hoàn thiện chính sách lãi suất của hệ thống ngân hàng Việt Nam. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1- David Begg (1992), Kinh tế học, Nhà xuất bản Giáo dục – Hà Nội 2- Hiệp hội Ngân hàng (2000-2005), Tạp chí Thị trường Tài chính

tiền tệ

3- Frederic S.Mishkin (1999), Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, Nhà xuất bản Khoa học - Kỹ thuật Hà Nội.

4- Lê Vinh Danh (1996), Tiền và hoạt động ngân hàng, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Hà Nội.

5- Maynard Keynes (1994), Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ, Nhà xuất bản Giáo dục – Hà Nội.

6- Nguyễn Đăng Dờn (2000), “Vài ý kiến về lãi suất, lãi suất cơ bản và xu hướng tự do hoá lãi suất ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Ngân hàng – Hà Nội.

7- Nguyễn Đồng Tiến (2002), “Xây dựng lãi suất chủ đạo của Ngân hàng Trung ương trong điều hành chính sách tiền tệ”, Tạp chí Ngân hàng – Hà Nội.

8- Nguyễn Ngọc Hùng (1998), Lý thuyết tiền tệ ngân hàng, Nhà xuất bản Tài chính – Hà Nội.

9- Nguyễn Ngọc Oánh (1999), “Một số vấn đề về định hướng điều hành lãi suất theo tinh thần của Luật ngân hàng Nhà nước”, Tạp chí Ngân hàng (số chuyên đề) – Hà Nội.

10- Nguyễn Xuân Luật (2002), “Lãi suất và diễn biến bất thường trên thị trường tiền tệ”, Tạp chí Chứng khoán – Hà Nội.

11- Nguyễn Xuân Luật (2002), “Về cơ chế điều hành lãi suất hiện nay”, Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ - Hà Nội.

12- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Báo cáo thường niên Ngân hàng Nhà nước từ 1991 đến 2005.

13- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Viện tiền tệ tín dụng, Lãi suất ngân hàng, tập 1,2, Hà Nội.

14- Ricardo, Các nguyên tắc Kinh tế chính trị - Principles of Political Economiccs, Nhà xuất bản Giáo dục – Hà Nội.

15- “Tự do hóa lãi suất trong tiến trình hội nhập” (2006), Báo điện tử Bộ tài chính Việt Nam.

16- World Bank (2002), Annual Report.

17- Các trang web: - www.sbv.gov.vn - www.vnn.vn/kinhte - www.baodoanhnghiep.com.vn - www.vneconomy.com.vn - www.vnexpress.net - www.mot.gov.vn. ...

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách lãi suất đến nền kinh tế Việt Nam (2).DOC (Trang 32 - 39)