Trong các xã hội theo chủ nghĩa cá nhân, mối quan hệ giữa con người tương đối lỏng lẻo và có xu hướng chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân. Ngược lại, trong xã hội theo chủ nghĩa tập thể, các hoạt động được tiến hành dựa trên cơ sở làm việc nhóm, trong đó có ý kiến tập thể luôn được coi trọng hơn cả.
Với số điểm chỉ 20, Việt Nam đích thực là một xã hội tập thể. Tại Việt Nam, chủ nghĩa này được thể hiện trong một cam kết ngầm, lâu dài và chặt chẽ với nhóm tập thể mà họ tham gia, đó là một gia đình, họ hàng. Hoặc các mối quan hệ mở rộng như bạn bè, đồng nghiệp, … Lịng trung thành trong một nền văn hóa tập thể như Việt Nam là tối quan trọng và được đặt trên hầu hết các quy tắc và quy định xã hội khác. Một xã hội như vậy thúc đẩy các mối quan hệ mạnh mẽ, nơi mà người dân thường phải theo đuổi khái niệm “trách nhiệm với cộng đồng” như thể diện dịng họ, thể hiện hàng xóm láng giềng, thể hiện cơng ty, …
3. Masculine - Nam tính hay Feminine - Nữ tính
Điểm số cao (Nam tính) đại diện cho việc xã hội ưu tiên thành tích, chủ nghĩa anh hùng, sự quyết đoán và phần thưởng vật chất cho thành công. Những đặc điểm của một xã hội nam tính cịn bao gồm can đảm, gia trưởng, độc lập và quyết đốn. Ngược lại, điểm số thấp (Nữ tính) tượng trưng cho sự chú trọng hơn đến sự chăm sóc, phúc lợi, chất lượng cuộc sống, các mối quan hệ và sự phụ thuộc lẫn nhau. Một xã hội nữ tính là nơi mà chất lượng cuộc sống được coi là tiêu chuẩn để đánh giá sự thành đạt.
Việt Nam đạt 40 điểm về chiều văn hóa này, do đó được đánh giá là một xã hội nữ tính. Trọng tâm của quốc gia là “làm việc để sống”. Các nhà quản lý phấn đầu cho sự đồng thuận và đưa ra nhiều chính sách xã hội tốt, người dân coi trọng sự bình đẳng, đồn kết và chất lượng trong cuộc sống của họ. Tại Việt Nam, các xung đột, mâu thuẫn thường được giải quyết bằng thỏa hiệp và đàm
phán. Bên cạnh đó, người dân coi trọng niềm hạnh phúc và hưởng thụ bên các mối quan hệ của mình.
4. Uncertainty Avoidance - Mức độ e ngại rủi ro
Chiều văn hóa này nói lên mức độ sẵn sàng chấp nhận những thay đổi, những điều mới mẻ. Một quốc gia có điểm số cao về chiều văn hóa này sẽ khơng sẵn sàng chấp nhận những điều mới lạ, những thay đổi mà họ chưa từng trải nghiệm và ngược lại với điểm số thấp.
Việt Nam đạt điểm 30 ở mức độ e ngại rủi ro thấp. Quốc gia được đánh giá có sự bao dung, ít quy tắc và chấp nhận đổi mới đi đơi với sai sót nhiều lần hơn. Xã hội duy trì thái độ thoải mái, chấp nhận nhiều sự sai lệch so với chuẩn mực. Người Việt cảm thấy rằng nhiều quy tắc là khơng cần thiết. Lịch trình thường linh hoạt, chính xác và đúng giờ khơng phải là yếu tố bắt buộc. Các lý do diễn giải cho sự chậm trễ, sai sót thường dễ được chấp nhận.
VII. ĐÁNH GIÁ CHUNG
Khi xâm nhập vào Việt Nam thì thứ nhất IKEA tận dụng được một thị trường có quy mơ lớn cả về dân số và nhu cầu tiêu dùng. Tầng lớp trung lưu đang có tốc độ phát triển nhanh chóng và sự tăng trưởng nhanh chóng của ngành sản xuất đồ nội thất tại Việt Nam.
Thứ hai, Việt Nam là một quốc gia lý tưởng về cả vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên để phát triển tất cả loại hình vận tải hàng hóa. Lợi thế vị trí này cho phép VN phát triển hệ thống hạ tầng và mạng lưới cung ứng dịch vụ logistics phục vụ hoạt động giao thương trên toàn cầu.
Thứ ba, người Việt thân thiện, coi trọng cộng đồng và chất lượng cuộc sống, trung thành nhưng vẫn chấp nhận đổi mới từ đó tạo nên sự hy vọng được đón nhận và u thích lâu dài cho sản phẩm của IKEA.
Thứ tư, thị trường đồ nội thất Việt Nam có sự cạnh tranh khơng q gay gắt ở phân khúc tầm trung vì hầu hết những thương hiệu hiện tại trên thị trường đều định vị ở phân khúc cao cấp và một số chỉ tập trung vào xuất khẩu.
Và cuối cùng là Việt Nam đã có những cố gắng trong cải cách kinh doanh. Chính phủ cũng tập trung tạo ra những ưu đãi và điều kiện thuận lợi thu hút các doanh nghiệp nước ngoài. Chủ động mở cửa, đón nhận, hội nhập và tạo điều kiện cho những nhà đầu tư mới.
Tuy nhiên cũng sẽ có một vài khó khăn mà IKEA sẽ gặp phải. Đầu tiên là mức độ chi tiêu dùng đồ nội thất trong nội địa vẫn còn yếu. Kế đến, vấn nạn hàng nhái vẫn còn tồn tại và phổ biến tại thị trường Việt Nam, những sản phẩm này cạnh tranh và gây ảnh hưởng tiêu cực đối với những sản phẩm của IKEA. Và cuối cùng, hiện tại tình hình dịch bệnh nền tình hình phát triển kinh tế tại Việt Nam vẫn chưa ổn định.
VIII. KẾT LUẬN
Như vậy, với những phân tích và đánh giá trên, nhận thấy cơ hội đầu tư cho IKEA vẫn cao hơn những khó khăn đang tồn tại, hay nói cách khác là được nhiều hơn mất. Vì vậy, Việt Nam là một thị trường tiềm năng và có mức độ hấp dẫn tầm trung bình cao mà IKEA nên thâm nhập trong giai đoạn 2021-2022 tới và đương nhiên với rủi ro tương đối ít.
CÂU 2:
Từ những thơng tin đã phân tích được tại nội dung câu 1, có thể thấy sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Việt Nam đáp ứng được các tiêu chí của một thị trường mới nổi. Tạp chí The Economist tháng 8 năm 2020 đã xếp Việt Nam trong top 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất thế giới. Mục tiêu thâm nhập thị trường của IKEA vào Việt Nam có thể dựa trên sự phát triển thị trường và mục tiêu về nguồn lực.
I. Mục tiêu thâm nhập – Entry objectives
1. Mở rộng thị trường
IKEA hiện đang là một công ty tồn cầu về nội thất, đã có hơn 400 cửa hàng rộng khắp. Tại
châu Á, IKEA đã thâm nhập vào các quốc gia Malaysia, Indonesia, Singapore và Thailand. Việt
Nam và Philippines là 2 thị trường mà hãng đồ nội thất này muốn nhắm đến trong 5 năm tới.
Dựa trên những thông tin chi tiết về thị trường đã được phân tích tại câu 1, IKEA có thể xem xét đến quy mơ thị trường gỗ nội thất và quy mô thị trường sản phẩm nội thất tại Việt Nam để tìm hiểu về mức độ tiềm năng của thị trường.
1.1. Quy mô thị trường gỗ nội thất tại Việt Nam:
1.1.1. Quy mô của thị trường gỗ xuất khẩu tại Việt Nam:
- 2020, kim ngạch xuất khẩu gỗ đạt hơn 13 tỷ USD, tăng trưởng 16,4% so với năm 2019. Trong đó, ngành gỗ và đồ gỗ tăng trưởng hơn 16,3% so với năm 2019, với kim ngạch xuất khẩu 12,1 tỷ USD. - Theo đánh giá của Chính phủ, ngành gỗ là một trong những ngành quan trọng cho sự phát triển của các mặt hàng nơng - lâm sản trong cả nước nói chung.
- Theo số liệu thống kê trong năm 2020, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc là 3 thị trường nhập khẩu đồ gỗ lớn nhất của Việt Nam, chiếm 78,4% trong tổng giá trị xuất khẩu ngành hàng này.
1.1.2. Các sản phẩm nội thất gỗ xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam:
- Theo Báo cáo tình hình xuất khẩu gỗ và lâm sản năm 2020 của Innovative Hub, hầu hết giá trị các mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ đều có sự tăng trưởng cao. Những sản phẩm nội thất có thể kể đến như ghế ngồi, nội thất phòng ngủ, nội thất nhà bếp,... Mặt hàng đồ nội thất nhà bếp có tốc độ tăng trưởng cao nhất tới 83% so với năm 2019.
=> Các số liệu trên cho thấy quy mô ngành gỗ tại Việt Nam ngày càng phát triển cao, đạt được
bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Bên cạnh đó, việc Việt Nam chủ yếu xuất khẩu các sản phẩm gỗ
ra nước ngoài, trở thành nguồn cung sản phẩm gỗ quan trọng của nhiều quốc gia có nền kinh tế
đứng đầu thế giới cho thấy sản phẩm gỗ nội thất của Việt Nam được quốc tế ghi nhận và đánh giá
cao về chất lượng và năng suất.
1. 2. Quy mô thị trường nội thất tại Việt Nam:
Theo báo cáo Phân tích nhu cầu trong nước và quốc tế về ngành nội thất của Việt Nam của Innovative Hub:
Ý và Ba Lan.
- Khảo sát của Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) cho thấy đồ nội thất nằm trong TOP 10 sản phẩm được mua bán phổ biến nhất trên các sàn giao dịch điện tử tại Việt Nam năm 2019. Thương mại điện tử phát triển trong những năm gần đây khiến quy mô thị trường nội thất ngày càng tăng cao khi nhóm khách hàng trẻ tiềm năng thường có xu hướng mua sản phẩm nội thất qua Internet vì sự thuận tiện và tiết kiệm thời gian hơn.
- Theo báo cáo của Statista, doanh thu của ngành nội thất và thiết bị nội thất tại Việt Nam ước tính vào khoảng 478 triệu USD trong năm 2019. Trong giai đoạn 2019-2023, tỷ lệ tăng trưởng hàng năm của doanh thu ngành nội thất được dự báo ở mức 13,5%. Doanh thu của ngành kinh doanh nội thất tại Việt Nam xếp thứ 37 trên thị trường nội thất toàn cầu.
=> Thị trường ngành nội thất Việt Nam đang có sự khởi sắc với sự tăng cao về nhu cầu tiêu dùng, dẫn đến sự ra đời của nhiều công ty nội thất. Tuy nhiên hiện nay trên thị trường chưa có nhiều tập đồn và cơng ty lớn mang tính cạnh tranh vì thế thị trường Việt Nam là một thị trường tiềm năng đối với IKEA.
2. Khai thác nguồn lực - Resources
Trước hết, Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế mới nổi, là thị trường mà các doanh nghiệp toàn cầu như IKEA cần hướng đến. Riêng tại Việt Nam, hiện nay chưa có doanh nghiệp đa quốc gia hay doanh nghiệp có quy mơ và sức cạnh tranh ngang với IKEA thâm nhập. Nói cách khác, nếu IKEA vào thị trường Việt Nam thì sẽ trở thành “first mover” trong lĩnh vực nội thất tiện lợi (khơng tính các cơng ty nhỏ lẻ nội địa). Ngoài mục tiêu mở rộng hơn nữa tại thị trường châu Á thì mục tiêu tiếp cận nguồn lực sẽ là lợi thế mà “first mover” có được. Là người đầu tiên vào thị trường Việt Nam sẽ giúp IKEA chiếm ưu thế về các nguồn lực như phân phối, vị trí, con người, các mối liên hệ hợp tác và nhà cung cấp.
Năm 2020, tổng giá trị bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ ước tính đạt khoảng 5.060 nghìn tỷ đồng, tăng 2,6% so với năm trước. Con số này bao gồm giá trị bán hàng của lĩnh vực bán lẻ, dịch vụ lưu trú và ăn uống, dịch vụ du lịch và các dịch vụ khác.
2010 đến năm 2020 (tính bằng nghìn tỷ đồng). Nguồn: Statista
Năm 2019, giá trị tiêu dùng hàng gia dụng đối với các sản phẩm nội thất của Việt Nam đạt 38,6 nghìn tỷ đồng, trở thành nhóm hàng có giá trị tiêu dùng cao nhất. Năm 2024, các sản phẩm nội thất được dự báo có giá trị tiêu dùng trong các hộ gia đình Việt Nam là 59,2 nghìn tỷ đồng.
khai thác đạt 12.589,2 nghìn m3, tăng 4,3% (quý III đạt 4.643,6 nghìn m3, tăng 2%).
Theo chia sẻ từ IKEA, hãng đang hướng đến các sản phẩm được làm hồn tồn từ vật liệu có thể tái tạo, tái chế. Hiện nay, IKEA đã thực hiện được 60% nguyên liệu là tái tạo và 10% là tái chế. IKEA chú trọng các nguyên liệu gỗ thô được khai thác từ những khu rừng có chất lượng tốt và ổn định. Theo tổng cục thống kê Việt Nam, sản lượng gỗ khai thác của Việt Nam năm 2020 là 17169,7 nghìn m3 và đang ngày càng tăng. Sản lượng gỗ trồng để khai thác đối với các loại hình kinh tế ngồi nhà nước (gồm tư nhân, cá thể, tập thể, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài) năm 2019 đạt 14.428,2 nghìn m3
Sản lượng gỗ trồng khai thác của loại hình kinh tế ngồi nhà nước giai đoạn 2015 – 2020.
Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam
Về chất lượng tăng trưởng kinh tế, năng suất lao động của toàn nền kinh tế theo giá hiện hành năm 2020 ước tính đạt 117,9 triệu đồng/lao động (tương đương 5.081 USD/lao động, tăng 290 USD so với năm 2019); theo giá so sánh, năng suất lao động tăng 5,4% do trình độ của người lao động ngày càng được nâng cao.
Đặc biệt, với giai đoạn dịch bệnh Covid-19 đang trở lại tại Việt Nam, sau thời gian dài giãn cách xã hội, nhiều cửa hàng phải trả mặt bằng dẫn đến số lượng mặt bằng tăng lên. Tuy nhiên, giữa lúc khó khăn về thị trường mặt bằng cho thuê, những vị trí đắc địa, đáp ứng đủ các tiêu chí kinh doanh ngành hàng vẫn ln được săn đón. Đồng thời, do số lượng lớn, phân khúc bất động sản dư thừa nguồn cung nên giá thuê mặt bằng cũng giảm nhiệt so với giai đoạn bình thường trước đây. Đây cũng là cơ hội để IKEA có thể chọn lựa được vị trí đẹp để đặt cửa hàng, showroom với giá ổn hơn
so với giá cạnh tranh trước đây.
Vì thế, dựa trên những nguồn lực đang có sẵn và ngày càng phát triển tại Việt Nam thì thật sự có lợi
cho mục tiêu của IKEA với tư cách là first mover. IKEA có thể chiếm trước được ưu thế về các
nguồn lực nêu trên để đạt được lợi thế cạnh tranh cao hơn đối với những đối thủ vào sau.
II. Timing
1. Cơ hội
1.1. Thị trường Việt Nam:
● Hiện tại, thị trường Việt Nam là thị trường đầy tiềm năng với dân số đơng, đem đến lượng
tiêu thụ hàng hóa, sức mua lớn.
● Hiện tại, thị trường Việt Nam là thị trường đầy tiềm năng với dân số đông, đem đến lượng
tiêu thụ hàng hóa, sức mua lớn.
● Người tiêu dùng Việt Nam hiện nay, đặc biệt là giới trẻ đang có xu hướng ưa thích những
sản phẩm tối giản, nhỏ gọn phù hợp với những ngôi nhà ở thành thị, đặc biệt đối với căn hộ
hoặc chung cư. Các sản phẩm nội thất có giá thành rẻ, thiết kế gọn nhẹ, dễ dàng tháo rời để
di chuyển và có thể thay thế sau một thời gian sử dụng cũng được người tiêu dùng lựa chọn
=> Các sản phẩm của IKEA đều có thể đáp ứng các nhu cầu này vì vậy đây là cơ hội thích hợp để IKEA có thể hoạt động tại Việt Nam.
● Như đã nói ở trên, IKEA hiện đang là “first mover” và hầu hết các thương hiệu trong nước đều định vị ở phân khúc cao cấp trong khi đó IKEA lại là một thương hiệu tầm trung giá rẻ. ● Tình hình bất động sản tại Việt Nam có những biến chuyển tích cực cũng là một trong
những lợi thế cho IKEA do nhu cầu mua sắm các vật dụng cho nhà mới tăng cao. Khi mà thị trường bất động sản được cho là sẽ nhanh chóng trở lại mạnh mẽ ngay khi dịch được kiểm soát. Quan sát cho thấy nguồn cung bất động sản đang dần hồi phục nhờ nới lỏng pháp lý, trong khi nguồn cầu cũng được thúc đẩy mạnh mẽ bởi thị trường phục hồi trên diện rộng, lãi suất vay mua nhà duy trì ở mức thấp và cơ sở hạ tầng đang được tăng tốc phát triển, do đó