TIÊU CHUẨN, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN CỦA CÁ NHÂN VÀ ĐƠN VỊ LIÊN QUAN

Một phần của tài liệu QUY CHẾ Tuyển sinh đào tạo trình độ tiến sĩ áp dụng cho giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2017 (Trang 39 - 42)

CỦA CÁ NHÂN VÀ ĐƠN VỊ LIÊN QUAN

Điều 34. Giảng viên giảng dạy chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ

1. Tiêu chuẩn đối với giảng viên

b) Có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc có bằng tiến sĩ khoa học, tiến sĩ có chun mơn phù hợp với các học phần đảm nhiệm trong chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ;

c) Có năng lực chun mơn tốt và hiện đang hoạt động nghiên cứu khoa học thể hiện ở các bài báo, cơng trình được cơng bố trước và trong thời gian tham gia giảng dạy chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ.

2. Trách nhiệm của giảng viên

a) Thực hiện nhiệm vụ của công chức, viên chức theo quy định của Luật Giáo dục, Luật Công chức, Luật Viên chức và pháp luật có liên quan; giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng nhân cách của nghiên cứu sinh, đối xử công bằng với nghiên cứu sinh, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của nghiên cứu sinh.

b) Tham gia xây dựng chương trình đào tạo, xây dựng đề cương học phần, trực tiếp biên soạn học liệu phục vụ dạy học.

c) Giảng dạy, hướng dẫn các học phần, chuyên đề theo đúng kế hoạch, bảo đảm nội dung và đạt mục tiêu đã được phê duyệt.

d) Thường xuyên cải tiến phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng đào tạo; tư vấn, giúp đỡ nghiên cứu sinh trong học tập, nghiên cứu, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, phát triển năng lực sáng tạo, hoàn thiện các kĩ năng nghề nghiệp và các kĩ năng mềm; lấy ý kiến phản hồi của nghiên cứu sinh về việc giảng dạy của mình.

đ) Nghiên cứu khoa học, vận dụng kết quả nghiên cứu vào giảng dạy và ứng dụng thực tiễn.

e) Đánh giá hoặc tham gia đánh giá kết quả học tập của nghiên cứu sinh. g) Thông báo tiến độ, kết quả học tập của nghiên cứu sinh cho Trung tâm. 3. Quyền hạn của giảng viên

a) Được hưởng các quyền lợi theo quy định hiện hành của Nhà nước và của Viện.

b) Được đảm bảo các điều kiện vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học; được cung cấp thông tin khoa học và công nghệ của Viện.

c) Được hưởng thù lao trong đào tạo tiến sĩ theo quy định của Nhà nước, của Viện.

d) Được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và bản quyền tác giả theo quy định hiện hành.

Điều 35. Người hướng dẫn nghiên cứu sinh

1. Người hướng dẫn nghiên cứu sinh phải đáp ứng các tiêu chuẩn quy định tại Điều 34 của Quy chế này và các điều kiện sau:

a) Có chức danh giáo sư hoặc phó giáo sư hoặc có bằng tiến sĩ. Nếu có bằng tiến sĩ nhưng chưa có chức danh khoa học thì phải sau khi nhận bằng tiến sĩ tròn 3 năm;

b) Có bài báo, cơng trình nghiên cứu khoa học cơng bố trong 5 năm gần nhất;

c) Có tên trong danh sách cán bộ hướng dẫn nghiên cứu sinh của Viện theo hai ngành đào tạo Kinh tế phát triển và Quản lý kinh tế vào năm tuyển sinh;

d) Có khả năng đặt vấn đề và hướng dẫn nghiên cứu sinh giải quyết vấn đề khoa học đặt ra trong đề tài luận án;

đ) Sử dụng tốt tiếng Anh phục vụ nghiên cứu chuyên ngành và trao đổi khoa học quốc tế;

e) Có trách nhiệm cao trong thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn nghiên cứu sinh;

g) Tại thời điểm nhận nghiên cứu sinh mới không thuộc đối tượng phải tạm dừng nhận nghiên cứu sinh theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Mỗi nghiên cứu sinh có khơng q hai người cùng hướng dẫn. Trường hợp nghiên cứu sinh có hai người hướng dẫn thì:

a) Người hướng dẫn thứ nhất (hướng dẫn chính) phải có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc có bằng tiến sĩ từ trịn 3 năm trở lên và chịu trách nhiệm chính về hướng dẫn nghiên cứu, phương pháp luận, phạm vi chun mơn và tính sáng tạo, tính khả thi của đề tài luận án;

b) Người hướng dẫn thứ hai: cùng người hướng dẫn thứ nhất giúp nghiên cứu sinh xác định hướng nghiên cứu, phương pháp luận, phạm vi chun mơn và tính sáng tạo, tính khả thi của đề tài luận án. Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch học tập, nghiên cứu, thực hiện các chuyên đề, tiểu luận tổng quan và thực hiện luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh.

3. Cán bộ nghiên cứu trong viện là Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ có nhiều cơng trình nghiên cứu có giá trị, có kinh nghiệm trong hướng dẫn nghiên cứu sinh có thể độc lập hướng dẫn nghiên cứu sinh, nếu được Viện trưởng chấp thuận. Trong trường hợp này người hướng dẫn nghiên cứu sinh chịu trách nhiệm toàn bộ những nội dung quy định tại điểm a, điểm b Khoản 2 Điều này.

sinh được tuyển trong cùng một năm ở tất cả các cơ sở đào tạo. Giáo sư được hướng dẫn cùng lúc không quá 5 nghiên cứu sinh, phó giáo sư hoặc tiến sĩ khoa học được hướng dẫn cùng lúc không quá 4 nghiên cứu sinh; tiến sĩ được hướng dẫn cùng lúc không quá 3 nghiên cứu sinh ở tất cả các cơ sở đào tạo, kể cả đồng hướng dẫn và kể cả nghiên cứu sinh đã hết hạn đào tạo nhưng trong thời gian được phép quay lại cơ sở đào tạo xin bảo vệ luận án theo quy định tại khoản 4 Điều 23 của Quy chế này.

5. Trong vịng 5 năm, tính đến ngày giao nhiệm vụ hướng dẫn nghiên cứu sinh, nếu người hướng dẫn khoa học có 2 nghiên cứu sinh khơng hồn thành luận án vì lý do chuyên môn sẽ không được giao hướng dẫn nghiên cứu sinh mới. Khi có đến ba nghiên cứu sinh khơng hồn thành luận án mà khơng có lý do chính đáng sẽ khơng được nhận hướng dẫn nghiên cứu sinh trong thời gian ít nhất là 2 năm.

Điều 36. Nhiệm vụ của người hướng dẫn nghiên cứu sinh

1. Duyệt kế hoạch học tập và nghiên cứu của nghiên cứu sinh;

2. Xác định các học phần cần thiết trong Chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ bao gồm: các học phần ở trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ, các chuyên đề tiến sĩ và tiểu luận tổng quan cho nghiên cứu sinh để đề xuất với Tổ bộ mơn trình Viện trưởng quyết định;

3. Cùng nghiên cứu sinh lập kế hoạch học tập, nghiên cứu tuần, tháng, quý, năm của nghiên cứu sinh. Trực tiếp làm việc, theo dõi, kiểm tra và đôn đốc việc học tập, nghiên cứu khoa học và thực hiện đề tài luận án, tham gia hội nghị khoa học cùng nghiên cứu sinh, giúp nghiên cứu sinh công bố các kết quả nghiên cứu;

4. Giúp nghiên cứu sinh chuẩn bị báo cáo các chuyên đề theo yêu cầu và kế hoạch làm việc của Tổ bộ môn; chuẩn bị bài giảng, tài liệu để tham gia giảng dạy, hướng dẫn nghiên cứu sinh nghiên cứu khoa học;

5. Định kỳ 6 tháng có nhận xét về tình hình học tập, tiến độ nghiên cứu của nghiên cứu sinh gửi về Trung tâm;

6. Duyệt luận án của nghiên cứu sinh trước bảo vệ cấp Cơ sở và bảo vệ cấp Viện, xác nhận các kết quả đã đạt được và đề nghị cho nghiên cứu sinh được bảo vệ luận án, nếu luận án đã đáp ứng các yêu cầu của quy chế này.

Điều 37. Trách nhiệm của nghiên cứu sinh

Một phần của tài liệu QUY CHẾ Tuyển sinh đào tạo trình độ tiến sĩ áp dụng cho giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2017 (Trang 39 - 42)