Khái niệm quản lý chi tiêu công

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ CHI TIÊU CÔNG (Trang 34 - 36)

3. Quản lý chi tiêu công

3.3.1. Khái niệm quản lý chi tiêu công

Quản lý chi tiêu công là một khái niệm phản ánh hoạt động tổ chức điều khiển và đưa ra quyết định tổ chức của nhà nước đối ới quá trình phân phối và sử dụng nguồn tài chính công nhằm thực hiện các chức năng vốn có của Nhà nước trong việc cung cấp hàng hóa công phục vụ lợi ích kinh tế xã hội cho cộng đồng.

3.3. Các mô hình quản lý chi tiêu công.

Trải qua nhiều thập kỷ, chính phủ của các nền kinh tế thị trường đã có nhiều nỗ lực trong việc quản lý chi tiêu công để thực hiện tốt việc phân phối và sử dụng các nguồn lực TCC, qua đó nhằm thực hiện tốt vai trò quản lý kinh tế xã hội của mình. Cho đến nay, nền kinh tế thế giới đã trải qua các mô hình quản lý chi tiêu công:

3.3.1. Lập ngân sách theo danh mục.

Vào trước cuối thế kỷ 19, lập ngân sách ở hầu hết các quốc gia được biểu thị bằng năng lực điều hành yếu kém, ít sự kiểm soát của trung ương và những cách thức thuộc về phong cách riêng. Lập ngân sách danh mục theo truyền thống là mộ

t sự cải cách được quan tâm về kiểm soát chi tiêu, sử dụng hiệu quả nguồn lực và xóa bỏ sự tham nhũng đang gia tăng đáng kể. Vì lý do này, những người cải cách ngân sách vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 đã ủng hộ hệ thống lập ngân sách theo danh mục nhằm đích đẩy mạnh tính trách nhiệm qua việc sử dụng chi tiết các nguồn lực.

Tập trung quan trọng nhất của hệ thống ngân sách là chi tiết hóa chi tiêu ngân sách trong quá trình phân phối với những giới hạn nhất định để đảm bảo các cơ

quan nhà

nước không thể chi tiêu vượt quá nguồn lực được phân phối. Tuy vậy cách quản l ý

này có nhược điểm:

- Chỉ nhấn mạnh tới khâu lập ngân sách với những chi tiêu có tính tuân thủ được đưa ra bởi chính phủ.

- Sự phân phối không trả lời được câu hỏi tại sao tiền phải chi tiêu. - Ngân sách chỉ được lập trong ngắn hạn.

- Không chú trọng đúng mức đến tính tính hiệu quản phân bổ nguồn lực và hiệu quả hoạt động cung ứng hàng hóa công.

3.3.2. Lập ngân sách theo công việc thực hiện.

Điểm chính yếu của lập ngân sách theo công việc thực hiện là tiến hành phân

bổ nguồn lực phân bổ của nhà nước gắn liền với những hoạt động của từng đ ơn vị, cơ quan nhà nước và đo lường khối lượng công việc trong sự so sánh với chi phí. Quản lý ngân sách theo công việc thực hiện đã thực hiện một sự chuyển đổi việc lập ngân sách chủ yếu dựa vào kiểm soát chi tiêu đầu vào theo khối lượng công việc. Do vậy, trong quản lý NSNN, nhà nước thường sử dụng phương pháp phân tích lợi ích- chi phí để đánh giá việc phân phối và sử dụng nguồn lực tài chính công.

Nhược điểm của phương thức quản lý này:

- Một trong những điểm mạnh của NS theo công việc là gắn kết những cái gì được tạo ra với những nguồn lực đòi hỏi trong chu kỳ ngân sách hàng năm.

Nhưng đây cũng là điểm yếu cơ bản của năm ngân sách chỉ lập ngắn hạn, không gắn liền với chính sách kinh tế dài hạn.

- Lập ngân sách theo công việc thực hiện được thiết kế hướng vào các mục tiêu, trong khi nguồn lực còn giới hạn nên không quan tâm đúng mức đến tính hiệu quả, hiệu lực NSNN.

.3.3.3. Lập ngân sách theo chương trình (ngân sách theo đầu ra).

Từ những năm 1960, những cải cách trong lĩnh vực TCC cũng bắt đầu tập trung vào kế hoạch hóa cho việc sử dụng các nguồn lực công: phương thức này cho phép liên kết một cach có hệ thống lập ngân sách theo chương trình và kế hoạch. Lập NS theo chương trình hướng vào thiết lập một hệ thống phân bổ nguồn lực nhằm tạo nên sự liên kết chi phí với kết quả của những chương trình công cộng. Điểm mấu chốt đối với NS chương trình là sự lựa chọn trong số các mục tiêu chính sách cùng những giải pháp cần thiết để đạt được mục tiêu đó. NS chương trình trình thiết lập cho những mục tiêu chương trình kéo dài hơn năm tài khóa. Thêm ào đó, lập ngân sách chương trình đòi hỏi phải có những giải pháp hiệu lực để đo lường đầu ra và kết quả các khoản chi tiêu công.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ CHI TIÊU CÔNG (Trang 34 - 36)