Thứ tự ưu tiên trong Luật nước ngoài.

Một phần của tài liệu Chế độ thanh toán các khoản nợ trong luật phá sản doanh nghiệp của Việt Nam (Trang 29 - 32)

III. Việc thanh toán các khoản nợ khi doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản.

3.Thứ tự ưu tiên trong Luật nước ngoài.

Trình tự thanh toán các khoản nợ của Hungari điều 57 Luật phá sản Hungari

- Các chi phí có liên quan đến giải thể;

- Các khoản nợ được đảm bảo bằng cầm cố, tiền ký gửi tuỳ theo mức độ giá trị của hiện vật cầm cố (chú ý là cầm cố ít nhất là sáu tháng trước khi giải thể);

- Tiền lương hưu, các khoản đền bù thiệt hại phụ cấp thu nhập của công nghiệp khai thác mỏ và con nợ phải chịu;

- Nợ có nguồn gốc từ hoạt động không mang tính chất kinh tế của tư nhân, các khoản nợ hình thành từ chứng khoán, các khoản nợ phát sinh do thanh toán, bồi thường thiệt hại sai;

- Các khoản bảo hiểm xã hội, thuế phải trả. - Một số nợ khác.

- Lãi và phụ phí chậm trả trong điều 35.

Điều 35 quy định: vào thời điểm bắt đầu giải thể mọi khoản nợ của xí nghiệp được xem là đến hạn, kèm theo với nợ là các khoản lãi theo hợp

đồng và lãi trả chậm từ thời điểm đến hạn ban đầu cho tới khi thanh toán. Những khoản nợ đã được công nhận thì đưa vào danh mục thanh toán

Cơ cấu giải thể:

- Lương và một số khoản thu nhập có tính chất lương mà con nợ phải trả (kể cả trợ cấp chấm dứt quan hệ lao động).

- Chi phí gắn liền với kết thúc hợp đồng kinh tế, bảo quản và giữ gìn tài sản.

- Chi phí được chứng minh có liên quan đến việc bán tài sản.

- Chi phí phát sinh trong qúa trình thực hiện các biện pháp của toà án có liên quan đến giải thể.

- Chi phí cho sắp xếp, lưu trữ và bảo quản tài liệu của con nợ. - Tiền công cho người thực hiện giải thể.

KẾT LUẬN

Qua thực tiễn 10 năm áp dụng Luật phá sản doanh nghiệp, Luật phá sản đã bộc lộ nhiều hạn chế bên cạnh những thành tựu của nó. Và sửa đổi Luật phá sản là một nhu cầu tất yếu, một đòi hỏi của thực tế phải có Luật phá sản mới thay Luật phá sản cũ phù hợp với tình hình kinh tế xã hội. Để Luật phá sản phát huy được vai trò của nó trong hệ thống pháp luật của Việt Nam. Luật phá sản Việt Nam bảo vệ quyền lợi cho con nợ phục hồi được khả năng thanh toán. Một trong những bất cập của Luật phá sản là trong khâu thứ tự ưu tiên trong thanh toán là sự không công bằng giữa các chủ nợ không có đảm bảo. Trong các chủ nợ không có đảm bảo khác là không hợp lý. Cần phải quy định thuế được thanh toán như các chủ nợ không có bảo đảm hoặc miễm giảm thuế thì các chủ nợ thu hồi được nó không tạo ra dây chuyền phá sản từ con nợ sang các chủ nợ. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh tạo môi trường kinh tế ổn định và sự sửa đổi đó tiếp thu các hợp lý, cái hay của Luật phá sản của nước ngoài. Để hệ thống Luật của Việt Nam hoàn thiện hơn, chất lượng cao hơn và phù hợp với Luật pháp Quốc tế và Việt Nam có một thủ tục giải quyết phá sản doanh nghiệp chung và hệ thống nhất cho tất cả các loại hình doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Chế độ thanh toán các khoản nợ trong luật phá sản doanh nghiệp của Việt Nam (Trang 29 - 32)