Kết nối hệ thống MyTV với mạng lưới của VNPT

Một phần của tài liệu Kết nối hệ thống MyTV với mạng lưới của VNPT (Trang 27 - 73)

2. Các dịch vụ của MyTV

2.2Kết nối hệ thống MyTV với mạng lưới của VNPT

2.2.1 Mô hình đầu nối

2.2.2 Hệ thống VOD node được đặt tại các tỉnh

Hình 2..5. Hệ thống VoD node đặt tại các tỉnh

2.2.3 Mô hình hoạt động trên mạng ADSL (cung cấp dịch vụ MyTV qua ADSL) ADSL)

Đường dây thuê bao kỹ thuật số bất đối xứng ADSL là kỹ thuật trong xDSL được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay trên các mạng viễn thông thế giới.ADSL công nghệ kết nối điểm - điểm, nó cho phép các nhà cung cấp viễn thông phân phối các dịch vụ băng thông rộng trên đường dây cáp đồng điện thoại đang tồn tại. Nó được gọi là “bất đối xứng” vì thông tin được truyền từ trung tâm dữ liệu tới thiết bị IPTVCD nhanh hơn thông tin được truyền từ IPTVCD tới trung tâm dữ liệu.Cũng vì thế đặc tính kết nối điểm - điểm của ADSL loại trừ được các biến đổi về băng thông của môi trường mạng chia sẻ.

Bằng việc sử dụng các kỹ thuật đặc trưng, ADSL cho phép tốc độ downstream là 8 Mbps và tốc độ upstream là 1,5 Mbps. Bởi vậy, một kết nối ADSL chỉ đủ cho đồng thời hai kênh truyền hình quảng bá theo chuẩn MPEG-2 và một kết nối Internet tốc độ cao. Điểm trở ngại chính của ADSL là phụ thuộc vào khoảng cách tính từ trung tâm dữ liệu của nhà cung cấp tới nhà khách hàng.Nếu nhà khách hàng ở gần trung tâm dữ liệu thì chất lượng dịch vụ tốt hơn những nhà ở xa. Dịch vụ ADSL giới hạn khoảng cách trên là

Các thiết bị được sử dụng để triển khai dịch vụ IPTV trên mạng ADSL như trên hình 2.2 bao gồm:

Modem ADSL: tại nhà thuê bao có một bộ thu phát ADSL hoặc modem. Modem thường kết nối bằng cổng USB hoặc giao tiếp Ethernet từ mạng gia đình hoặc PC tới đường line DSL. Đa số modem hiện này đều được tích hợp chức năng định tuyến để hỗ trợ các dịch vụ dữ liệu và truy cập Internet tốc độ cao. Bộ lọc POTS: người dùng được kết nối với Internet bằng kết nối băng thông rộng ADSL sẽ sử dụng một thiết bị gọi là bộ lọc POTS để lọc tín hiệu dữ liệu từ các tín hiệu thoại. Bộ lọc sẽ lọc tín hiệu tới thành tín hiệu tần số thấp đưa tới điện thoại và tần số cao đưa tới mạng gia đình.

DSLAM - Digital Subscriber Line Access Multiplexer: bộ gép kênh truy cập đường dây thuê bao số. Tại mỗi tổng đài khu vực (Regional Office) của nhà cung cấp dịch vụ IPTV, DSLAM nhận các kết nối của thuê bao trên đường

Hình 2.6 Mô hình hoạt động trên mạng ADSL của MyTV

2.2.3.1. Phía mạng khách hàng:

Mạng khách hàng sử dụng mô hình ánh xạ dịch vụ multi-PVC.

Dịch vụ MyTV được cung cấp trên các kết nối ADSL2+. Mỗi kết nối ADSL2+ đến thuê bao gồm có 2 PVC khác nhau nhằm cung cấp 2 loại dịch vụ:

PVC 1: cung cấp dịch vụ truy nhập Internet tốc độ cao (HSI).

Khách hàng sử dụng các thiết bị đầu cuối khác nhau cho từng loại dịch vụ:

Video: STB (Set-Top - Box). Internet: PC

Kết nối ADSL2+ được kết cuối bởi thiết bị modem.Các thiết bị này chuyển các lưu lượng trên các PVC đến các giao diện đầu ra tương ứng kết nối với các thiết bị đầu cuối dịch vụ.

Hình 2.7

Sơ đồ cung cấp địa chỉ động DHCP cho STB

Đối với dịch vụ truy nhập Internet tốc độ cao (HSI), thuê bao thực hiện quay số PPPoE đến BRAS.BRAS cấp địa chỉ IP cho từng kết nối PPPoE, thực hiện NAT (nếu cần) và chuyển tiếp các lưu lượng ra Internet.

Đối với các dịch vụ MyTV, địa chỉ IP được cấp phát động bằng DHCP. Tại BRAS hoặc PE cấu hình DHCP relay chuyển tiếp các gói tin DHCP đến DHCP server và thực hiện định tuyến các gói tin của các dịch vụ này đến đích mong muốn.

2.2.3.2. Phía mạng truy nhập

Mạng truy nhập tại các tỉnh thành được triển khai theo mô hình S- VLAN ( Vlan per service)

* Nguyên tắc thực hiện mô hình này như sau:

Mạng truy nhập tại các tỉnh thành bao gồm các thiết bị mạng, các kết nối mạng từ các DSLAM đến BRAS, PE

Trong mạng truy nhập cấu hình các VLAN khác nhau cho từng loại dịch vụ sẽ được cung cấp.

Tại biên của mạng truy nhập, các lưu lượng trước khi đi vào mạng được phân loại để ánh xạ vào các VLAN dịch vụ.

*Cụ thể đối với hệ thống mạng hiện tại, mô hình S-VLAN hoạt động như sau:

Tại các IP-DSLAM, mỗi cổng ADSL2+ gồm 3 PVC, mỗi PVC dành cho một dịch vụ (Internet, VoIP, video).

Tại các giao diện uplink, các PVC được ánh xạ vào các S-VLAN tương ứng với từng loại dịch vụ sử dụng phương thức đóng gói 802.1q

Tại các switch lớp 2, access switch, cấu hình các giao diện trunk mang lưu lượng của các S-VLAN này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

BRAS/PE có nhiệm vụ kết cuối các S-VLAN và thực hiện định tuyến các gói tin đến đích mong muốn.

Các biện pháp đảm bảo QoS được áp dụng trên từng S-VLAN thông qua cấu hình 802.1p đối với các S-VLAN tương ứng. Tại BRAS/PE, nơi kết cuối các S-VLAN, thực hiện QoS lớp 3 bằng DSCP (Diffrentiated Service Code Point). Như vậy tại BRAS/PE cần cấu hình chuyển đổi QoS từ 802.1p của lớp 2 sang DSCP của lớp 3.

Mô hình s-vlan trong mạng truy nhập HSI Vlan : Vlan dành cho internet

VOD vlan: Vlan dành cho dịch vụ VOD – chạy unicast

Hình 2.8

2.2.3.3. Lưu lượng multicast cho dịch vụ boardcast TV

Để tiết kiệm tài nguyên mạng , một số dịch vụ của hệ thống IPTV như LiveTV và NVOD sử dụng phương thức truyền tải lưu lượng multicast. Để các lưu lượng multicast có thể truyền tải trong hệ thống mạng một cách hiệu quả, các tính năng multicast cần được hỗ trợ tại các thiết bị mạng. Các giao thức thực hiện tại các thiết bị mạng như hình dưới đây :

Hình 2.9. Lưu lượng multicast cho dịch vụ boardcast TV

3.2.4: Mô hình hoạt động trên mạng FTTx:

Hình 2.10 Mô hình phương án cung cấp dịch vụ MyTV trên mạng FTTH Mô hình hoạt động của hệ thống MyTV trên mạng FTTx tương tự như mạng ADSL .Chỉ thay thế thiết bị DSLAM bằng OLT. Đầu cuối sử dụng ONT, ONU

Mô hình triển khai FTTx

Hình 2.11Mô hình triển khai hệ thống MyTV trên mạng FTTx

3.3: Một số yêu cầu kỹ thuật3.3.1:Yêu cầu thiết bị : 3.3.1:Yêu cầu thiết bị :

a. DSLAM :

Bắt buộc phải là IP-DSLAM

Hỗ trợ giao thức IGMP snooping, proxy.

Phân loại lưu lượng và ánh xạ PVC ↔ S-VLAN. Hỗ trợ giao thức 802.1q ; 802.1p

Hỗ trợ DHCP option 82

Hỗ trợ full tốc độ GE kết nối tới sevice slot.

Băng thông có thể tới 1G cho mỗi slot cho đặc điểm HDTV b. Access switch , Core switch

Hỗ trợ giao thức IGMP snooping , proxy Hỗ trợ giao thức 802.1q; 802.1p

c .PE / BRAS

Hỗ trợ giao thức IGMP v2, v3. Giao thức PIM-SM, PIM-SSM

DSCP (Differentiated Service Code Point) Phân loại lưu lượng và ánh xạ 802.1p ↔ DSCP Hỗ trợ giao thức OSPF, IS - IS

QoS cho tín hiệu video. Hỗ trợ DiffServ model.

PE đảm bảo còn dư cổng kết nối GE tới hệ thống VOD server node.

3.3.2. Yêu cầu thiết bị phía đầu cuối khách hàng:

a. Băng thông yêu cầu ADSL

- Băng thông tối thiểu cho dịch vụ MyTV là 3M

- Khoảng cách từ DSLAM đến modem khách hàng khuyến nghị dưới 2km. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b. Modem:

- Modem hỗ trợ việc cấu hình multi PVC - Modem có nhiều ethernet port

- Có thể hỗ trợ thêm chức năng cấu hình Vlan tag cho từng port.

- Modem được cấu hình 2 PVC riêng biệt để chạy song song 2 dịch vụ MyTV và Internet

+ PVC1 : Cấu hình cho dịch vụ MyTV, để chế độ Brigde VPI = 0 , VCI = 34

+ PVC2 : Cấu hình cho dịch vụ internet , để chế độ PPPOE

3.3.3 Một số yêu cầu hạ tầng phục vụ hệ thống MyTV node khi triển khai khai

Do VASC sẽ lắp đặt cụm VOD server node tại các tỉnh thành nhằm giảm tải lưu lượng cho mạng core. Chính vì vậy VASC cần sự giúp đỡ từ phía VNPT tỉnh thành về mặt bằng để lắp đặt node VOD server , trên cơ sở đảm bảo các yếu tố :

 Vị trí nắp đặt tốt nhất là gần PE ( vì node VOD kết nối tới PE)

 Đảm bảo tuyến cáp quang từ hệ thống MyTV node lên PE với giao diện kết nối GE( 1GE hoặc 10GE). Băng thông từ 5 – 20 Gbps tùy thuộc vào số lượng thuê bao tại từng tỉnh thành.

 Phía VNPT tỉnh thành đảm bảo kế hoạch bàn giao mặt bằng cho VASC trước khi thiết bị được đưa đến site.

 Mặt bằng, công suất điện, điều hòa và các hệ thống phụ trợ phải thỏa mãn các yêu cầu cho thiết bị IT chạy ổn định.

3.3. 4 Phối hợp giữa VASC – VTN – VNPT Tỉnh thành triển khai MyTV

1. Công ty VASC

VASC và đối tác ZTE vận chuyển thiết bị đến site Lắp đặt thiết bị vào tủ Rack , cài đặt phần mềm

Đấu nối hệ thống vào hạ tầng mạng của VNPT tỉnh thành Test thử nghiệm

2. Công ty VTN

Chuẩn bị các giao diện kết nối tại PE tới hệ thống VOD server node. Cấu hình các thiết bị thuộc phạm vi quản lý : PE , M320, mạng core…

Đảm bảo đường truyền thông suốt từ hệ thống MyTV đến mạng truy nhập VNPT

Tỉnh thành

3. VNPT Tỉnh/thành

VNPT tỉnh thành chuẩn bị hạ tầng mặt bằng cho việc lắp đặt hệ thống. Bao gồm các hạng mục:

+ Diện tích mặt bằng nơi đặt hệ thống tủ Rack thiết bị ( VASC xin đặt thiết bị trong phòng máy của các VNPT tỉnh/thành phố có lượng thuê bao nhỏ)

+ Giao diện GE kết nối tới PE của VTN ( giao diện này tùy thuộc vào băng thông tuyến quang kết nối tới PE của VTN )

+ Hệ thống tiếp đất đảm bảo tiếp đất tốt cho phần thiết bị MyTV thêm vào phòng máy

+ Phòng máy có khả năng phát hiện cháy nổ, chữa cháy bằng khí + Có hệ thống an ninh, thẻ quẹt… khi ra vào phòng máy.

Kỹ sư của VNPT tỉnh thành tham gia vào việc cấu hình tích hợp hệ thống MyTV node vào hệ thống mạng của VNPT tỉnh/thành.

VNPT Tỉnh thành cấu hình DSLAM , Core Switch , access switch để kết nối đến hệ thống TPTV

VNPT tỉnh thành cấu hình modem, STB cho khách hàng khi đi triển khai thuê bao đến hộ gia đình.

Kỹ sư VNPT tỉnh thành là người sẽ trực tiếp quản lý hệ thống MyTV node ( có thể) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.5.Giải pháp xem MyTV khi modem một nơi, TV một nẻo

Để dùng được dịch vụ MyTV (truyền hình theo yêu cầu) thì thiết bị cần có là Tivi, đường truyền ADSL có đăng ký gói dịch vụ MyTV và hộp giải mã Set-top-Box. Như vậy, bộ giải mã Set-to-Box sẽ được kết nối với Modem ADSL để nhận tín hiệu MyTV giải mã và truyền tín hiệu cho Tivi.Mỗi hộp giải mã Set-top-Box sẽ giải mã tín hiệu cho một Tivi. Song, vì một lý do nào đó, Modem nhà bạn lại không nằm gần Tivi (có thể modem lúc đầu lắp đặt ở phòng làm việc), còn Tivi lại đặt ở phòng ngủ. Hoặc cũng có trường hợp, các gia đình có điều kiện muốn sử dụng nhiều Set-top-box cho nhiều Tivi thì việc thi công đường dây cable mạng đấu nối từ Modem ADSL của nhà cung cấp dịch vụ đến Tivi hoặc đến từng Tivi thường mất thẩm mỹ và không linh động. ột số quyền ưu tiên được cấp phát từ VASC.

Hình 2.12 Mô hình thông thường

Khi đó người dùng cần một thiết bị phát sóng Wifi và các thiết bị thu sóng Wifi. Lưu ý là không phải thiết bị phát sóng nào cũng có thể phát tín hiệu cho Set-top-box. Trên thị trường hiện có bộ thiết bị MediaFlex của Ruckus Wireless được thiết kế dành cho gia đình, bao gồm thiết bị phát sóng Access Point (AP) và thiết bị bắt sóng dành cho bộ giải mã Set-top- Box hỗ trợ truyền dịch vụ IPTV qua Wifi với chuẩn SD hoặc HD. Sau khi chọn thiết bị, người dùng thực hiện nối dây cáp tín hiệu ADSL từ Modem sang AP Ruckus và kết nối các thiết bị thu tín hiệu vào Set-top-box. Tiếp tục nối dây từ Set-top-box sang Tivi hay sang Receiver để xem như bình thường. Ngoài việc phát sóng Wifi truyền tín hiệu IPTV cho các Adapter/ Receiver, AP Ruckus Wireless còn phát tín hiệu Wifi để kết nối các thiết bị không dây như Laptop, Wifi IP Phone… Nói một cách dễ hiểu, đây có thể xem như là giải pháp xem MyTV không dây hiệu quả được nhiều người sử dụng chọn sử dụng đến thời điểm hiện nay.

Hình 2.13 Mô hình khi có các thiết bị thu và phát wifi

Dù giải quyết được tình trạng phải kéo dây lòng thòng trong nhà gây mất mỹ quan thì một trở ngại hiện nay khi người dùng, dùng giải pháp này là thiết bị bộ thu phát sóng Wifi của Ruckus Wireless khá đắt. Với trường hợp chỉ có mỗi Modem và Tivi thì khách hàng chịu chơi sẽ cố gắng đầu tư để giúp căn nhà được đẹp hơn. Riêng với các trường hợp muốn xem MyTV trên nhiều Tivi thì chi phí đầu tư ban đầu sẽ rất đắt cho cả việc mua bộ AP và nhiều Set-top-box cũng như chi phí thuê bao hằng tháng sẽ phải tăng lên. Tuy nhiên, với các hộ gia đình khấm khá, việc đầu tư giải trí xem Tivi theo yêu cầu cho tất cả các phòng như thế không phải là chấp nhận được.

CHƯƠNG 3

CÁC CÀI ĐẶT CẤU HÌNH DỊCH VỤ TRUYỀN HÌNH MYTV TRÊN INTERNRT VÀ CÁC THIẾT BỊ

3.1 Cấu hình MyTV trên modem PLANET ADE-4400 V2

Có chức năng PORTMAPPING

Hiện nay Công ty đã cung cấp cho các TTVT Modem mới PLANET ADE-4400 V2 để cung cấp dịch vụ InterNet và MyTV có cấu hình như sau:

Loggin http://192.168.1.1 với

User; admin Pass; admin

(đặt Network Connection ở chế độ nhận địa chỉ Ip động và cắm cáp mạng LAN nối PC với Modem vào LAN1)

Thiết lập các cấu hình cho MyTV và InterNet như sau: Vào Network / chọn WAN.

1. Thiết lập PVC cho Internet với: VPI=0, VCI=32 / Channel Mode: PPPoE và nhập user Name và Password của dịch vụ InterNet vào phần PPP Settings như hình vẽ. Sau đó chọn Add và nhấn Save (như hình vẽ)

2. Tiếp tục thiết lập PVC dành cho dịch vụ MyTV như sau: VPI = 2, VCI = 35/

Channel Mode: 1483 Bridged, sau đó chọn Add Save để lưu lại cấu hình.

Nhìn vào hình vẽ trên thì a1: là interface dành cho MyTV còn

PPPoE1 dành cho InterNet.

3. Sau đó tiếp tụcPortMapping để quy định port nào dành cho InterNet và port nào dành cho MyTV.

Ở đây ta quy định:

1. LAN1, LAN2, LAN3 dành cho InterNet . 2. Lan 4 dành cho MyTV.

Ta thực hiện Port Mapping như sau:

Chọn Enable

Chọn Group1, chọn a1 nhấn Add, chọn LAN4 nhấn Add như sau;

Nhấn Apply và Save ta sẽ được như sau:

4. Để cổng LAN4 không nhận địa chỉ từ DHCP của Modem ta bỏ chức năng nhận DHCP tại cổng LAN4 bằng cách:

Vào Network / chọn DHCP / bỏ dấu tích tại LAN 4 như hình vẽ:

Để kiểm tra lại cấu hình vào: Status / chọn LAN hoặc Wan hoặc PortMapping để kiểm tra lại cấu hình vưa thiết lập. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kiểm tra hoạt động của Modem:

(đặt Network Connection ở chế độ nhận địa chỉ Ip động)

1. Khi cắm vào cổng LAN1, LAN2, LAN3 của Modem ta nhận được địa chỉ từ DHCP của Modem này trong dải;

192.168.1.xVí dụ:192.168.1.2.

2. Khi cắm vào cổng LAN4 sẽ nhận được địa chỉ IP của

Server MyTV thuộc dải: 172.17.x.x (khi ta chuyển sang LAN4 để nhận địa chỉ IP chính xác ta nên Disable MyNetwork connection và khi ta cắm sang LAN4 xong sẽ Enable MyNetwork Connection )

Một phần của tài liệu Kết nối hệ thống MyTV với mạng lưới của VNPT (Trang 27 - 73)