Một số nghiên cứu trên thực nghiệm và lâm sàng

Một phần của tài liệu Mặc định đánh giá kết quả điều trị hỗ trợ bệnh tiêu chảy cấp bằng thuốc kháng tiết đường ruột hidrasec tại khoa nhi bệnh viện đa khoa trung ương thái nguyên (Trang 30 - 74)

1.7.1. Trên thế giới

- Năm 1999, Hamza nghiên cứu đa trung tâm, mù đôi, có nhóm chứng trên 70 bệnh nhân lớn ở Tunisia. Kết quả cho thấy hiệu quả của Hidrasec trong hỗ trợ điều trị tiêu chảy cấp ở ngƣời lớn có hiệu quả cao, giảm số lần tiêu chảy và rút ngắn thời gian điều trị [dẫn từ 16].

- Tháng 7/2000, Salazar-Lindo và CS nghiên cứu hiệu quả và an toàn của Hidrasec trong điều trị 135 trẻ trai Peru nhập viện vì tiêu chảy cấp. Kết quả cho thấy tác dụng của Hidrasec làm giảm 56% tổng lƣợng phân/thể trọng, giảm thời gian trung bình tiêu chảy từ 72 giờ xuống còn 28 giờ và giảm nhu cầu bù dịch [37].

- Năm 2001, Cézard nghiên cứu hiệu quả của Hidrasec trên 172 trẻ bị tiêu chảy cấp tại Pháp. Kết quả cho thấy dùng Hidrasec với liều 1,5 mg/kg/lần x 3 lần/ngày giảm đáng kể lƣợng phân và hết tiêu chảy sớm (trung bình là 26 giờ) [dẫn từ 16].

- Năm 2002, Cojocaruy nghiên cứu ảnh hƣởng của Racecadotril trên 164 trẻ tiêu chảy cấp. Kết quả cho thấy Racecadotril có tác dụng giúp trẻ hồi phục nhanh hơn và thời gian tiêu chảy rút ngắn hơn [dẫn từ 16].

- Nghiên cứu Duvanl - Iflah: trên lợn con mới sinh, vô khuẩn, hàng rào máu - não còn lỏng lẻo với liều Racecadotril uống gấp 60 lần liều dùng hàng ngày cho trẻ em, thấy không gây độc thần kinh Trung ƣơng chứng tỏ thuốc không vƣợt qua hàng rào máu - não. Thuốc này cũng không ảnh hƣởng tới hoạt tính enkephalinase ở dịch não tủy. Nghiên cứu cũng cho thấy rõ thuốc không đẩy mạnh sự tăng sinh vi sinh khuẩn, không cần thêm thuốc khác để

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trị táo bón, hết tiêu chảy mà không gây tắc liệt ruột hoặc đại tràng do nhiễm độc [11].

1.7.2. Tại Việt Nam

- Tháng 12 năm 2008, Hội thảo chuyên đề “Tiếp cận mới trong điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em” của Hội Nhi khoa Việt Nam tại Hà Nội đã khuyến cáo sử dụng Hidrasec trong hỗ trợ điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em [14].

- Tháng 11 năm 2009, Hội thảo chuyên đề “Vai trò thuốc kháng tiết đƣờng ruột Hidrasec trong điều trị tiêu chảy cấp ở Việt Nam” tại Hà Nội đã khẳng định tác dụng của Hidrasec làm giảm tiết dịch ruột trong tiêu chảy và rút ngắn thời gian tiêu chảy, đồng thời không có tác dụng phụ gây ảnh hƣởng đến sức khỏe trẻ. Hội nghị đã khuyến cáo nên phối hợp sử dụng thuốc này trong điều trị tiêu chảy cho trẻ em tại các cơ sở y tế [16].

Hiện nay, tại Việt Nam vẫn chƣa có một nghiên cứu nào đánh giá hiệu quả của thuốc kháng tiết đƣờng ruột Hidrasec một cách hệ thống và toàn diện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 2

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng và thời gian nghiên cứu

- Bệnh nhi từ 06 tháng đến 36 tháng tuổi đƣợc chẩn đoán là tiêu chảy cấp nằm điều trị tại khoa Nhi - Bệnh viện Đa khoa Trung ƣơng Thá i Nguyên.

- Thời gian nghiên cƣ́u : Tƣ̀ 01/05/2009 đến 30/04/2010.

2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân

- Trẻ em từ 06 tháng đến 36 tháng tuổi.

- Chẩn đoán tiêu chảy cấp theo tiêu chuẩn của Chƣơng trình phòng chống bệnh tiêu chảy Quốc gia.

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ

- Trẻ đƣợc chẩn đoán là hội chứng lỵ. - Trẻ bị suy dinh dƣỡng.

- Trẻ mắc các bệnh khác kèm theo : viêm phổi, viêm đƣờng hô hấp trên. - Nhƣ̃ng trẻ đã dùng Hidrasec hoặc thuốc cầm ỉa trƣớc khi vào viện .

2.2. Phƣơng pháp nghiên c ứu

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu

Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng.

2.2.2. Mẫu nghiên cứu

* Cỡ mẫu: dựa vào công thức tính cỡ mẫu cho biến số không liên tục của Phil Haln [dẫn từ 10].

p1(100-p1) + p2 (100-p2)

n = x f(α, β) (p2 -p1)2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- p1: là tỉ lệ khỏi tiêu chảy trong 5 ngày điều trị bằng bù dịch đơn thuần (p1= 80%)

- p2: tỉ lệ khỏi tiêu chảy trong 5 ngày khi kết hợp bù dịch với Hidrasec (p2 = 96%)

Chọn: α (sai lầm loại I) = 0,1 và β (sai lầm loại II) = 0,2 ta có: f = 6,2 Thay vào công thức trên ta có số mẫu tối thiểu cho một nhóm là 48 trẻ.

* Phương pháp chọn mẫu

Sơ đồ chọn mẫu nghiên cứu

- Chọn mẫu ngẫu nhiên những bệnh nhi phù hợp vào hai nhóm bằng cách chọn những bệnh nhi vào viện ngày chẵn vào nhóm nghiên cứu, những bệnh nhi vào viện ngày lẻ vào nhóm chứng cho đến khi đủ cỡ mẫu cần thiết.

2.2.3. Chỉ tiêu nghiên cứu

* Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

- Lứa tuổi: 06 tháng - 11 tháng, 12 tháng - 23 tháng, 24 - 36 tháng. - Giới: nam, nữ.

- Dân tộc: kinh, thiểu số.

- Nơi sống: thành thị, nông thôn.

* Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng

- Triệu chứng: nôn, sốt, biếng ăn, chƣớng bụng.

- Cân nặng của trẻ trƣớc khi vào viện, lúc nằm điều trị và khi ra viện. - Tình trạng mất nƣớc: Không mất nƣớc, có mất nƣớc, mất nƣớc nặng. - Điện giải đồ: đánh giá chỉ số natri, kali trong máu.

+ Natri bình thƣờng: 130 - 150mmol/l; natri tăng: > 150mmol/l; natri hạ: < 130mmol/l. Mẫu NC Ngẫu nhiên So sánh Nhóm 1 (Nhóm chứng) Nhóm 2 (Nhóm nghiên cứu)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Kali bình thƣờng: 3,5 - 5,5mmol/l; Kali tăng: > 5,5mmol/l; K+

hạ: <3,5mmol/l.

* Kết quả điều trị

- Số lƣợng dung dịch ORS uống trong ngày (ml). - Số lƣợng dịch truyền trong ngày (ml).

- Số lần tiêu chảy trên ngày. - Số lƣợng phân trên ngày (gram).

- Chuyển phác đồ điều trị C - B, B - A, A - khỏi.

- Đáp ứng với điều trị trong 24 giờ đầu vào viện, sau 48 giờ, sau 72 giờ. - Tổng số ngày nằm viện (ngày).

- Chi phí điều trị (nghìn đồng).

2.2.4. Kỹ thuật thu thập số liệu

Số liệu đƣợc thu thập qua mẫu phiếu in sẵn bằng phỏng vấn, khám lâm sàng, cận lâm sàng và theo dõi điều trị bởi tác giả và các bác sĩ chuyên khoa Nhi.

- Tuổi, giới, địa chỉ.

- Vào viện ngày thứ mấy của bệnh. - Số lần tiêu chảy trƣớc khi vào viện.

- Các triệu chứng kèm theo tiêu chảy: nôn, sốt, chƣớng bụng, biếng ăn. - Chẩn đoán mức độ mất nƣớc.

Bảng 2.1. Chẩn đoán mức độ mất nước trên lâm sàng [2]

Dấu hiệu Không mất nƣớc Có mất nƣớc Mất nƣớc nặng

Toàn trạng Tốt. Tỉnh táo Vật vã, kích thích Li bì, hôn mê, mệt lả

Mắt Bình thƣờng Trũng Rất trũng

Khát Không khát, uống bình thƣờng

Khát, uống háo hƣ́c Uống kém hoặc không thể uống đƣợc

Sờ nếp véo da

Nếp véo da mất nhanh

Nếp véo da mất chậm < 2 giây

Nếp véo da mất chậm >2 giây.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Để xác định mức độ mất nƣớc, ta đánh giá các dấu hiệu từ phải sang trái của bảng trên. Khi có ít nhất hai dấu hiệu ở cột nào thì xác định mức độ mất nƣớc ở cột đó.

- Điều trị bù dịch theo 3 phác đồ:

+ Phác đồ A: đối với trẻ không mất nƣớc.

+ Phác đồ B: đối với trẻ mất nƣớc từ nhẹ đến trung bình. + Phác đồ C: đối với trẻ mất nƣớc nặng.

- Khám, đánh giá bệnh nhi hàng ngày bằng theo dõi các triệu chứng lâm sàng và ghi vào mẫu phiếu in sẵn.

- Trẻ đƣợc ra viện khi lâm sàng không có mất nƣớc, số lần đi ngoài dƣới 3 lần trên ngày sau hai ngày.

* Vật liệu nghiên cứu:

- Gói bột ORS (27,9g) chuẩn theo công thức của WHO dùng cho cả hai nhóm nghiên cứu và nhóm chứng.

+ Hãng sản xuất thuốc: công ty dƣợc phẩm Trung ƣơng II. + Liều dùng: theo chỉ định của bác sĩ điều trị.

+ Pha một gói ORS (27,9g) với một lít nƣớc đun sôi để nguội và cho uống theo hƣớng dẫn.

- Sử dụng biệt dƣợc Hidrasec bột (gói 10mg, 30mg) cho nhóm nghiên cứu. + Hãng sản xuất thuốc: Sophartex - France.

+ Liều sử dụng: 1,5mg/kg/lần x 3 lần/ngày và không dùng quá 5 ngày. + Cách uống: cho thuốc bột vào thức ăn hoặc cho vào cốc nƣớc hay bình sữa, khuấy đều và đảm bảo tất cả hỗn hợp này đƣợc uống ngay lập tức.

- Theo dõi tác dụng không mong muốn (hiếm gặp) + Táo bón.

+ Tắc ruột, liệt ruột

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn (Khi thấy có các triệu chứng không mong muốn trên thì dừng ngay thuốc và kiểm tra tìm nguyên nhân).

- Cân bàn Laga (xuất xứ Trung Quốc). - Bỉm trẻ em, bô nhựa, túi nilon.

- Hƣớng dẫn gia đình cách đóng bỉm, thay và cho bỉm vào túi nilon riêng của từng trẻ. Tiến hành cân túi bỉm bằng cân bàn Laga (đƣợc kiểm định và hiệu chỉnh trƣớc khi cân), ghi chép kết quả vào mẫu phiếu in sẵn.

2.2.5. Xử lý số liệu

Số liệu đƣợc xƣ̉ lý theo phƣơng pháp thống kê trên phần mềm IPI - INFO 6.04.

2.2.6. Đạo đức trong nghiên cứu

- Trong thời gian tiến hành nghiên cứu và lựa chọn bệnh nhân vào hai nhóm, chúng tôi giải thích rõ về tác dụng của thuốc Hidrasec, giá thành của thuốc, những gia đình bệnh nhi tự nguyện mua và cho con uống thuốc trong thời gian điều trị tiêu chảy tại khoa Nhi chúng tôi chọn vào nhóm nghiên cứu. Gia đình bệnh nhi có quyền rút khỏi danh sách nhóm nghiên cứu bất kỳ lúc nào.

- Nghiên cứu này không nhằm mục đích gì khác ngoài việc góp phần đánh giá hiệu quả tác dụng của thuốc kháng tiết đƣờng ruột Hidrasec trong hỗ trợ điều trị bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CƢ́U

3.1. Đặc điểm của đối tƣợng nghiên cƣ́u

3.1.1. Đặc điểm chung

Bảng 3.1. Phân bố về tuổi của đối tượng nghiên cứu

Đối tƣợng NC Tuổi (tháng) Nhóm chứng (n = 50) Nhóm NC (n = 48) p n % n % 06 - 11 16 32,0 11 22,9 p>0,05 12 - 23 27 54,0 26 54,2 24 - 36 7 14,0 11 22,9 54,1% 18.4% 27.5% 06-11 tháng 12-23 tháng 24-36 tháng

Biểu đồ 3.1. Phân bố về tuổi của đối tượng nghiên cứu

Nhận xét:

Nhóm tuổi từ 12 đến 23 tháng tuổi bị tiêu chảy chiếm tỉ lệ cao nhất với 54,1% ( 54,2% ở nhóm nghiên cứu và 54,0% ở nhóm chứng ). Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ mắc theo lƣ́a tuổi giƣ̃a hai nhóm .

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Bảng 3.2. Phân bố về dân tộc và nơi sống của đối tượng nghiên cứu

Đối tƣợng NC Đặc điểm Nhóm chứng (n = 50) Nhóm NC (n = 48) Tổng (N = 98) p n % n % n % Kinh 45 90,0 42 87,5 87 88,8 p>0,05 Thiểu số 5 10,0 6 12,5 11 11,2 Thành thị 27 54,8 32 66,7 59 60,2 p>0,05 NT, MN 23 46,0 16 33,3 39 39,8 Nhận xét:

- 88,8% trẻ mắc tiêu chảy là dân tộc Kinh, 11,2% là dân tộc thiểu số. - 60,2% trẻ mắc tiêu chảy sống ở thành thị, 39,8% sống ở nông thôn. - Sự khác biệt về tỉ lệ mắc theo dân tộc và nơi cƣ trú giữa hai nhóm nghiên cứu là không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

70.0 30.0 62.5 37.5 66.3 33.7 0.0 10.0 20.0 30.0 40.0 50.0 60.0 70.0 Tỷ lệ (%) Nhóm NC Nhóm chứng Tổng số Giới Trai Gái

Biểu đồ 3.2. Phân bố về giới của đối tượng nghiên cứu

Nhận xét:

- Tỉ lệ trẻ trai bị tiêu chảy cấp 66,3%, cao hơn so với trẻ gái 33,7%.

- Sự khác biệt về tỉ lệ trẻ bị tiêu chảy theo giới tính giữa hai nhóm nghiên cứu và nhóm chứng là không có ý nghĩa thống kê.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.1.2. Đặc điểm lâm sàng

Bảng 3.3. Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu khi vào viện

Đối tƣợng NC Lâm sàng Nhóm chứng (n = 50) Nhóm NC (n = 48) Tổng (N = 98) p n % n % n % Số ngày bị bệnh 1 ngày 24 48,0 25 52,1 49 50,0 p>0,05 2 ngày 16 32,0 19 39,6 35 35,7 ≥ 3 ngày 10 20,0 4 8,3 14 14,3 Số lần đi ngoài/ngày 3-5 lần 13 26,0 12 25,0 25 25,5 p>0,05 6-10 lần 27 54,0 27 56,3 54 55,1 ≥ 10 lần 10 20,0 9 18,7 19 19,4 48,0 52,1 32,0 39,6 20,0 8,3 26,0 25,0 54,0 56,3 20,0 18,7 0 10 20 30 40 50 60 Tỉ lệ (%)

1 ngày 2 ngày ≥ 3 ngày 3-5 lần 6-10 lần ≥ 10 lần

Số ngày bị bệnh Số lần đi ngoài/ngày

Lâm sàng

Nhóm chứng Nhóm NC

Biểu đồ 3.3. Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu khi vào viện

Nhận xét:

- 50% trẻ bị tiêu chảy một ngày trƣớc khi vào viện, 14,3% trẻ tiêu chảy trên 3 ngày.

- Số trẻ đi ngoài 6-10 lần/ngày chiếm tỉ lệ cao nhất và thấp nhất là đi ngoài ≥ 10 lần/ngày. Sƣ̣ khác biệt không có ý nghĩa thống kê về số ngày bị bệnh trƣớc khi đến viện và số lần đi ngoài giƣ̃a hai nhóm .

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Bảng 3.4. Các triệu chứng kèm theo khi vào viện của đối tượng NC

Đối tƣợng NC Triệu chứng Nhóm chứng (n = 50) Nhóm NC (n = 48) Tổng (N = 98) p n % n % n % Nôn 32 64,0 29 60,4 61 62,2 p>0,05 Sốt 32 64,0 26 54,2 58 59,2 Chƣớng bụng 6 12,0 3 6,3 9 9,2 Biếng ăn 41 82,0 43 89,6 84 85,7 Nhận xét:

85,7% trẻ có triệu chứng biếng ăn , 62,2% trẻ có nôn, 59,2% trẻ bị sốt và 9,2% chƣớng bụng . Sự khác biệt về tỉ lệ mắc các triệu chứng kèm theo giữa hai nhóm là không có ý nghĩa thống kê (p >0,05).

Bảng 3.5. Tình trạng mất nước của đối tượng nghiên cứu khi vào viện

Đối tƣợng NC Tuổi (tháng) Nhóm chứng (n = 50) Nhóm NC (n = 48) Tổng (N = 98) p n % n % n % 06 - 11 Có MN 9 18,0 5 10,4 14 14,3 p>0,05 Không MN 7 14,0 6 12,5 13 13,3 12 - 23 Có MN 17 34,0 16 33,3 33 33,7 p>0,05 Không MN 10 20,0 10 20,8 20 20,4 24 - 36 Có MN 1 2,0 5 10,4 6 12,5 p>0,05 Không MN 6 12,0 6 12,5 12 12,2 Nhận xét:

Tỉ lệ trẻ bị tiêu chảy có mất nƣớc ở nhóm tuổi 6-11 tháng là 14,3%, nhóm 12-23 tháng là 33,7% và nhóm 24-36 tháng là 12,5%. Không có sƣ̣ khác biệt về tỉ lệ trẻ bị mất nƣớc giữa hai nhóm nghiên cứu (p > 0,05).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.1.3. Đặc điểm cận lâm sàng

Bảng 3.6. Chỉ số natri và kali trong máu trước điều trị của đối tượng NC

Đối tƣợng NC Chỉ số Nhóm chứng (n = 50) Nhóm NC (n = 48) Tổng (N = 98) p n % n % n % Rối loạn Na+ Bình thƣờng 43 86,0 43 89,6 86 87,8 p>0,05 Tăng Na+ 3 6,0 2 4,2 5 5,1 Giảm Na+ 4 8,0 3 6,2 7 7,1 Rối loạn K+ Bình thƣờng 41 82,0 34 70,8 75 79,6 p>0,05 Tăng K+ 7 14,0 8 16,7 15 15,3 Giảm K+ 2 4,0 6 15,5 8 8,1 86,0 89,6 6,0 4,2 8,0 6,2 82,0 70,8 14,0 16,7 4,0 15,5 0 20 40 60 80 100 Tỉ lệ (%) Bình thường

Tăng Na+ Giảm Na+ Bình

thường

Tăng K+ Giảm K+

Rối loạn Na+ Rối loạn K+

Chỉ số

Nhóm chứng Nhóm NC

Biểu đồ 3.4. Chỉ số natri và kali trong máu trước điều trị của đối tượng NC

Nhận xét:

- 7,1% trẻ bị tiêu chảy có giảm natri máu và 5,1% trẻ bị tăng natri máu. - 15,3% trẻ tiêu chảy có tăng kali máu và 8,1% trẻ có kali máu giảm - Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ rối loạn Na+ và K+ máu

Một phần của tài liệu Mặc định đánh giá kết quả điều trị hỗ trợ bệnh tiêu chảy cấp bằng thuốc kháng tiết đường ruột hidrasec tại khoa nhi bệnh viện đa khoa trung ương thái nguyên (Trang 30 - 74)