Tư duy phản biện khi nghị luận về một ý kiến bàn về văn học

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN PHẢN BIỆN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN (Trang 30 - 33)

Đây là một dạng đề khó, phù hợp với các em học sinh giỏi. Bên cạnh kiến thức lý luận chính xác, chọn lọc, sự phân tích dẫn chứng mang tính định hướng cao, có điểm nhấn, điểm sáng; thì việc vận dụng tư duy phản biện trong phần bình luận để đưa ra phản đề là một trong những bước lập luận quan trọng, tạo nên sức hấp dẫn của bài văn.

Đề 1: “Thơ là tiếng lịng (Diệp Tiếp), thơ là một cơng trình kiến trúc chặt chẽ

đến nỗi chỉ cần bỏ đi một dấu phẩy thì cả bài thơ sẽ sụp đổ (Nazim Hikmet), thơ là điệu hồn đi tìm những hồn đồng điệu (Tố Hữu)”

Anh (chị) hiểu vấn đề trên như thế nào? Bằng hiểu biết về một số thi phẩm mà mình cho là hay hãy làm rõ vấn đề lý luận về thơ trong những nhận định trên?

Ở đề bài này, học sinh cần xác định trúng vấn đề nghị luận:Những nhận định trên đã đề cập đến đặc trưng cơ bản của thơ. Thơ là tiếng nói của tình cảm, cảm xúc mãnh liệt. Qua sự thể hiện tiếng lịng của mình, nhà thơ nói lên tiếng lịng, tư tưởng của thời đại mình, thậm chí của nhiều thời, mọi thời. “Thơ là một

cơng trình kiến trúc chặt chẽ đến nỗi chỉ cần bỏ đi một dấu phẩy thì cả bài thơ sẽ sụp đổ”: đây là cách nói nhằm nhấn mạnh đặc trưng của ngơn ngữ thơ: hàm

súc, cơ đọng, giàu hình ảnh, nhạc điệu, nhịp điệu, những khoảng trống khoảng trắng, thể hiện được những “tâm tình ở đằng sau tâm tình”, khiến thơ có thể phản ánh cuộc sống một cách tập trung, cơ đọng. “Thơ là điệu hồn đi tìm những

hồn đồng điệu”, chính là mối quan hệ giữa thơ và độc giả. Nhà thơ phải gắn bó

máu thịt với cuộc sống, rung động chân thành,mãnh liệt trước những vấn đề cốt thiết của cuộc sống muôn màu và hạnh phúc của con người, của thời đại, chỉ như vậy thơ mới là tiếng nói đồng tình, đồng ý, đồng chí. Để phần bình luận sâu sắc, tồn diện, học sinh cần phải phản biện lại đề bài như sau: Nhận định đã chú ý đúng mức mối quan hệ giữa tác phẩm thơ và tác giả, thơ - tác giả - bạn đọc, đặc trưng ngôn ngữ thơ, nhưng nhận định của đề bài chưa chú ý đúng mức đến tứ thơ - một trong những thành tố rất quan trọng của cấu trúc thể loại.

Đề 2: Giáo sư Lê Đình Kị cho rằng: “Tác phẩm nghệ thuật đạt đến cái đẹp

theo nghĩa mang được sự thật sâu xa của đời sống bên ngoài, đồng thời mang được sự thật tâm linh của con người.”

Anh (chị) hiểu vấn đề trên như thế nào? Bằng hiểu biết về một số tác phẩm văn học đặc sắc, hãy làm sáng tỏ?

Với đề bài này, học sinh cần xác định thật trúng trọng tâm vấn đề: nhận định đã đưa ra một tiêu chí quan trọng để đánh giá tác phẩm văn học có giá trị, đó là tác phẩm phản ánh được chân thực, sâu sắc hiện thực khách quan, cũng như khám phá được thế giới tâm hồn, tình cảm của con người. Đồng thời, để thể hiện cái nhìn sâu sắc về vấn đề, các em cần bàn bạc được: Ý kiến của đề bài đúng nhưng chưa đủ, bởi vì mỗi tác phẩm nghệ thuật ln là “một khám phá về nội dung và một phát minh về hình thức”, nó chỉ đạt tới cái đẹp khi có một nội

dung tư tưởng lớn lao, trong một hình thức nghệ thuật hồn mĩ.

Đề 3:Bàn về truyện ngắn, có người cho rằng: “Yếu tố quan trọng bậc nhất

của truyện ngắn là những chi tiết cô đúc và lối hành văn mang nhiều ẩn ý, tạo cho tác phẩm những chiều sâu chưa nói hết” (Từ điển thuật ngữ văn học

của nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, Nxb Đại học

quốc gia Hà Nội, 1997, tr 315)

Nét đặc biệt của truyện ngắn so với các thể loại tự sự khác là tuy hạn chế về chiều dài tác phẩm nhưng độ sâu của nó lại thăm thẳm, khơng cùng. Nhận định đã chỉ ra chính xác yếu tố quan trọng bậc nhất của truyện ngắn là chi tiết nghệ thuật và cách hành văn của tác giả. Xuất phát từ đặc trưng của truyện ngắn: Hạn chế về số lượng câu chữ nên dung lượng cuộc sống được phản ánh trong truyện ngắn không thể so sánh được với các thể loại khác như truyện vừa, truyện dài, tiểu thuyết. Truyện ngắn chỉ thông qua một hiện tượng, một lát cắt, một khoảnh khắc của đời sống, mà khái quát lên được bản chất của cuộc đời và con người. Bởi vậy, người viết truyện ngắn phải có kỹ thuật tinh xảo, biết dồn nén tư tưởng vào trong những chi tiết đặc sắc, và cách hành văn đầy ẩn ý. Đây là ý kiến đúng đắn, có giá trị, đã khái quát lên được đặc trưng của thể loại truyện ngắn. Bên cạnh đó, học sinh cũng cần phải thấy được: Ý kiến đúng nhưng chưa đủ. Ngoài chi tiết nghệ thuật và cách hành văn, sự thành công của một truyện ngắn còn được quyết định bởi rất nhiều yếu tố khác như: cốt truyện, tình huống truyện, hệ thống nhân vật, kết cấu, giọng điệu,...

CHƯƠNG III: THỰC HÀNH VẬN DỤNG TƯ DUY PHẢN BIỆN TRONGMỘT TIẾT HỌC NGHỊ LUẬN XÃ HỘI MỘT TIẾT HỌC NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

Từ xưa tới nay, một hạn chế lớn trong dạy văn đó là cách dạy đọc - chép. Giáo viên nhồi nhét kiến thức và học sinh ghi một cách thụ động. Cách dạy và học đó đã làm cho học sinh ngày càng chán ghét, khơng có hứng thú trong giờ học. Với phương châm đổi mới của Bộ Giáo dục: lấy học sinh làm trung tâm, dạy học không thiên về truyền thụ kiến thức, mà nhằm phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh, đặc biệt là năng lực giao tiếp, lắng nghe, thể hiện được quan điểm, chính kiến riêng trước một vấn đề…Bởi vậy, việc khuyến khích học sinh vận dụng tư duy phản biện trong giờ học văn là một phương pháp hiệu quả.

Chúng tôi đã thử nghiệm một số tiết học cho học sinh vận dụng tư duy phản biện trong một vài tiết học nghị luận xã hội, và nhận thấy học sinh rất hào hứng, thậm chí nhiều em cịn mạnh dạn tranh luận rất quyết liệt với thầy cô, bạn bè để bảo vệ quan điểm của mình. Giờ học diễn ra sơi nổi và rất hiệu quả.

Để có được những tiết học thành cơng như vậy, trước hết phải có sự chuẩn bị sẵn sàng, chu đáo của cả thầy và trò.

* Bước 1:Giáo viên nghiên cứu và đưa ra một số vấn đề xã hội gần gũi, thiết

thực, bổ ích với lứa tuổi học trị và có ý nghĩa với cả cộng đồng, chẳng hạn như:

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN PHẢN BIỆN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN (Trang 30 - 33)