Việt Nam:
Đối với sở hạ tầng kinh tế thì: Cơ sở hạ tầng 2020 nêu rõ, 3 tỉnh đứng đầu Chỉ số Cơ sở hạ tầng năm nay là Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu và Đà Nẵng. Chất lượng cơ sở hạ tầng PCI 2020 tiếp tục ghi nhận ở mức cao, với điểm số tỉnh trung vị đạt mức 67,41 điểm. Mặc dù giảm khoảng 1 điểm so với năm trước nhưng điểm số Chỉ số Cơ sở hạ tầng tỉnh trung vị trong Điều tra năm 2020 vẫn cao thứ 2 kể từ năm 2009 khi Báo cáo PCI bắt đầu xây dựng và công bố chỉ số này.
Hệ thống giao thơng: Đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã có gần 1.800km đường cao tốc. Nhiều cảng hàng không quốc tế như Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng đang được nâng cấp và nhiều cảng hàng không khác được xây dựng mới như Phú Quốc, Vân Đồn, qua đó nâng tổng cơng suất mạng cảng hàng không đạt khoảng 90 triệu lượt hành khách/năm, tăng 2,5 lần so với năm 2011. Song hành với đường bộ và hàng không, hàng loạt cảng cửa ngõ quốc tế như Cái Mép - Thị Vải, Lạch Huyện được đầu tư xây dựng có khả năng tiếp nhận được tàu tải trọng lớn từ 130.000 tấn đến 200.000 tấn (DWT) đi thẳng tới bờ tây nước Mỹ, Canada và Châu Âu.
Viễn thông, Internet: Hạ tầng viễn thông được mở rộng, hiện đại và phát triển mạnh mẽ, mạng 4G được nâng cấp, 5G được cấp phép thử nghiệm, mạng cáp quang được phủ rộng khắp đến từng hộ gia đình.
Điện: Quy mô của hệ thống điện Việt Nam không ngừng được mở rộng, trong đó, đến nay hệ thống điện Việt Nam đã đạt tổng công suất nguồn điện trên 60.000MW (gần 64.000 MW, tăng khoảng 48 lần), điện năng sản xuất đạt khoảng 248 tỷ kWh (tăng 84 lần). Hệ thống điện Việt Nam có quy mơ đứng thứ 2 khu vực Đơng Nam Á, thứ 23 trên thế giới.
Còn với cơ sở hạ tầng xã hội: Cơ sở vật chất của các ngành y tế, giáo dục, khoa học, văn hố, thơng tin, thể thao còn nhiều thiếu thốn. Việc đổi mới cơ chế quản lý và thực hiện xã hội hóa trong các lĩnh vực này triển khai chậm.
Singapore:
Với cơ sở hạ tầng kinh tế thì: Chỉ số cơ sở hạ tầng của Singapore vẫn xếp hạng cao, Singapore đầu tư khoảng 5% GDP vào cơ sở hạ tầng (20 tỷ USD trong năm 2015)
và con số này tiếp tục tăng. Năm 2020, quốc gia này đầu tư khoảng 6% GDP (30 tỷ USD) cho cơ sở hạ tầng.
Hệ thống giao thông:Về đường bộ, Singapore được phục vụ bởi 9310 km đường trải nhựa; 199,6 km đường sắt. Về đường hàng không, sân bay quốc tế Changi được kết nối với 380 thành phố thuộc 90 quốc gia khác nhau trên toàn thế giới. Cảng Singapore đứng thứ hai thế giới về tổng lượng trọng tải tàu cập bến với khoảng 5% lượng container được chuyển đến, nhưng lại xếp đầu tiên trong lĩnh vực chuyển vận khi có đến 1/7 lượng container trên toàn thế giới được chuyển tải. Hàng ngàn tàu thả neo ở cảng, kết nối cổng để hơn 600 cảng khác trong 123 quốc gia và trải rộng trên sáu lục địa.
Viễn thông, Internet: Singapore là một trong số các quốc gia có mức kết nối nhiều nhất trên thế giới. Hơn 71% dân số Singapore sử dụng dịch vụ điện thoại di động và số người sử dụng dịch vụ Internet quay số chiếm khoảng 48% dân số. Cơ quan quản lý viễn thông và cơ quan phát triển truyền thông (IMDA) Singapore cho biết, có ít nhất 50% các thành phố tại nước này sẽ được phủ sóng mạng 5G vào cuối năm 2022.
Điện: Ngày nay, khoảng 95% điện năng của Singapore được sản xuất từ khí đốt tự nhiên. Khí tự nhiên được sử dụng làm nhiên liệu để sản xuất điện trong các nhà máy điện do các công ty phát điện điều hành. Điện năng được tạo ra được cung cấp cho người tiêu dùng thông qua lưới điện quốc gia do SP Group (thông qua SP Power Grid thành viên) vận hành.
Cịn với cơ sở hạ tầng xã hội thì cơ sở hạ tầng hiệu quả tạo điều kiện cho cung cấp thơng tin, hàng hóa và dịch vụ, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và hỗ trợ đạt được các mục tiêu xã hội như nâng cao mức sống và trình độ dân trí. Đất nước này cũng nổi tiếng với cơ sở hạ tầng y tế đẳng cấp thế giới.
Nhìn chung chất lượng cơ sở hạ tầng là lợi thế của Singapore so với Việt Nam. Tuy nhiên yếu tố cơ sở hạ tầng của Việt Nam lại đang có xu hướng được cải thiện. Việt Nam xếp thứ 89 trong số 137 quốc gia về chất lượng cơ sở hạ tầng.Điều đó sẽ giúp tăng niềm tin của các nhà đầu tư vào chất lượng cơ sở hạ tầng của Việt Nam, kích thích đầu tư nước ngoài.