II. NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA NGHỀ BÁN HÀNG
9 Logistic NDKD CĐ, ĐH THVP TOEIC Giao tiếp, tư duy, chịu áp lực cao, 550 làm việc độc lập,nhiệt tình, năng
650; CSKH, QHKH, hiểu động, trách
IELTS biết thị trường nhiệm, làm việc
5.5; B- lâu dài
C
10 NH, KS Quản lý CĐ, ĐH THVP Anh Làm việc nhóm & chịu áp lực cao,nhà hàng văn + độc lập, giao tiếp tốt, tinh thần trách nhà hàng văn + độc lập, giao tiếp tốt, tinh thần trách Ngoại lập & triển khai kế nhiệm, hợp tác, ngữ hoạch, quản lý thời nhiệt tính, trách khác gian, trình bày, lãnh nhiệm, nhanh
đạo đội nhóm, nhẹn, vui vẻ,
hoạt bát, cầu tiến
11 Du lịch NV sales CĐ, ĐH THVP Anh Giao tiếp, thương trách nhiệm,
tour văn lượng, thuyết phục nhiệt tình, chịu
giao áp lực cao
tiếp
Nguồn: Tổng hợp từ dữ liệu nghiên cứu
Từ yêu cầu xã hội
Bảng 2 cho thấy, trình độ chun mơn tối thiểu được yêu cầu ở 11 ngành nghề đang quan sát từ trung cấp trở lên, nhưng chiếm tỉ lệ nhỏ, khoảng 2/11 nhóm, tương đương 18%, 82% yêu cầu trình độ từ cao đẳng, đại học, đây cũng là xu hướng tất yếu về trình độ của người lao động trong tương lai.
Yêu cầu về ngoại ngữ và tin học xuất hiện ở tất cả các nhóm, với mức yêu caầu tối thiểu là tin học văn phòng và anh văn giao tiếp, để chứng minh cho năng lực ngoại ngữ, tin học của mình, địi hỏi các ứng viên phải tham gia các kì thi sát hạch năng lực theo hệ thống bằng của Bộ giáo dục, Sở giáo dục (A, B, C) hoặc các tổ chức quốc tế (IELTS, TOEIC, …). TOEIC là chứng chỉ ngoại ngữ dành cho người đi làm, có giá trị quốc tế và có thể thay thế chứng chỉ quốc gia A, B, C, khá quen thuộc với nhà tuyển dụng, nên xu hướng thi TOEIC sẽ ngày càng trở nên phổ biến hơn.
Kỹ năng mềm và phẩm chất cá nhân được yêu cầu khá cụ thể, chi tiết và phong phú. Tại bảng 2, cột kỹ năng mềm chỉ ra những kỹ năng thường được các nhà tuyển dụng vị trí nhân viên kinh doanh, nhân viên bán hàng đưa ra nhiều nhất là: Kỹ năng giao tiếp (100%), Kỹ năng làm việc nhóm và làm việc độc lập
(18%), Kỹ năng quản lý thời gian (18%) và Kỹ năng bán hàng (18%). Tuy vậy,
những kỹ năng khác như Kỹ năng lập và triển khai kế hoạch, Kỹ năng tìm kiếm,
thu thập và phân tích thơng tin, Kỹ năng CSKH và phát triển các mối quan hệ với khách hàng, Kỹ năng lãnh đạo đội, nhóm hiện đang được nhiều nhà tuyển
dụng quan tâm, đưa vào yêu cầu tuyển dụng của mình để chọn lọc được những ứng viên thích hợp nhất.
Lĩnh vực kinh doanh, bán hàng là lĩnh vực đòi hỏi người lao động phải chịu được áp lực công việc cao, chiếm 100% các nhóm ngành nghề ở bảng 2. Vị trí thứ 2 thuộc về những phẩm chất “vốn có” của một người kinh doanh: năng động, nhanh nhẹn, hoạt bát, linh hoạt, cởi mở, hòa đồng với 63%. Những phẩm chất khác như cầu tiến, nghiêm túc, có tinh thần trách nhiệm được xem là tạo nên sự khác biệt giữa những công việc bán hàng thông thường, đơn giản với những cơng việc kinh doanh địi hỏi trình độ, năng lực nhân sự ở tầm chuyên nghiệp hơn.
Đến chương trình đào tạo cử nhân đại học chuyên ngành QTBH, trường ĐH Tài chính - Marketing
Chương trình đào tạo chun ngành quản trị bán hàng gồm 2 khối kiến thức chính, khối kiến thức cơ sở và khối kiến thức ngành, chuyên ngành. Khối kiến thức cơ sở và kiến thức ngành được xây dựng theo yêu cầu chung của ngành đào tạo Quản trị kinh doanh. Đề cập đến khối kiến thức chuyên ngành, hiện nay, sinh viên chuyên ngành QTBH đang được trang bị những nội dung kiến thức chuyên ngành theo bảng 3, song song, sinh viên tồn trường ĐH Tài chính – Marketing được yêu cầu trang bị thêm kiến thức Kỹ năng mềm trước khi tốt nghiệp, cụ thể gồm các Kỹ năng:
Bảng 3. Kiến thức chuyên ngành và Kỹ năng mềm của sinh viên
chuyên ngành QTBH - UFM
Kiến thức chuyên Kỹ năng mềm Ngoại ngữ, tin học ngành
• Quản trị bán hàng • Kỹ năng giải quyết • TOEIC 405 • Quản trị bán lẻ vấn đề và ra quyết • Chứng chỉ tin học • Quản trị quan hệ định văn phịng B
khách hàng • Kỹ năng giao tiếp và • Quản trị xúc tiến ứng xử trong kinh
thương mại doanh
• Nghiệp vụ bán hàng • Kỹ năng tổ chức cơng • Bán hàng cơng nghiệp việc và quản lý thời
gian
• Kỹ năng tư duy hiệu
quả và sáng tạo • Kỹ năng thuyết trình hiệu quả • Kỹ năng làm việc tập thể và tinh thần đồng đội. Nguồn: Tổng hợp từ www.ufm.edu.vn Kết luận
So sánh giữa yêu cầu thực tế với mẫu chọn là nhóm ngành bán lẻ dịch vụ, có thể thấy những điểm yếu và thiếu cần khắc phục của chương trình đào tạo cử nhân đại học chuyên ngành QTBH, cụ thể là:
Thứ nhất, các môn học chuyên ngành chưa có nội dung đề cập đến lĩnh
vực dịch vụ, một lĩnh vực hiện đang ln có nhu cầu về nhân sự kinh doanh, bán hàng và được cho là sẽ thu hút nhiều lao động bậc trung, bậc cao trong tương lai.
Thứ hai, trình độ Anh văn TOEIC 405 có thể cịn phù hợp với một số
ngành nghề, vị trí, nhưng trước sự cạnh tranh về tự do di cư lao động, tìm kiếm cơng việc của khối cộng đồng kinh tế chung AEC vào cuối năm 2015, thì trình độ tiếng Anh cần phải tăng lên nữa, nhất là khi sinh viên muốn làm việc trong môi trường quốc tế.
Thứ ba, sinh viên hiện nay đang tham gia các khóa đào tạo 6 kỹ năng
mềm để đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra, không phải là trang bị, thực hành và làm chủ 6 kỹ năng này.
Thứ tư, những phẩm chất cá nhân là điều khiến không chỉ các nhà tuyển
dụng lao động quan tâm, mà còn cả những nhà giáo dục, đào tạo. Hệ thống đánh giá phẩm chất, năng lực sinh viên hiện nay chưa đủ nghiêm túc để họ phải quan tâm hơn nữa vào bồi đắp, rèn luyện, hình thành những phẩm chất mà xã hội tri thức yêu cầu. Tư tưởng học vì bằng cấp, điểm số và đối phó qua mơn từ phía
sinh viên, tư tưởng làm việc cho xong trách nhiệm từ phía giảng viên có thể là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất trong việc hình thành nhân cách, phẩm chất những người lao động tri thức trong tương lai. Có thể lấy việc đánh giá điểm quá trình, điểm rèn luyện của sinh viên UFM hiện nay là một ví dụ.
Từ những hạn chế cịn tồn tại nêu trên, tác giả đề xuất một số giải pháp khắc phục như sau:
Một, rà soát lại nội dung giảng dạy định kỳ hàng năm, dựa trên việc khảo
sát, lấy ý kiến từ cả người học, người dạy, người sử dụng lao động và các bên có liên quan khác. Tăng cường kênh trao đổi giữa nhà trường – nhà tuyển dụng. Nhà trường cần có cơ chế khuyến khích giảng viên trực tiếp triển khai hoạt động này, khơng chỉ là phịng khảo thí và đảm bảo chất lượng và khuyến khích thay đổi cách thức đánh giá kết quả học tập, năng lực của sinh viên. Cần có chính sách động viên, cơng nhận kịp thời các nỗ lực từ phía giảng viên.
Hai, tổ chức các buổi nói chuyện, trao đổi giữa nhà tuyển dụng và sinh
viên năm 1 của trường về những yêu cầu của thị trường lao động, theo từng ngành nghề, để sinh viên tự biết lập kế hoạch, phân bổ thời gian hợp lý để đầu tư cho khả năng ngoại ngữ, tin học, kỹ năng khác trong 4 năm theo học tại trường. Về phía giảng viên, qua những thơng tin trao đổi này, có thể nắm bắt được những yêu cầu thực tiễn về chất lượng nguồn nhân lực họ đang đào tạo, để tự thay đổi, cập nhật, làm mới nội dung lý thuyết, tăng cường hơn nữa vào khả năng làm chủ kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp của sinh viên sau này.
Ba, sinh viên phải đóng vai trị chủ động hơn trong việc tạo ra các sân
chơi thể hiện và bồi dưởng bản lĩnh, năng lực, kỹ năng của bản thân, khơng thụ động trơng chờ vào những hình thức, sự kiện của Khoa, trường, giảng viên đứng lớp để chỉ nhằm mục đích lấy điểm cho đạt yêu cầu. Để thay đổi vai trò chủ đạo này, Trường và Khoa cần ban hành các Quy định về phát triển năng lực sinh viên, cũng như tạo điều kiện hỗ trợ, các cơ chế khuyến khích và các bộ mơn sẽ giữ vai trị giám sát việc thực hiện, để kịp thời can thiệp khi sinh viên có nguy cơ đi khơng đúng hướng.
Hạn chế của nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo
Đối tượng nghiên cứu chỉ phản ánh 11 ngành bán lẻ dịch vụ, chưa đủ để đại diện cho toàn khu vực dịch vụ. Số lượng mẫu ở một số ngành chưa đủ chuẩn theo yêu cầu, nên kết quả nghiên cứu chỉ phản ánh một phần yêu cầu nhân lực của các nhà tuyển dụng đang hoạt động tại ngành này.
Ngoài ra, lĩnh vực bán lẻ hàng hóa khơng được đề cập đến trong nghiên cứu này, nên đây là thể có hướng nghiên cứu tiếp theo để có thể hồn chỉnh bức tranh về yêu cầu nhân lực của ngành bán lẻ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. 60 mẫu đăng tin tuyển dụng của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ 2.www.ufm.edu.vn