TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
Trong thời gian chờ nghiên cứu một thủ tục tố tụng riêng cho trường hợp giải quyết các vụ án khởi tố theo yêu cầu của người bị hại. Để quy định này đi vào thực chất, quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại được đảm bảo, cần sửa đổi, bổ sung một số quy định trong BLTTHS như sau:
Thứ nhất, sửa đổi bổ sung khái niệm người bị hại và mở rộng quyền của người bị hại trong các vụ án khởi tố theo yêu cầu của người bị hại
Cần sửa đổi khái niệm người bị hại theo hướng mở rộng phạm vi người bị hại bao gồm cơ quan, tổ chức nhằm đảm bảo sự cơng bằng, bình đẳng giữa các chủ thể trong tố tụng hình sự, khắc phục tình trạng cơ quan, tổ chức bị xâm hại nhưng không khởi tố vụ án được do không phải là người bị hại. Mở rộng phạm vi người bị hại bao gồm cơ quan, tổ chức thì phải thay thế thuật ngữ “người bị hại” bằng thuật ngữ “bị hại” mới phù hợp. Đồng thời quy định người bị hại bao gồm cả những người bị hành vi phạm tội hướng tới gây thiệt hại nhưng hậu quả chưa xảy ra để có thể xử lý người phạm tội trong trường
hợp phạm tội chưa đạt; quy định rõ hơn về thiệt hại của người bị hại phải là thiệt hại trực tiếp và có mối liên hệ nhân quả với hành vi xâm hại.
Thứ hai, sửa đổi bổ sung khoản 1 điều 105 BLTTHS về phạm vi ápdụng và chủ thể có quyền u cầu khởi tố vụ án hình sự Khoản 1 điều 105 BLTTHS liên
quan đến phạm vi áp dụng quy địnhkhởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu người bị hại và các chủ thể có quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự. Về phạm vi áp dụng, cần loại bỏ tội Cố ý gây thương tích thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm i khoản 1 Điều 104 BLHS “phạm tội có tính chất cơn đồ và sử dụng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người”. Đây là trường hợp hành vi có tính nguy hiểm cao cho xãhội, cần trừng trị nghiêm khắc. Đồng thời mở rộng phạm vi áp dụng quy định khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại đối với một số tội ít nghiêm trọng, thuộc nhóm tội xâm phạm quyền sở hữu tài sản là tội chiếm giữ trái phép tài sản, tội sử dụng trái phép tài sản, tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản, tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản. Về chủ thể có quyền u cầu
khởi tố vụ án, ngồi chủ thể là người bị hại đề nghị sửa đổi bổ sung trên, đối với
người đại diện hợp pháp của người bị hại, cần sửa đổi bổ sung BLTTHS theo hướng quy định trong trường hợp người bị hại chết thì người đại diện hợp pháp của họ có quyền yêu cầu khởi tố, trường hợp không xác định được người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất thì CQĐT vẫn có quyền khởi tố vụ án.
Thứ ba, sửa đổi, bổ sung quy định về thủ tục yêu cầu và rút yêu cầu khởi tố của người bị hại Để hạn chế trường hợp quá thời hạn giải quyết tố giác, tin báo tội
phạm do người bị hại chậm yêu cầu khởi tố, cần đưa ra quy định về thời hạn yêu cầu khởi tố vụ án. Một mặt nâng cao trách nhiệm, ý thức của người bị hại trong việc cân nhắc yêu cầu khởi tố hay không khởi tố vụ án của mình; mặt khác tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án, tránh tình trạng vi phạm pháp luật một cách bất đắc dĩ như trên.Yêu cầu khởi tố vụ án hoặc u cầu khơng khởi tố vụ án hình sự là điều kiện để cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hoặc khơng khởi tố vụ án hình sự. Hình thức yêu cầu khởi tố và rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự phải được quy định chặt chẽ trong luật, vì đây là tài liệu quan trọng khơng thể thiếu trong q trình giải quyết các vụ án khởi tố theo yêu cầu của người bị hại. Do vậy cần quy định theo hướng người bị hại phải có đơn u cầu khởi tố, vì đơn do người bị hại suy nghĩ tự làm, sẽ phản ánh trung thực ý thức, mong muốn của họ, chỉ trừ những trường hợp đặc biệt như người bị hại bị
khuyết tật, không biết chữ hoặc tuy biết chữ nhưng đang trong tình trạng bị bệnh, những trường hợp này vì lý do khách quan người bị hại khơng thể làm đơn yêu cầu khởi tố thì mới được đưa ra yêu cầu khởi tố vụ án bằng lời nói và lập thành biên bản. Để bảo đảm cho bị can, bị cáo có cơ hội chứng minh mình khơng phạm tội, thì việc đình chỉ vụ án do người bị hại rút yêu cầu khởi tố trước khi mở phiên tịa phải có sự đồng ý của bị can, bị cáo. Nếu bị can, bị cáo khơng đồng ý thì vụ án phải được tiếp tục giải quyết theo thủ tục chung.
Qua nghiên cứu khởi tố, giải quyết vụ án theo yêu cầu của bị hại, em có một vài kiến nghị như sau:
• Thứ nhất, cơ quan có thẩm quyền cần quy định rõ nghĩa vụ của bị hại
trong việc giám định thương tích; trình tự, thủ tục, điều kiện dẫn giải bị hại đi giám định thương tích nếu bị hại từ chối giám định mà khơng vì lý do bất khả kháng hoặc khơng do trở ngại khách quan.
• Thứ hai, cơ quan có thẩm quyền cần hướng dẫn để các cơ quan tiến
hành tố tụng thống nhất thực hiện các trường hợp: Vụ án có nhiều bị hại nhưng chỉ một hoặc một số người yêu cầu khởi tố vụ án, những người cịn lại khơng u cầu khởi tố vụ án; vụ án có nhiều người cùng thực hiện hành vi phạm tội nhưng bị hại chỉ yêu cầu khởi tố vụ án đối với hành vi của một hoặc một số bị can, bị cáo.
• Thứ ba, cơ quan có thẩm quyền sớm có văn bản hướng dẫn cụ thể, rõ
ràng trường hợp bị hại rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự ở giai đoạn xét xử phúc thẩm hoặc bổ sung thêm khoản 3 Điều 359 BLTTHS năm 2015 căn cứ để hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án.
Điều 359. Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án
“1. Khi có một trong các căn cứ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 157 của Bộ luật này thì Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm, tun bị cáo khơng có tội và đình chỉ vụ án.
2. Khi có một trong những căn cứ quy định tại các khoản 3, 4, 5, 6, và 7 Điều 157 của Bộ luật này thì Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án.
3. Khi bị hại hoặc đại diện hợp pháp của bị hại rút yêu cầu khởi tố vụ án thì Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án.”
• Thứ tư, nâng cao trình độ chun mơn, cần có chương trình tập huấn, bồi dưỡng thêm cho người có thẩm quyền trong cơng tác xét xử.
• Thứ năm, tuyên truyền phổ biến pháp luật đến người dân giúp người dân hiểu hơn đặc biền về quyền của mình trong việc khởi tố vụ án theo yêu cầu của bị hại”.
KẾT LUẬN
Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn mở đầu và hết sức quan trọng trong quá trình tiến hành tố tụng hình sự. Khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại là trường hợp đặc biệt của khởi tố vụ án hình sự, khi pháp luật trao cho người bị hại định đoạt việc đưa hành vi có dấu hiệu tội phạm xử lý theo trình tự tố tụng hình sự thơng qua quyền u cầu hoặc không yêu cầu khởi tố vụ án.
Thực hiện các quy định pháp luật về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại thời gian qua còn nhiều bất cập, hạn chế về: phạm vi và chủ thể thực hiện quyền, về cách thức thực hiện quyền, hậu quả pháp lý của việc thực hiện quyền khởi tố hoặc rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự. Việc nhận thức và thực hiện chưa thống nhất các nội dung trên làm cho pháp luật chưa nghiêm, ảnh hưởng đến quyềnvà lợi ích hợp pháp của người bị hại. Mặt khác các quy định nêu trên chưa đáp ứng được yêu cầu cải cách tư pháp hiện nay theo hướng bảo đảm quyền con người trong tư pháp hình sự, đa dạng hóa các biện pháp xử lý về tội phạm và người phạm tội, do đó cần phải nghiên cứu làm rõ hạn chế, đưa ra giải pháp khắc phục.