Đối với chính phủ & các cơ quan chức năng

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngân hàng TMCP Hàng Hải Hà Nội (Trang 57 - 71)

Chính phủ và các cơ quan chức năng cần tạo môi trường thuận lợi cho hệ thống ngân hàng thương mại hoạt động. Môi trường hoạt động của NHTM ở đây bao gồm cả môi trường kinh tế, chính trị, pháp luật. Do đó việc tạo lập môi trường thuận lợi đòi hỏi sự phối hợp hỗ trợ của rất nhiều cơ quan ban ngành chức năng cũng như chính phủ.

3.3.1.1. Môi trƣờng pháp lý

Một hiện thực tương đối khách quan là cho dù hoạt động của cả hệ thống ngân hàng nói chung và hoạt động bảo lãnh nói riêng có thay đổi như thế nào đi nữa cũng không thể tách rời cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước. Do đó, muốn nâng cao hiệu quả hoạt động thì dù ngoài sự nỗ lực của bản thân với các giải pháp nghiệp vụ của mình thì cần phải có một môi trường pháp lý đầy đủ, đồng bộ.

Hiện nay, luật NHNN và luật các TCTD đang có hiệu lực trên thực tế nhưng trong từng lĩnh vực cụ thể vẫn thiếu các quy định chi tiết. Mặc dù các văn bản, quy định thường xuyên sửa đổi song vẫn bộc lộ những điểm bất hợp lý và đôi khi là quá chặt chẽ. Do đó, khi thực hiện các văn bản này, các ngân hàng đã

Trong hoạt động bảo lãnh của các ngân hàng, các TCTD Việt Nam mới chỉ được điều chỉnh chủ yếu bởi các văn bản pháp quy và các văn bản dưới luật của NHNN và các ngành có liên quan. Điều đó đã làm xuất hiện tình trạng nhiều khía cạnh của nghiệp vụ bảo lãnh không được quy định một cách đầy đủ. Mặt khác, hàng loạt các vấn đề phức tạp của nghiệp vụ bảo lãnh cũng không được các văn bản pháp quy hướng dẫn như: vấn đề tư cách chủ thể bảo lãnh của bên thứ ba, giải quyết khi tranh chấp, các mẫu biểu của bảo lãnh chưa thống nhất…

Chính vì vậy, nhà nước cần sớm tạo hành lang pháp lý đầy đủ đồng bộ, thuận lợi cho hoạt động bảo lãnh phát triển. Cụ thể cần sớm ban hành luật bảo lãnh, thế chấp, cầm cố tài sản…

Ngoài ra, bảo lãnh còn liên quan tới việc thực hiện luật pháp, qui định trong một số ngành khác. Việc tháo gỡ khó khăn phải được sự giúp đỡ của các ngành này. Cụ thể như sau:

+ Trong thủ tục công chứng: Bộ tư pháp có trách nhiệm hướng dẫn về các mẫu giấy tờ để công chứng thì đến nay đã có mẫu về cầm cố thế chấp bảo lãnh nhưng nội dung vẫn chưa được đầy đủ. Hơn nữa, mức lệ phí công chứng 0,2% trên số tiền công chứng là chưa hợp lý vì trong khi công chứng phải chịu trách nhiệm về rủi ro và những sai phạm trong hợp đồng thế chấp thì ngân hàng phải gánh chịu mọi rủi ro mà mức phí tối đa của ngân hàng là 2% trên số tiền bảo lãnh.

Do vậy, Bộ tư pháp nên quy định mức lệ phí công chứng hợp lý và ban hành mẫu giấy tờ công chứng mới phù hợp hơn. Điều này sẽ làm giảm phiền toái cho doanh nghiệp và thuận tiện cho ngân hàng phát triển nghiệp vụ bảo lãnh.

+ Về thế chấp tài sản:

Hiện nay, Bộ tài chính đã chấp thuận cho các doanh nghiệp được sử dụng các tài sản thuộc sở hữu Nhà nước để thế chấp vay vốn ngân hàng. Nếu doanh nghiệp Nhà nước bị phá sản thì phần tài sản cũng được xử lý theo luật phá sản của doanh nghiệp Nhà nước hiện hành. Thế nhưng, việc thế chấp tài sản

cuả các doanh nghiệp Nhà nước chỉ mang tính hình thức, thực tế ngân hàng không phát mại tài sản vì được Tổng cục quản lý vốn và tài sản không xác nhận chấp nhận cho các doanh nghiệp dùng tài sản này để thế chấp mà chỉ xác nhận tài sản này thuộc quyền quản lý và sử dụng . Chính vì vậy, nếu rủi ro xảy ra, doanh nghiệp không trả được nợ thì ngân hàng cũng không thể thu hồi được nợ thông qua việc phát mại tài sản trên, dẫn đến ngân hàng phải gánh chịu mọi hậu quả. Trước tình hình đó các cơ quan hữu quan cần xem xét và giải quyết theo các hướng dẫn sau:

Tiếp tục duy trì chế độ thế chấp, cầm cố tài sản đối với doanh nghiệp Nhà nước nhưng trong đó Tổng cục quản lý vốn và tài sản của Nhà nước đồng ý cho phép ngân hàng có thể phát mại tài sản trên để thu hồi nợ. Nếu không các cơ quan này phải có trách nhiệm đền bù thay cho các doanh nghiệp.

Đơn giản hoá tối đa các thủ tục hành chính, pháp lý ( các thủ tục hành chính để phát mại tài sản, giải quyết việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất cho người mua lại tài sản ) tạo điều kiện cho tài sản được mua bán chuyển nhượng dễ dàng, nhanh chóng.

Mặt khác, Nhà nước ta chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần từ nhiều năm nay song trong chính sách với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tuy không còn bị phân biệt đối xử nhưng vẫn chưa thực sự được bình đẳng, đặc biệt trong lĩnh vực tín dụng, bảo lãnh. Vấn đề này Nhà nước nên tạo một sân chơi bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế và nhanh chóng hoàn thành quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp.

3.3.1.2. Môi trƣờng kinh tế

Hệ thống ngân hàng thương mại đóng vai trò là thủ quỹ của nền kinh tế. Do đó hoạt động của ngân hàng sẽ hoàn thiện và đầy đủ chức năng hơn nếu như môi trường kinh tế phát triển đầy đủ và hoàn thiện. Với các chính sách, định hướng kinh tế vĩ mô từ phía nhà nước và chính phủ trên cơ sở tạo môi trường

về dịch vụ ngân hàng nói chung và bảo lãnh ngân hàng nói riêng cũng sẽ tăng lên. Cụ thể:

+ Bộ tài chính và Uỷ ban chứng khoán nhà nước cần tạo điều liện để các doanh nghiệp gia nhập thị trường chứng khoán và được niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch được đơn giản và thuận tiện hơn. Thị trường chứng khoán là một bộ phận quan trọng của thị trường vốn. Thực tế các nước phát triển trên thế giới đã chứng minh sự cần thiết và sự phát triển của thị trường chứng khoán trong nền kinh tế thị trường. Đây là một thực tế để chúng ta học hỏi và vận dụng phù hợp với môi trường kinh tế tại Việt Nam.Thị trường chứng khoán phát triển không chỉ mở rộng nguồn vốn cho các doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch mà còn cả đối với riêng hoạt động bảo lãnh ngân hàng, làm xuất hiện thêm nhiều loại bảo lãnh mới như bảo lãnh phát hành cổ phiếu, bảo lãnh chúng khoán niêm yết…

+ Các cơ quan quản lý nhà nước cần tạo ra sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp, không nên quá ưu tiên các doanh nghiệp nhà nước. Cần mở rộng một số lĩnh vực đầu tư như thuỷ lợi, điện lực và công trình giao thông cho các công ty cổ phần, doanh nghiệp liên doanh và các thành phần kinh tế khác cùng tham gia dự thầu và bỏ vốn đầu tư. Các hoạt động trên phát triển thì hoạt động bảo lãnh của ngân hàng chắc chắn sẽ mở rộng để đảm bảo an toàn cho các hợp đồng và mang lại lợi ích cho doanh nghiệp và ngân hàng.

+ Để hoạt động kinh tế, cũng như hoạt động ngân hàng nói riêng được lành mạnh và đạt hiệu quả, các cơ quan ban nghành cần cung cấp đầy đủ và chính xác thông tin về định hướng phát triển kinh tế, xã hội, tránh tình trạng bưng bít thông tin và thông tin sai lệch gây ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế nói chung và các ngân hàng thương mại nói riêng.

Tiếp tục xây dựng một cơ chế thị trường đồng bộ, hoàn chỉnh hệ thống tín dụng – tiền tệ và giá cả. Củng cố thị trường vốn và thị trường tài chính hiện có, đồng thời không ngừng đẩy mạnh hoạt động của thị trường chứng khoán. Hơn nữa, cải cách các chính sách kinh tế đối ngoại, thực hiện chính sách mở cửa và

hợp tác kinh tế với nước ngoài. Khẩn trương thực hiện môi trường đầu tư trong nước và ngoài nước, sớm tiến tới thống nhất cơ chế và chế độ đầu tư trong nước và ngoài nước.

Chính phủ cần sớm thành lập tổ chức xếp hạng định mức tín nhiệm, bởi khi tổ chức này ra đời nó không chỉ hỗ trợ cho ngân hàng mà còn hỗ trợ cho rất nhiều cho các ngành khác.

3.3.2. Đối với ngân hàng nhà nƣớc

 Tăng cường công tác thanh tra, giám sát việc thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh tại ngân hàng.

Ngân hàng nhà nước cần thường xuyên tổ chức các cuộc thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh tại các ngân hàng thương mại một cách trung thực và khách quan. Từ đó có các đánh giá về tình hình thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh cũng như những khả năng xảy ra rủi ro của các ngân hàng. Dựa vào đó các ngân hàng nhanh chóng có các biện pháp để ngăn chặn rủi ro xảy ra.

Bên cạnh đó, để công tác thanh tra, kiểm tra đạt kêt quả tốt ngân hàng nhà nước cần có một đội ngũ thanh tra viên giỏi, có năng lực, trình độ nghiệp vụ đảm bảo việc đánh giá chính xác và có chất lượng.

 Hoàn thiện các văn bản pháp quy liên quan đến nghiệp vụ bảo lãnh Hiện nay tại Việt Nam, các văn bản luật về nghiệp vụ bảo lãnh rất ít chỉ có quyết định 283/2000/QĐ- NHNN ngày 11/4/2000 về việc sửa đổi một số điều trong quy chế bảo lãnh ngân hàng, quyết định 26/2006/QĐ –NHNN ngay 26/6/2006 của thống đốc ngân hàng ban hành Quy chế bảo lãnh. Đây là văn bản luật mới nhất do ngân hàng nhà nước ban hành và hiện đang có hiệu lực tại Việt Nam về nghiệp vụ bảo lãnh của ngân hàng. Ngoài ra, cũng có một số văn bản pháp lí khác đề cập đến nghiệp vụ bảo lãnh như luật các Tổ chức tín dụng nhưng còn rất sơ sài và chưa cụ thể hoá. Với số lượng văn bản như vậy không đủ để điều chỉnh được hết các tình huống phát sinh trong nghiệp vụ bảo lãnh, điều này

nhiều rủi ro mà bản thân các ngân hàng không thể kiểm soát được. Chính vì vậy, Ngân hàng nhà nước cần nhanh chóng hoàn thiện các quy định về nghiệp vụ bảo lãnh cũng như các văn bản liên quan tạo điều kiện thuận lợi cho nghiệp vụ bảo lãnh phát triển.

- Về mức phí bảo lãnh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo Quyết định số 26/2006/QĐ- NHNN ngày 26/6/2006 của thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành quy chế bảo lãnh thì mức phí bảo lãnh áp dụng cho các ngân hàng thương mại là: tối đa 2%/ năm tính trên số tiền còn đang được bảo lãnh và tối thiểu 300.000đ.

Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh vì vậy phí bảo lãnh phải bù đắp được chi phí và mang lại thu nhập cho ngân hàng. Vì vậy mức phí bảo lãnh có thể do ngân hàng và khách hàng cùng nhau thoả thuận. Ngân hàng Nhà nước có thể không cần quy định mức phí bảo lãnh tối đa và tối thiểu mà cần tạo điều kiện để các ngân hàng áp dụng mức phí bảo lãnh mềm dẻo, linh hoạt với từng đối tượng khách hàng. Để cạnh tranh với các ngân hàng khác, ngân hàng cũng không thể đặt mức phí quá cao vì sẽ không thu hút được khách hàng.

- Về loại hình bảo lãnh

Theo quyết định số 26/2006/ QĐ-NHNN ngày 26/6/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành quy chế bảo lãnh thì loại hình bảo lãnh áp dụng cho các ngân hàng thương mại còn rất hạn chế. Ngân hàng Nhà nước nên sửa đổi, bổ sung quyết định này, quy định thêm một số loại bảo lãnh khác đã xuất hiện trên thế giới như: Bảo lãnh giao hàng khi thiếu chứng từ sở hữu, Bảo lãnh hải quan, bảo lãnh hối phiếu,…

Việc sửa đổi, bổ sung thêm một số loại hình bảo lãnh mới từ phía Ngân hàng Nhà nước sẽ tạo điều kiện thúc đẩy thương mại quốc tế và các ngân hàng mở rộng hoạt động bảo lãnh hơn nữa.

- Về điều kiện để các liên doanh được xem xét bảo lãnh:

Hiện nay trong thực tế, để có thể tham gia dự thầu, đã có nhiều nhà thầu liên doanh với nhau và yêu cầu các ngân hàng xem xét cấp bảo lãnh.

Tuy nhiên, trong quyết định số 26/2006/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN chưa có hướng dẫn loại hình bảo lãnh cho các liên doanh, điều kiện để các liên doanh được ngân hàng xem xét bảo lãnh, địa vị pháp lý của các liên doanh để xin ngân hàng bảo lãnh… Do đó rất khó cho ngân hàng trong việc đáp ứng nhu cầu này. Vì vậy, NHNN cần phải ban hành văn bản uy chế hướng dẫn để NHCT Việt Nam cũng như các ngân hàng khác thực hiện.

- Tăng cường kiểm tra, thanh tra để phòng ngừa và xử lý kịp thời các vi phạm đối với người nhận bảo lãnh:

- Nâng cao chất lượng hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng nhằm cung cấp kịp thời, chính xác theo yêu cầu của các TCTD:

3.3.3. Đối với doanh nghiệp

Hoạt động bảo lãnh ngân hàng không chỉ mang lại thu nhập cho ngân hàng mà còn rất cần thiết đối với các doanh nghiệp trong những thương vụ làm ăn lớn hay có yếu tố nước ngoài tham gia. Do đó doanh nghiệp cần phải hiểu rõ những lợi ích mà bảo lãnh mang lại và hoạt động bảo lãnh ngân hàng cần sự phối hợp từ phía khách hàng trên cơ sở đôi bên cùng có lợi. Cũng như nhiều dịch vụ ngân hàng khác; ngân hàng cung cấp cho khách hàng dịch vụ bảo lãnh ngân hàng và khách hàng phải trả phí bảo lãnh cho ngân hàng, như vậy là bình đẳng. Vì vậy, để bảo lãnh ngân hàng có hiệu quả và không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và uy tín của khách hàng; doanh nghiệp cần cung cấp những thông tin mà ngân hàng cần một cách nhanh chóng và chính xác. Tuy nhiên để mối quan hệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng ngày một tốt đẹp hơn, danh nghiệp cần có những kiến nghị kịp thời với ngân hàng ngày một tốt đẹp hơn, doanh nghiệp cần có những kiến nghị kịp thời với ngân hàng để ngân hàng có thể hoàn thiện hơn.

KẾT LUẬN

Thông qua việc nghiên cứu lý thuyết về nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng và qua tìm hiểu thực tế về nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng Công Thơng Bỉm Sơn qua sự phân tích, so sánh, chuyên đề đã đạt được một số kết quả sau:

- Khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của nghiệp vụ bảo lãnh của ngân hàng và một số vấn đề cơ bản khác về nghiệp vụ bảo lãnh.

- Phân tích tình hình thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng Công thương Bỉm Sơn. Qua đó thấy được những kết quả đã đạt được cũng như những hạn chế của ngân hàng trong nghiệp vụ bảo lãnh. Từ đó tìm ra nguyên nhân của những hạn chế đó.

Trên cơ sở thực tế, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng Công thương Bỉm Sơn

Do thời gian tìm hiểu lý thuyết và thực tế có hạn, trình độ nghiên cứu lý luận còn hạn chế nên chuyên đề của em chưa thể bao quát được nội dung của hoạt động bảo lãnh ngân hàng do đó không thể tránh khỏi những sai sót do thiếu kinh nghiệm thực tế. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo của giáo viên hướng dẫn và tập thể cán bộ ngân hàng để nội dung đề tài của em được hoàn thiện hơn.

Để hoàn thiện chuyên đề tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân, em còn nhận được sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn cô Đoàn Thu Quỳnh đã tận tình hướng dẫn em trong quá trình viết chuyên đề. Em xin chân thành cảm ơn cán bộ nhân viên Ngân hàng Công thương Bỉm Sơn đã tận tình giúp đỡ,chỉ bảo em trong quá trình thực tập.

Em xin chân thành cảm ơn!

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngân hàng TMCP Hàng Hải Hà Nội (Trang 57 - 71)