.8 Kết quả phân tích thay đổi tỷ lệ lạm phát USD

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH thẩm định kinh tế tài chính nhà máy nhiệt điện sông hậu 1 (Trang 46)

Thay đổi tỷ lệ lạm phát 1% 2% 3% 4% 5%

NPV (triệu USD) 1.276,12 1.600,78 1.989,83 2.457,61 3.021,95 Bảng 6.8 cho thấy tỷ lệ lạm phát USD thay đổi trong khoảng 1%-5% thì NPV theo quan

6.5.2 Phân tích mơ phỏng Monte Carlo

Sử dụng chương trình phân tích rủi ro Crystal Ball để phân tích dự báo về NPV theo quan

điểm nền kinh tế, với các biến rủi ro là giá bán điện, giá mua than và tỷ lệ lạm phát USD.

Kết quả phân tích mơ phỏng thể hiện Hình 6.1.

Hình 6.1 Kết quả chạy mô phỏng NPV theo quan điểm nền kinh tế

Thống kê Số lần thử Giá trị trung bình Số trung vị Số yếu vị Độ lệch chuẩn Phương sai Độ lệch Độ nhọn Hệ số biến thiên Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Bề rộng khoảng Sai số chuẩn trung bình Xác suất để kết quả dương

Giá trị dự báo 10.000 1.605,84 1.602,27 --- 510,05 260.154,68 0,0954 2,94 0,3176 -17,33 3.703,36 3.720,68 5,10 99,98% 6.6 Kết luận

Dựa trên giá tài chính và các hệ số chuyển đổi CF để tính tốn giá kinh tế, từ đó xác định

được ngân lưu kinh tế để tính tốn ra kết quả NPV= 1.600,78 triệu USD; IRR danh nghĩa =

20,57 % và IRR thực = 18,21 % > chi phí vốn kinh tế 10%, dự án khả thi về mặt kinh tế. Kết quả phân tích rủi ro về các biến vốn đầu tư, giá bán điện, giá mua than, tỷ lệ lạm phát, sản lượng điện năng phát với kết quả dựa vào phân tích độ nhạy và phân tích mơ phỏng cho thấy khi các biến đầu vào thay đổi trong giới hạn cho phép thì dự án vẫn ln khả thi về mặt kinh tế.

Phân tích phân phối cho kết quả những nhóm đối tượng được hưởng lợi từ dự án gồm

Chính phủ và hộ tiêu dùng điện. Bên cạnh đó nhóm đối tượng bị thiệt hại là người dân bị giải tỏa.

CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Chương này tổng kết những nội dung đã phân tích trong các chương trên, rút ra kết luận và những khuyến nghị chính sách cho dự án Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1.

7.1 Kết luận

Nhà máy nhiệt điện than đã phổ biến trên thế giới và Việt Nam, các nhà máy nhiệt điện

than ở Việt Nam hiện nay đều tập trung ở phía Bắc. Việc xây dựng thêm các nhà máy điện

để cung cấp thêm nguồn điện vào lưới điện quốc gia là điều khuyến khích ngành điện và

các nhà đầu tư khác, trong đó nhà máy nhiệt điện than là một lợi thế vì xây dựng dễ dàng và nhanh chóng ít phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên như nhà máy điện khác.

Qua kết quả thẩm định về tài chính, kinh tế xã hội của dự án Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1, cho thấy dự án không khả thi về mặt tài chính trên cả hai quan điểm tổng đầu tư và chủ

đầu tư, nhưng dự án lại khả thi về mặt kinh tế xã hội.

Qua phân tích rủi ro cho thấy dự án bị tác động mạnh bởi yếu tố giá bán điện và giá mua nhiên liệu than, dự án trở nên khả thi về mặt tài chính khi giá điện đạt mức 6,7

UScent/kWh (tương đương 1.398 đồng/kWh), hay sử dụng nguồn than trong nước để cung cấp cho dự án.

Dự án khi triển khai thực hiện sẽ tạo điều kiện cho các nhóm đối tượng hưởng lợi lớn từ dự án gồm Chính phủ và hộ tiêu dùng điện. Bên cạnh đó các nhóm đối tượng phải chịu thiệt thịi là người dân bị giải tỏa mất đất sinh sống và những người dân sống trong khu vực bị

ảnh hưởng môi trường không tốt do dự án gây ra.

Mặc dù dự án có rủi ro về mặt tài chính, nhưng những năm sắp tới Chính phủ sẽ vận hành thị trường điện cạnh tranh, khi đó giá điện sẽ phụ thuộc vào thị trường điện cạnh tranh, và những lợi ích kinh tế rất lớn do dự án mang lại. Vì vậy, Chính phủ cần hỗ trợ và có những chính sách nhằm đảm bảo các bên liên quan để phát triển nguồn điện và thu hút đầu tư vào nguồn điện.

7.2 Kiến nghị

7.2.1 Đối với Nhà nước

Do NPV kinh tế dương nên nhà nước cần thực hiện các giải pháp sau:

- Yêu cầu các cơ quan liên quan tính tốn cụ thể chi tiết giá phát điện cho dự án này theo quy định tại Thông tư 41/2010/TT-BTC ngày 14/12/2010 về phương pháp xác định giá

xét và chấp nhận giá bán điện do Chủ đầu tư đề suất là 6,7 UScent/kWh.

- Nhà nước nên kiểm soát chặt chẽ nguồn than trong nước, không để nguồn than khai thác trong nước xuất khẩu khơng chính thức, và có chính sách cụ thể hỗ trợ phân bổ nguồn than khai thác trong nước cung cấp cho dự án này.

- Khi dự án khả thi về tài chính và kinh tế, Nhà nước sớm phê duyệt các thủ tục đầu tư để dự án triển khai thực hiện. Nhà nước có chính sách cụ thể đảm bảo an sinh cho người dân trong khu vực dự án bị giải tỏa, quản lý chặt chẽ tác động xấu có thể xảy ra bởi dự án. - Theo xu hướng phát triển thị trường điện của các nước tiên tiến trên thế giới, Việt Nam đang thực hiện lộ trình phát triển thị trường điện. Vì vậy, Nhà nước cần phải sớm triển khai

triệt để thị trường điện nhằm thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh, tăng hiệu quả trong sản xuất

điện và đảm bảo ổn định cung cấp điện.

7.2.2 Đối với UBND tỉnh Hậu Giang

Dự án dự kiến sẽ cung cấp sản lượng điện lớn với chất lượng tốt cho người dân và doanh nghiệp tiêu thụ điện, sẽ thu hút đầu tư và góp phần tăng trưởng kinh tế trong tỉnh, vì vậy UBND tỉnh Hậu Giang cần thực hiện các giải pháp sau:

- Hỗ trợ đền bù giải phóng mặt bằng, với giá đền bù đất nơng nghiệp là 120.000 đồng/m2 thay vì 70.000 đồng/m2 để người dân có thể nhanh chóng di dời nhường đất sạch cho Chủ

đầu tư tiến thành thực hiện dự án.

- Chăm lo tái định cư cho những hộ dân bị di dời, tạo điều kiện để những hộ dân này sớm

an cư lạc nghiệp đảm bảo an sinh xã hội.

- Phối hợp với Chủ đầu tư kiến nghị thiết thực với Nhà nước để hỗ trợ nhanh chóng tiến hành thực hiện dự án.

7.2.3 Đối với Chủ đầu tư

Dự án khi triển khai thực hiện sẽ mang lại cho Chủ đầu tư lợi ích ổn định và lâu dài, vì vậy Chủ đầu tư cần thực hiện các giải pháp sau:

- Đàm phán với Nhà nước để ký kết một giá điện hợp lý là 6,7 UScent/kWh hay Nhà nước có chính sách phân bổ nguồn than trong nước đảm bảo cung cấp đầy đủ cho dự án này. - Nhiên liệu than sử dụng cho nhà máy là rất lớn, giá than trên thị trường thường biến động bất thường, vì vậy Chủ đầu tư cần phải thương thảo hợp đồng cung cấp than dài hạn cho nhà máy. Trong trường hợp nhập khẩu than, phải sớm có kế hoạch ký kết hợp đồng, xây dựng cảng trung chuyển than và phương án vận chuyển than an toàn đến nhà máy.

thu hút đầu tư hay các đơn vị cho vay thực hiện dự án.

- Chứng minh năng lực tài chính và nhân lực để đảm bảo có thể thực hiện tốt dự án này. - Nỗ lực phối hợp với các bên liên quan giúp cho dự án tiến triển nhanh chóng, đảm bảo nhân lực, có năng lực để tổ chức thực hiện dự án, đảm bảo tiến độ và chất lượng tốt nhất trên cơ sở các quy định hiện hành.

7.2.4 Đối với tác động đến môi trường

Dự án sẽ mang nhiều lợi ích cho người dân và xã hội, vì vậy các bên liên quan cần thực hiện các giải pháp sau:

- Chủ đầu tư cần xây dựng phương án hiệu quả nhất, lựa chọn công nghệ tiên tiến nhằm

giảm thiểu tác động đến môi trường xung quanh.

- Nhà nước cần tính tốn đúng đắn về những chi phí mơi trường nhằm hạn chế những thiệt hại có thể gây ra cho người dân và nền kinh tế.

- Các cơ quan liên quan đến môi trường cần xét duyệt và kiểm tra chặt chẽ các chất xả thải do dự án gây ra, nhằm giảm thiểu những tác động xấu đến môi trường.

7.3 Những tồn tại và hạn chế của đề tài

Ngồi những phân tích và đánh giá đến mức tốt nhất có thể của tác giả, bên cạnh đó cịn những hạn chế sau:

- Trong quá trình thực hiện, đề tài cịn vài thiếu sót và chưa định lượng hết được về ngoại tác và những ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.

- Do thiếu chuyên môn về thiết kế nhà máy nhiệt điện than, nên tác giả phải sử dụng nguồn số liệu do tư vấn lập trong dự án đầu tư xây dựng.

- Chưa tính tốn chuẩn mực về giá điện kinh tế, chỉ khảo sát được 135 hộ tiêu dùng điện tại tỉnh Hậu Giang và thành phố Cần Thơ chưa phản ánh cho cả nền kinh tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Pedro Belli, Jock R. Anderson, Howard N. Barnum, John A.Dixon & Jee-Peng Tan (2002), Phân tích kinh tế các hoạt động đầu tư – Cơng cụ phân tích và ứng dụng

thực tế, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.

2. Bộ Công nghiệp (2006), Quyết định 30/2006/QĐ-BCN ngày 31/8/2006 về việc ban hành

quy định về quản lý đầu tư xây dựng các dự án điện độc lập.

3. Bộ Công nghiệp (2007), Quyết định 2014/QĐ-BCN về việc Quy định tạm thời nội dung

tính tốn, phân tích kinh tế tài chính đầu tư và khung giá mua bán điện các dự án nguồn điện.

4. Bộ Công thương (2011), Thông tư số 05/2011/TT-BCT về việc quy định giá bán điện

năm 2011 và hướng dẫn thực hiện.

5. Bộ Tài chính (2008), Thơng tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 hướng dẫn thi

hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 và

hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính

phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.

6. Bộ Tài chính (2009), Thơng tư 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 về việc hướng dẫn

chế độ quản lý sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định

7. Chính phủ (2008), Nghị định 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 về việc Quy định chi

tiết về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.

8. Chính phủ (2011), Quyết định số 190/QĐ-TTg ngày 29/01/2011 về việc phê duyệt điều

lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

9. Cơng ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 3 (2010), Dự án đầu tư xây dựng cơng trình

Nhà máy máy điện Sơng Hậu 1-2x600 MW

10. Cục thống kê các tỉnh ĐBSCL (2009), “Danh mục các số liệu kinh tế xã hội của ĐBSCL, GDP và tăng trưởng GDP”, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt

Nam chi nhánh Cần Thơ, truy cập ngày 02/3/2011 tại địa chỉ:

http://www.mekongdelta.com.vn/mekongdelta/Solieu/GDP.htm

11. Jenkins, Glenn P. & Harberger, Arnold C. (1995), Sách hướng dẫn phân tích chi phí

12. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2011), “Tỷ giá SGD NHNN”, Ngân hàng Nhà nước

Việt Nam, truy cập ngày 07/3/2011 tại địa chỉ: http://www.sbv.gov.vn

13. Nguyễn Công Thông (2010), “Thẩm định kinh tế – tài chính dự án Nhiệt điện Yên

Thế”, Luận văn thạc sỹ kinh tế.

14. N.Thơ (2011), “ĐBSCL: GDP Bình quân tăng trưởng gấp gần 2 lần so với cả nước”,

Công an Nhân dân, truy cập ngày 02/3/2011 tại địa chỉ:

http://www.cand.com.vn/vi-vn/thoisu/2011/2/144259.cand

15. Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định số 110/2007/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy

hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2006-2015 có xét đến 2025.

16. Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định số 26/2006/QĐ-TTg về việc phê duyệt lộ

trình, các điều kiện hình thành và phát triển các cấp độ thị trường điện lực tại Việt Nam

17. Tổng Công ty Xăng Dầu Việt Nam (2011), “Bản tin thị trường xăng dầu số 26/4.4.2011”, Tổng Công ty Xăng Dầu Việt Nam, truy cập ngày 08/4/2011 tại địa chỉ:http://www.petrolimex.com.vn/Desktop.aspx/Trang-Noi-Dung/Ban-

tin/Ban_tin_thi_truong_xang_dau_so_26442011/

18. Vũ Cơng Tuấn (2007), Phân tích kinh tế dự án đầu tư, Nhà xuất bản Tài chính.

19. Viện Năng Lượng (2010), Đề án Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn

2011-2020 có xét đến 2030.

Tiếng Anh

20. ADB (2010), Special chapter: the rice of asia’s middle class, Key indicators for asia

and the pacific 2010

21. Energy Publishing (2011), Price report Market comentary 07/4/2011

22. IMF (2009), United States: 2009 Article IV Consultation—Staff Report; Staff

Supplement; and Public Information Notice on the Executive Board Discussion, (World economic outlook, report No. 09/228)

23. WB (2002), Project appraisal document proposed imternational development

association partial rist for the Phu My 2 phase 2 power project, august 29, 2002

24. WB (2009), Project appraisal document on a proposed credit in the amount of sdr

136.9 milion to the socialist republic of Vietnam for a renewable energy development project april 2, 2009.

25. Wolrd coal (2011), “Coal & Electricity”, Wolrd coal, truy cập ngày 03/3/2011 tại địa chỉ: http://www.worldcoal.org/coal/uses-of-coal/coal-electricity.

PHỤ LỤC MỤC LỤC

PHỤ LỤC 01:THƠNG TIN HÌNH THÀNH DỰ ÁN NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN

THAN........................................................................................................................44 Bảng 1.1 Cơ cấu tiêu thụ điện toàn quốc giai đoạn 2001-2009.......................................44 Bảng 1.2 Tăng trưởng kinh tế và điện thương phẩm vùng ĐBSCL ................................44 Bảng 1.3 Chi phí quy dẫn các nhà máy nhiệt điện ..........................................................46 Bảng 1.4 Các nhà máy nhiệt điện than chiếm tỷ trọng cao trên thế giới .........................47 Bảng 1.5 Sản lượng than của thế giới giai đoạn 2005-2009 ĐVT: Triệu tấn .47 Bảng 1.6 Sản lượng than của thế giới giai đoạn 2010-2030 ĐVT: Triệu tấn ......47 Bảng 1.7 Danh sách các nhà máy nhiệt điện than đang vận hành ở Việt Nam ...............48 Bảng 1.8 Trữ lượng than đã xác minh ĐVT: 1000 tấn ...........................48 Bảng 1.9 Cân đối nhu cầu than cho sản xuất điện giai đoạn 2011-2030 ĐVT: Triệu tấn48 PHỤ LỤC 02: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH ................................................................49 Bảng 2.1 Thơng số vĩ mơ.................................................................................................49 Bảng 2.2 Thông tin huy động vốn và nợ vay...................................................................49 Bảng 2.3 Chi phí đầu tư...................................................................................................50 Bảng 2.4 Thơng tin thuế..................................................................................................50 Bảng 2.5 Thông số kỹ thuật vận hành .............................................................................51 Bảng 2.6 Lịch nợ vay ĐVT: Triệu USD ...............................................................52 Bảng 2.7 Lịch khấu hao ...................................................................................................53 Bảng 2.8 Hoạt động bán điện...........................................................................................54 Bảng 2.9 Báo cáo thu nhập ..............................................................................................55 Bảng 2.10 Ngân lưu ròng Tổng đầu tư và Chủ sở hữu....................................................57 Bảng 2.11 Chi tiết báo cáo ngân lưu Tổng đầu tư...........................................................58 Bảng 2.12 Bảng tính chi phí vốn .....................................................................................59 Bảng 2.13 Kết quả tính tốn giá trị NPV, IRR ................................................................60 Bảng 2.14 Kết quả tính tốn cơ cấu vốn..........................................................................60

PHỤ LỤC 03: PHÂN TÍCH RỦI RO.......................................................................62 Bảng 3.1 Kết quả phân tích mơ phỏng của giá thị hiện tại ròng Tổng đầu tư.................62 Bảng 3.2 Kết quả phân tích mơ phỏng của giá thị hiện tại ròng Chủ sở hữu ..................66 PHỤ LỤC 04: PHÂN TÍCH KINH TẾ....................................................................70 Bảng 4.1 Phân tích vốn nội tệ, ngoại tệ trong tổng mức vốn đầu tư................................70 Bảng 4.2 Tính tốn hệ số chuyển đổi CF.........................................................................72 Bảng 4.3 Chi phí đầu tư...................................................................................................81 Bảng 4.4 Ngân lưu kinh tế...............................................................................................82 Bảng 4.5 Phân tích phân phối ..........................................................................................83 PHỤ LỤC 05: PHIẾU KHẢO SÁT..........................................................................84 Mẫu 5.1 Phiếu khảo sát dùng cho doanh nghiệp tiêu dùng điện .....................................84 Mẫu 5.2 Phiếu khảo sát dùng cho hộ gia đình tiêu dùng điện .........................................86 Bảng 5.1 Bảng thống kê số liệu phiếu khảo sát tiêu thụ điện doanh nghiệp/hộ gia đình 88

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH thẩm định kinh tế tài chính nhà máy nhiệt điện sông hậu 1 (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)