Dự báo ảnh hưởng biến đổi khí hậu đến thu nhập trồng lúa

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH tác động kinh tế của biến đổi khí hậu đến thu nhập trồng lúa ở việt nam (Trang 40 - 43)

Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.5 Dự báo ảnh hưởng biến đổi khí hậu đến thu nhập trồng lúa

Như chúng ta biết, yếu tố khí hậu là bất định, khả năng là chỉ yếu tố này biến động hoặc cũng có thể nhiều yếu tố biến động xảy ra đồng thời trong một thời điểm. Do đó, tác giả đo lường tác động riêng phần và tác động tổng hợp của yếu tố khí hậu ảnh hưởng đến TNTL theo từng khả năng có thể xảy ra dựa theo Kịch bản BĐKH mức phát thải trung bình vào năm 2050 và 2100 của MONRE. Kết quả dự báo các mức thu nhập trung bình của hộ trồng lúa đi kèm giải thích các khả năng đó được trình bày ở Phụ lục 15. Theo cơng thức (2.6), mức thay đổi TNTL so với hiện nay được trình bày ở Bảng 4.320.

Kết quả Bảng 4.3 cho thấy TNTL của hộ có khả năng giảm theo thời gian, giảm từ 0,13 – 14% từ năm 2050 đến 2100 so với TNTL của hộ năm 2008 nếu các yếu tố khác không đổi. Kết quả này là áp lực lớn cho nông dân trồng lúa bởi thu nhập của họ vốn được đánh giá ở

20 Mức độ thay đổi trung bình TNTL = TNTL trung bình của từng khả năng - TNTL trung bình của thời kỳ

khí hậu hiện nay (2001 – 2010). Đo lường sự thay đổi TNTL đi kèm với các giả định như sau: (i) mức thay

đổi các yếu tố khí hậu theo kịch bản là so với thời kỳ 1980 - 1999 là giống như so với thời kỳ 2001 – 2010;

(ii) sự thay đổi chung về mặt trung bình cho cả nước mà khơng phân theo sự thay đổi riêng của từng vùng; (iii) giá trị yếu tố khí hậu vào mùa mưa của cả nước rơi vào từ tháng 6 đến tháng 11 và mùa khô là từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau; (iv) mức độ thay đổi TNTL chưa tính sự thay đổi lạm phát từ năm 2008 đến 2050 và

Bảng 4.3 Mức biến đổi TNTL theo các khả năng của kịch bản BĐKH

Thời kỳ

Khả năng P

Mùa mưa Mùa khô Mức thay đổi

trung bình TNTL (∆PLE) Tỷ lệ của ∆PLE so hiện nay Xếp hạng thiệt hại Nhiệt độ Lượng mưa Nhiệt độ Lượng mưa oC/tháng mm/tháng oC/tháng mm/tháng (nghìn đồng/ha/hộ) (nghìn đồng/ha/hộ) 2001-2010 27,00 248,59 21,96 46,76 0 2050 1 +1,01 -77,5 -0,67% 10 2 +4,1% -42,7 -0,37% 12 3 +1,24 -541,6 -4,70% 6 4 -3,4% -14,6 -0,13% 14 5 +1,01 +4,1% -120,2 -1,04% 9 6 +1,24 -3,4% -556,2 -4,83% 5 7 +1,01 +4,1% +1,24 -3,4% -651,9 -5,66% 4 2100 8 +2,03 -125,5 -1,09% 8 9 +5,43% -54,8 -0,48% 11 10 +2,53 -1385,6 -12,04% 3 11 -4,51% -20,0 -0,17% 13 12 +2,03 +5,43% -180,3 -1,57% 7 13 +2,53 -4,51% -1405,6 -12,21% 2 14 +2,03 +5,43% +2,53 -4,51% -1585,9 -13,78% 1 Nguồn: Tác giả tính tốn

mức thấp. Trưởng đại diện tổ chức Oxfam của Mỹ tại Việt Nam đưa ra ý kiến, hiện nay, nông dân Việt Nam rất dễ gặp rủi ro, bất ổn do khó vay vốn tín dụng, thường xun bị ép giá cả đầu vào lẫn đầu ra; ước tính thu nhập của nông dân trồng lúa ở mức thấp, chỉ đạt 28 USD/tháng (Lê Minh Nguyệt trích từ Thắng Văn, 2012). Ngay cả năm 2008 được đánh giá là năm gạo được giá cao do khủng hoảng lương thực nhưng bù lại yếu tố đầu vào trong sản xuất cũng tăng cao nên TNTL Việt Nam không được đánh giá cao (Tô Văn Trường, 2009). Năm 2008 cũng là năm mức lạm phát nước ta lên đến gần 23% (GSO, 2009).

Bên cạnh, kết quả cho thấy nếu BĐKH mà cả 4 yếu tố đồng thời xảy ra theo như khả năng P7 và P14 thì TNTL của hộ sẽ bị thiệt hại lớn hơn nếu chỉ một hay hai trong số các yếu tố đó thay đổi trong cùng thời kỳ. Nhìn chung, thiệt hại TNTL do thay đổi các yếu tố khí hậu vào mùa khơ lớn hơn sự thay đổi các yếu tố khí hậu vào mùa mưa (khả năng P13 thiệt hại hơn P12 gấp 8 lần; P6 thiệt hại hơn P5 gần 5 lần). Đặc biệt, sự tăng nhiệt độ vào mùa khô thiệt hại lớn hơn sự tăng nhiệt độ vào mùa mưa (khả năng P10 thiệt hại hơn P8 gấp 11 lần và khả năng P3 thiệt hại hơn P1 gấp 7 lần) trong khi sự tăng lượng mưa vào mùa mưa thiệt hại hơn sự giảm lượng mưa vào mùa khô (P9 thiệt hại hơn P11 gần 3 lần và P2 thiệt hại hơn P4 cũng gần 3 lần). Qua đó, chúng ta thấy tăng nhiệt độ gây thiệt hại nhiều hơn so với sự thay đổi lượng mưa; trong đó mùa khơ gây thiệt hại hơn so với vào mùa mưa.

Giả sử BĐKH bao gồm tăng nhiệt độ và thay đổi lượng mưa cùng xảy ra theo khả năng 7 và khả năng 14, Hình 4.2 cho thấy tất cả các vùng khí hậu Việt Nam hồn tồn bất lợi đối với TNTL.

Hình 4.2 Dự báo mức độ thiệt hại của hộ TNTL do BĐKH theo vùng khí hậu

Nguồn: Tác giả tính tốn và vẽ -4000 -3500 -3000 -2500 -2000 -1500 -1000 -500 0

I II III IV V VI VII cả nước

∆Ple (nghìn đồng/ ha/hộ) Vùng khí hậu năm 2050 năm 2100

Đáng chú ý là vùng ĐBSCL (thuộc vùng khí hậu Nam Bộ) - vựa lúa lớn nhất quốc gia bị thiệt hại trầm trọng nhất bởi BĐKH hơn các vùng khác. Ngoài nhiệt động gia tăng và lượng mưa tăng giảm không mong đợi theo mùa, thì mức độ thiệt hại của vùng này sẽ còn lớn hơn nữa bởi tác động của mực nước biển dưng (Phụ lục 9).

Nhằm có thể có một bức tranh chi tiết hơn về sự tác động của BĐKH đến TNTL thì phép nội suy21 có thể được sử dụng để xác định các thơng tin của các vị trí chưa biết từ các vị trí đã biết (1798 điểm nghiên cứu). Phụ lục 16 cho thấy chỉ một số ít vị trí nằm ở các Tỉnh miền núi và Trung Du phía Bắc sẽ thuận lợi trước BĐKH, TNTL có thể tăng lên đến trên 2 triệu đồng/ha so với TNTL của hộ vào năm 2008. Kết quả này sẽ là dấu hiệu đáng mừng cho các tỉnh này nơi có tỷ lệ nghèo cao nhất ở nước ta hiện nay. Lợi ích kinh tế cho lúa gạo sẽ cao hơn nữa nếu chúng ta nhanh chóng chuyển hướng phát triển đến các vùng cao này nơi được đánh giá khó khăn trong đi lại (liên quan tới khoảng cách thị trường giao dịch), canh tác lúa gạo không đáng kể và năng suất thấp nhất so với các vùng khác.

Các dự báo trên thế giới quan ngại rằng BĐKH có tác động rất xấu đến nông nghiệp của các quốc gia nằm trong khu vực vĩ độ thấp, vùng nhiệt đới. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm này cho thấy Việt Nam khơng nằm ngồi xu hướng dự báo là thiệt hại, đặc biệt là tác động BĐKH càng đi về vùng khí hậu Nam Bộ, mức độ thiệt hại nhìn chung có xu hướng càng tăng.

21 Dựa theo góp ý của các chun gia GIS, thì Kriging trong GIS là một trong các phép nội suy thường được sử dụng nhiều nhằm tạo ra trên bề mặt đất từ một tập hợp riêng rẽ các điểm với giá trị đã biết (tạo dữ liệu liên tục từ dữ liệu rời rạc). Tác giả chọn phương pháp này một phần là khoảng các giá trị nội suy không chênh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH tác động kinh tế của biến đổi khí hậu đến thu nhập trồng lúa ở việt nam (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)