Nâng cao chất lƣợng quản lý TSĐB

Một phần của tài liệu đảm bảo tín dụng tại ngân hàng thương mại (Trang 40 - 44)

3 16 Thƣờng xuyên định giá lại giá trị của TSĐB

3.1.7.Nâng cao chất lƣợng quản lý TSĐB

Để đảm bảo tài sản bảo đảm vẫn đang trong tình trạng bình thường và không bị sử dụng sai mục đích, tài sản bảo đảm không bị giảm sút về số lượng cũng như chất lượng, không bị sử dụng dẫn đến giảm giá trị tài sản bảo đảm, ngân hàng cần nâng cao công tác kiểm tra quản lý, thường xuyên định giá lại tài sản bảo đảm. Đây cũng là một trong những khâu vô cùng quan trọng ảnh hướng đến chất lượng bảo đảm tiền vay. Với mỗi loại tài sản bảo đảm khác nhau, ngân hàng cần đưa ra chính sách kiểm tra, quản lý khác nhau. Đối với những tài sản cầm cố như sổ tiết kiệm, kỳ phiếu trái phiếu thì vịêc quản lý, bảo quản khá đơn giản, nhưng đối với những tài sản thế chấp như máy móc, thiết bị, bất động sản thì để quản lý tốt không phải là điều dễ dàng. Đối với tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, không chỉ nắm giữ các giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng, quyền sở hữu cùng các giấy tờ liên quan mà ngân hàng còn phải giám sát quá trình sử dụng, tránh trường hợp khách hàng dùng chính tài sản bảo đảm đó vay nhiều tổ chức tín dụng khác nhau hoặc cố tình làm hư hại, bán tài sản bảo đảm cho người khác…Đối với tài sản bảo đảm như máy móc, trang thiết bị, dây chuỳên sản xuất, NH cần định kỳ đánh giá lại tài sản, thường xuyên kiểm tra giám sát cùng với xem xét những biến động về diễn biến giá cả trên thị trường…

3 1 8 Nâng cao chất lƣợng công tác xử lý TSĐB

Khi cho vay thì không một ngân hàng nào muốn khoản vay gặp rủi ro, không ai mong đợi khách hàng không thể trả được nợ để phải xử lý khoản vay và thu hồi nhờ vào việc bán tài sản. Tuy vậy, rủi ro vỡ nợ đối với ngân hàng vẫn có thể xảy ra cho dù cả khách hàng và ngân hàng đều không mong muốn. Khi đơn vị vay không còn khả năng trả nợ thì phương cách cuối cùng là

37 xử lý tài sản bảo đảm.

TSĐB tiền vay được xử lý theo phương thức thoả thuận trong hợp đồng tín dụng hoặc hợp đồng bảo đảm. Việc xử lý tài sản bảo đảm thực sự là rất khó khăn, hiện tại những quy định hướng dẫn xử lý tài sản bảo đảm vẫn chưa rõ ràng, cụ thể và chi tiết. Trong trường hợp các bên không xử lý được TSĐB theo phương thức đã thoả thuận thì ngân hàng có quyền chủ động áp dụng các phương thức xử lý TSĐB theo quy định của pháp luật.

Có nhiều hình thức để xử lý tài sản bảo đảm: theo thoả thuận trong hợp đồng (nếu có); nếu không thì ngân hàng có quyền bán, chuyển nhượng tài sản cầm cố để thu nợ; ngân hàng có quyền nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm; ngân hàng có thể uỷ quyền việc bán đấu giá tài sản cho Trung tâm bán đấu giá tài sản hoặc doanh nghiệp bán đấu gía tài sản theo quy định của pháp luật về bán đấu gía tài sản.

Việc phát mại tài sản thường là biện pháp mà cả ngân hàng và khách hàng đều không mong muốn dùng vì tài sản thường thu được giá trị thấp, do đó khi phát mại tài sản, đòi hỏi cán bộ ngân hàng không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn phải hiểu biết thị trường và nhiều lĩnh vực khác. Vì vậy, NH nên có kế hoạch đào tạo cán bộ đồng thời khuyến khích cá nhân tự nâng cao trình độ của mình. Để tránh rủi ro do việc phát mại không thu được giá trị lớn NH có thể xử lý TS bằng cách cho thuê trực tiếp tài sản và đứng ra thu tiền, hoặc dùng tài sản đó góp vốn liên doanh, liên hệ với các ngân hàng khác để tập trung các tài sản không phát mại được hình thành nên một công ty thu mua, hoặc dùng nhiều hình thức khác thay thế. Nếu ngân hàng xử lý không tốt, lợi ích của các bên mâu thuẫn với nhau thì rất dễ gây ra tranh chấp, trong trường hợp các bên không giải quyết được phải nhờ đến sự can thiệp của toà án, chi phí cao, ngân hàng dễ bị tổn thất, khoản nợ có thể không được thu hồi đầy đủ và mất nhiều thời gian. NH , trong mỗi tình huống cần linh hoạt để lựa chọn phương án xử lý tốt nhất nhằm tối thiểu hoá chi phí.

Vì vậy để nâng cao chất lượng xử lý TSĐB NH cần thực hiện:

- Trong công tác phát mại TSĐB cần quy định rõ cách thức áp dụng đối với từng đối tượng khách hàng và TSĐB. Nếu khách hàng có thiện chí trong việc khắc phục trả nợ, họ đã tận thu mà vẫn không trả được nợ thì NH nên tạo điều kiện để họ tự phát mại tài sản, thu hồi đúng và đủ giá trị của tài sản từ đó thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho NH . Biện pháp này vừa tiết kiệm thời gian và chi phí cho NH , vừa phát huy được năng lực tự giải quyết của người vay. Trường hợp TSĐB là dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị không đồng bộ NH cần tham khảo ý kiến chuyên môn từ đó chọn giải pháp bán trọn bộ hay xé lẻ cho bảo đảm có lợi nhất.

38

- Nhằm khắc phục hạn chế về thời gian xử lý TSĐB, NH có thể thành lập một bộ phận chuyên về xử lý NQH cũng như xử lý TSĐB để trong trường hợp cần thiết bộ phận này có thể áp dụng các biện pháp vừa mang tính thuyết phục vừa mang tính cưỡng chế để thu hồi nhanh chóng các khoản NQH, tiết kiệm được thời gian cũng như chi phí. NH cần có cơ chế quản lý chi phí thích hợp, phải quán triệt tinh thần tiết kiệm, cắt giảm chi phí không hợp lý hợp lệ trong công tác xử lý TSĐB.

3 1 9 Nâng cao trình độ cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định để đáp ứng nhu cầu của công việc công việc

Yếu tố con người là một yếu tố cực kỳ quan trọng trong bất kì một lĩnh vực kinh tế nào, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng. Chính vì vậy một ngân hàng nên có đội ngũ cán bộ tín dụng chuyên môn giỏi, có kiến thức và am hiểu pháp luật, có kinh nghiệm thì sẽ có khả năng phân tích đánh giá về TSĐB chính xác hơn. Ngoài ra, đạo đức nghề nghiệp cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng công tác bảo đảm tiền vay. Ngoài ra phải giúp cán bộ có nhận thức rõ ràng trong việc cấp tín dụng trên cơ sở kế hoạch kinh doanh khả thi chứ không phải là tài sản đảm bảo.

Vì vậy, NH X cần có chính sách đào tạo nguồn nhân lực phù hợp nhằm xây dựng một đội ngũ cán bộ thành thạo về chuyên môn, có kiến thức tổng hợp, sâu rộng, có khả năng phân tích và dự đoán xu hướng thay đổi của môi trường kinh tế, đáp ứng được yêu cầu của công việc cụ thể như sau: Đào tạo tại chỗ nhằm nâng cao trình độ và nhận thức cho cán bộ công nhân viên để đổi mới phong cách làm việc, năng động hơn và hiệu quả hơn. Đồng thời nâng cao chất lượng tuyển dụng đầu vào cho ngân hàng. Ngân hàng cũng nên cử cán bộ đi học các lớp huấn luyện nâng cao nghiệp vụ. Thường xuyên tổ chức các buổi toạ đàm, khuyến khích các bài tham luận về vướng mắc khó khăn hay kinh nghiệm quý báu, thiết thực trong việc thực hiện quy chế cho vay trong tuân thủ các quy định về bảo đảm tiền vay tại ngân hàng. Trang bị đầy đủ cơ sở vật chất để tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định mở rộng kiến thức tổng hợp về kinh tế- chính trị – xã hội như: cung cấp đầy đủ sách báo, tạp chí, nối mạng internet. Mặt khác cần bố trí cán bộ hợp lý, đúng người đúng việc, để cán bộ công nhân viên của ngân hàng có thể phát huy được năng lực của mình nhằm đạt hiệu quả kinh doanh, bảo toàn vốn cho ngân hàng. Ngoài ra cần thường xuyên tổ chức các buổi họp, rút kinh nghiệm trong việc thực hiện quy chế cho vay, trong việc tuân thủ các quy định về bảo đảm tiền vay tại NH . Từ đó lãnh đạo cập nhật được các

39

tâm tư nguyện vọng của nhân viên, tập hợp được những ý kiến đề xuất, đưa ra những giải pháp kịp thời nhằm nâng cao chất lượng tín dụng và chất lượng bảo đảm tiền vay.

3.1.10. Hoàn thiện và nâng cấp hệ thống thông tin trong ngân hàng

Áp dụng công nghệ hiện đại là xu hướng tất yếu trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Hiện nay việc cập nhật thông tin của ngân hàng còn rất hạn chế, dẫn đến chất lượng thẩm định chưa cao. Do đó trong thời gian tới ngân hàng cần tăng cường các biện pháp để thiết lập được hệ thống thông tin đa chiều, cập nhật phục vụ cho công tác thẩm định, đánh giá khách hàng và tài sản đảm bảo, xử lý kịp thời các khoản vay có vấn đề.

Áp dụng các công nghệ hiện đại vào việc tập hợp lưu giữ các thông tin thị trường, giá cả, làm dữ liệu cho các lần phân tích so sánh để định giá, thu thập các thông tin liên quan qua các kênh thông tin như internet, thư điện tử.

Áp dụng thông tin vào việc theo dõi và quản lý hồ sơ TSĐB, kết nối hệ thống giữa bộ phận thẩm định, tín dụng và kho quỹ, xây dựng cơ chế cung cấp thông tin, kiểm soát và quy trình nhập xuất tài sản trên hệ thống máy tính để đảm bảo việc theo dõi sát sao tài sản,

Từng bước nghiên cứu xây dựng chương trình, quy trình định giá TSĐB trên hệ thống máy tính. Sau đó, dựa vào quy trình thống nhất này các cán bộ tín dụng sẽ áp dụng để định giá TSĐB chính xác hơn.

3.2. Nhóm biện pháp hỗ trợ

3.2.1. Thuê chuyên gia pháp luật làm tƣ vấn trong hoạt động cho vay cũng nhƣ hoạt động xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ: động xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ:

Các cán bộ tín dụng tại Ngân hàng được trang bị chưa nhiều về kiến thức pháp luật có liên quan đến các lĩnh vực kinh tế mà nếu có thì cũng không thể hiểu biết sâu sắc với nó. Chính vì vậy cần có chuyên gia tư vấn pháp luật trong cơ cấu tổ chức và hoạt động của Ngân hàng. Các chuyên gia này sẽ xác định sự hợp pháp của các tài liệu trong hồ sơ vay vốn, ngăn chặn tình trạng sử dụng giấy tờ giả để vay vốn Ngân hàng. Trong quá trình đàm phán, thương lượng hợp đồng vay vốn, thế chấp, cầm cố, Ngân hàng cần có những chuyên gia hiểu biết về pháp luật tham gia góp ý kiến về từng điều khoản cụ thể của hợp đồng để nội dung của nó phù hợp với những qui định của pháp luật, đảm bảo quyền lợi cho Ngân hàng. Khi tiến hành các biện pháp xử lý nợ khó đòi có liên quan đên các cơ quan pháp luật thì những chuyên gia này là người trực tiếp tham gia làm việc với cơ quan đó và bảo vệ lợi ích hợp pháp cho Ngân hàng.

40

3.2.2. Tăng cƣờng công tác hỗ trợ khách hàng sau cho vay

Không chỉ thẩm định khách hàng, cho vay và thu hồi nợ, và bán tài sản bảo đảm nếu khách hàng không trả đựơc nợ mà một ngân hàng muốn phát triển cần quan tâm tới khách hàng, quan tâm tới tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng và đưa ra những lời khuyên cụ thể giúp khách hàng kinh doanh có hiệu quả và có khả năng trả được nợ cho ngân hàng. Hiện nay NH X chưa chú trọng đến công tác hỗ trợ khách hàng sau khi vay vốn. Để làm được điều này ngân hàng cần có đội ngũ cán bộ am hiểu về hoạt động kinh doanh của khách hàng, am hiểu về thị trường của sản phẩm. Ngân hàng cần thường xuyên cử người xuống xem xét tình hình hoạt động của khách hàng để có những lời khuyên kịp thời, đồng thời tư vấn cho khách hàng những ngành nghề đang được ngân hàng ưu tiên cho vay, tư vấn về chủ trương chính sách sao cho thuận lợi cho khách hàng và đạt hiệu quả cao. Nếu làm được điều đó ngân hàng sẽ tạo được sự tín nhiệm và giữ được khách hàng lâu dài.

3.2.3. Tăng cƣờng mối quan hệ hợp tác lâu dài và bền vững với các cơ quan chức năng

Có thể nói việc thiết lập mối quan hệ với các cơ quan chức năng có một ý nghĩa rất lớn, đối với mỗi ngân hàng, đặc biệt là trong việc thực hiện bảo đảm tiền vay. Việc củng cố, tạo lập mối quan hệ bền chặt với các cơ quan hữu quan và các cơ quan chức năng sẽ giúp ngân hàng nắm bắt kịp thời những thông tin phục vụ cho công tác thẩm định, đảm bảo hoạt động kinh doanh đúng định hướng và phù hợp với xu thế, đồng thời tránh được sự gây khó dễ hay cản trở làm chậm trễ quá trình xử lý tài sản, thu hồi nợ của ngân hàng.

Một phần của tài liệu đảm bảo tín dụng tại ngân hàng thương mại (Trang 40 - 44)