Các giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH thực trạng và dự báo xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh tiền giang giai đoạn 2011 2020 (Trang 121 - 123)

Chương 5 : KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

5.2 Khuyến nghị đề xuất các giải pháp, chính sách nhằm thực hiện thành công chuyển

5.2.2 Các giải pháp cụ thể

Các giải pháp cụ thể cần được tập trung nhằm đạt được kết quả dự báo ở

chương 4, đó là:

(i) Các giải pháp đột phá

- Các chương trình, kế hoạch về định hướng chuyển dịch CCKT trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011-2020 cần có giải pháp đi liền với việc nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Mỗi ngành (công nghiệp, dịch vụ và nơng nghiệp) đều có chương

trình chuyển CCKT riêng, trong đó xác định các ngành then chốt để tập trung đầu tư, hỗ trợ lãi suất vay. Đối với ngành công nghiệp, cần tập trung hình thành các

ngành cơng nghiệp chế tác sản xuất hàng may mặc, điện tử, linh kiện vận tải, lắp

ráp xe máy ô tô, hàng thủ công mỹ nghệ cao cấp, chế biến thủy sản, sản xuất hóa chất, ngành cơng nghiệp đóng tàu; sản xuất vật liệu xây dựng, hàng trang trí nội

ngoại thất, cơng nghiệp vi sinh, vật liêu xây dựng, cơ khí chính xác, cơng nghiệp cơ khí. Đối với ngành dịch vụ, tập trung phát triển theo chiều sâu vào các loại hình

dịch vụ logistic, tài chính, ngân hàng, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, giáo dục và đào tạo nghề. Đối với ngành nông nghiệp, cần tập trung phát triển nông nghiệp

theo hướng tồn diện và có thế mạnh như: lúa-gạo cao sản, xồi cát Hịa Lộc, vú sữa lò rèn Vĩnh Kim, thanh long Chợ Gạo, sơ ri Gị Cơng, cam mật Cái Bè, bưởi da xanh, khóm..., xây dựng các mơ hình nơng nghiệp cơng nghệ cao, đi đầu và lôi kéo cả vùng ĐBSCL cùng phát triển; chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ mới trong sản xuất kinh doanh, nhất là đối với các ngành cơng nghiệp trọng điểm: (i) Đóng mới tàu thuyền; sản

phẩm cơ khí chế tạo, các sản phẩm công nghiệp điện tử; (ii) Công nghiệp chế biến; (iii) Dệt, may, phụ liệu may; (iv) Sản xuất nước giải khát; (v) Khai thác chế biến

khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng; (vi) Sản xuất điện; (vii) Công nghệ thông

tin. Tăng tỷ lệ chi ngân sách cho khoa học công nghệ.

- Tập trung đầu tư khai thác thế mạnh của đô thị Mỹ Tho, Cai Lậy; khu kinh tế - đô thị Gị Cơng, Khu cơng nghiệp Tân Phước hơn nữa cho thật sự đúng tầm của những địa bàn này.

(ii) Các giải pháp khác

(1) Xây dựng chương trình hành động về xúc tiến, tăng cường thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh. Thực hiện việc hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng sản phẩm công nghiệp chủ lực nhằm gia tăng xuất khẩu. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư, đổi mới thiết bị hiện đại để có sản phẩm chất lượng cao, giá thành hạ, nâng cao

khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngồi thơng qua chương trình kích cầu của tỉnh. Khuyến khích doanh nghiệp đẩy mạnh hợp tác, liên doanh với nước ngoài và mạnh dạn đầu tư ra nước ngoài. Tiến hành thành lập Quỹ đầu tư mạo hiểm cho khu công nghệ cao, xác định rõ tiêu chí các ngành, nghề, lĩnh vực cơng nghệ cao để định hướng thu hút đầu tư vào lĩnh vực này.

(2) Xây dựng lộ trình thống nhất trong đào tạo nguồn nhân lực, điều chỉnh

quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của Tỉnh, quy hoạch phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, quy hoạch đô thị, quy hoạch các ngành kinh tế và sản phẩm chủ lực của tỉnh. Tập trung giải quyết vấn đề đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao cho phát triển công nghiệp. Đầu tư nâng cấp và chun mơn hóa cao các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh; mở rộng hình thức đào tạo tại chỗ, đào tạo theo địa chỉ, gắn kết đào tạo với sử dụng lao động. Các giải pháp cụ thể bao gồm: (a) Xây dựng hệ thống đổi mới công nghệ của tỉnh với hệ thống trường đại học, các viện

nghiên cứu, các phịng thí nghiệm đổi mới và cải tiến cơng nghệ, trước hết phục vụ phát triển các ngành ưu tiên phát triển đã được chọn, có điều kiện thuận lợi triển

khai và áp dụng các kết quả nghiên cứu, thương mại hóa các kết quả nghiên cứu; (b) Khuyến khích các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, nhất là doanh nghiệp quy mô lớn, tăng chi phí cho nghiên cứu và phát triển; yêu cầu doanh nghiệp có vốn

cho đối tác và bạn hàng là doanh nghiệp Việt Nam; (c) Đổi mới chế độ tuyển dụng, sử dụng, đánh giá kết quả và thành tích lao động, bổ nhiệm cạnh tranh công khai

trong các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập; (d) Ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, nhất là cán bộ kỹ thuật,

công nghệ cho các ngành ưu tiên phát triển, gồm cả việc lựa chọn các học sinh ưu tú và gửi học tại các trường đại học công nghệ hàng đầu trên thế giới. Tiếp tục khuyến khích hơn nữa khu vực tư nhân, doanh nghiệp tham gia dạy nghề; chuyển các cơ sở dạy nghề công lập sang đơn vị cung cấp dịch vụ công, tự chủ, tự chịu trách nhiệm

và tự trang trải. Đổi mới giao chỉ tiêu dạy nghề của Nhà nước sang chỉ định thầu

hoặc đấu thầu (cung cấp dịch vụ công).

(3) Tăng chi ngân sách Nhà nước cho các hoạt động khuyến khích xuất khẩu, nghiên cứu tìm hiểu thị trường và xúc tiến đầu tư thương mại nhằm tranh thủ tiềm lực vốn, công nghệ kỹ thuật hiện đại để nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế,

đặc biệt ưu tiên các dự án có hàm lượng công nghệ cao; tăng cường phát triển công

nghiệp vừa và nhỏ với yêu cầu ứng dụng công nghệ mới, sản xuất sản phẩm đa

dạng để tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

(4) Phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là điện, nước, giao thông phục vụ cho nhu cầu phát triển các khu, cụm công nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt

nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.

(5) Tăng cường CNH - đơ thị hóa trên địa bàn tỉnh. Hướng tới một chuỗi đơ thị liên hồn từ Cai Lậy đến Gị Cơng đi liền với việc tạo ra một đội ngũ lao động

cơng nghiệp có trình độ và năng lực tiếp thu và hấp thụ một CCKT hiện đại.

(6) Tăng cường đổi mới các thủ tục hành chính theo hướng một cửa liên

thơng và giảm thiểu các thủ tục hành chính. Tạo môi trường thơng thống cho tất cả các chủ thể kinh tế trên địa bàn tỉnh cũng như người dân.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH thực trạng và dự báo xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh tiền giang giai đoạn 2011 2020 (Trang 121 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)