Kết nối giữa máy tính với vi điều khiển qua giao diện giám sát

Một phần của tài liệu Tổng quan vi điều khiển PIC16F87xA (Trang 84 - 85)

Việc kết nối giữa PC với vi điều khiển được thực hiện qua cổng COM theo chuẩn RS-232C, ở đây dữ liệu được truyền và nhận theo phương thức không đồng bộ. Định dạng khung truyền 1 byte dữ liệu gồm: 1 bit bắt đầu (start), 8 bit dữ liệu, 1 bit kết thúc (stop), với tốc độ baub là 9600, không kiểm tra chẳn lẻ và không bắt tay phần cứng.

Kết nối giữa PC và mạch điều khiển qua giao diện người dùng giúp ta biết được những giá trị như: Tốc độ đặt và tốc độ thật của động cơ, các thông số P, I, D, chiều quay, đáp ứng tốc độ và thời gian qua đồ thị từ đó có thể biết được tình trạng làm việc của hệ thống. Từ giao diện giám sát có thể nhập các thơng số điều khiển như tốc độ, Kp, Ki, Kd, có thể điều chỉnh tốc độ theo nhiều cấp tốc độ, điều chỉnh có cấp hoặc khơng có cấp.

5.9 Kết quả đạt được

5.9.1 Một số hình ảnh về hoạt động của hệ thống.

Ketnooi.com vì sự nghiệp giáo dục

+ Kết nối cáp truyền thông với mạch điều khiển. + Mở giao diện người dùng.

+ Cho phép kết nối với mạch điều khiển bằng cách nhấn nút “kết nối”.

+ Nhấn nút khởi động để động cơ quay, có thể đảo chiều quay trực tiếp bằng cách nhấn nút “đảo chiều” trên giao diện, khi muốn dừng động cơ ta chỉ việc nhấn nút “dừng”.

+ Có thể tăng, giảm tốc độ động cơ bằng cách kéo thanh trượt trên giao diện, làm như vậy ta có thể điều khiển được tốc độ khơng có cấp.

+ Khi chỉ việc nhấn nút “dừng” sau đó nhấn nút “ngừng kết nối”

Từ giao diện ta sẽ biết chiều quay, tốc độ đặt và tốc thật từ đó có thể biết được sai số tốc độ là bao nhiêu, biết được đáp ứng của hệ thống qua đồ thị.

Một phần của tài liệu Tổng quan vi điều khiển PIC16F87xA (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w