Kiến nghị chung

Một phần của tài liệu Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động chuyển tiền điện tử tại NHNo&PTNT Nam Hà Nội pptx (Trang 57 - 64)

c. Thời kỳ CTĐT

3.3. kiến nghị chung

3.3.1. Đối với Chính Phủ

Hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động thanh toán nói riêng chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các yếu tố khách quan như môi trường kinh tế vĩ mô,

sự ổn định chính trị xã hội, môi trường pháp lý…những yếu tố này đều thuộc sự

quản lý của Chính phủ. Chính vì vậy Chính phủ cần tạo một môi trường thuận

lợi tạo điều kiện cho hoạt động thanh toán của các ngân hàng phát triển kinh tế

xã hội của đất nước.

a. . Đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất đủ mạnh để phát triển và ứng dụng công nghệ

thông tin

Việc đầu tư cơ sở hạ tầng, trang bị kỹ thuật để hiện đại hoá công nghệ

ngân hàng không phải chỉ là vấn đề của riêng ngành ngân hàng mà của cả nước

ta, nằm trong chiến lược phát triển kinh tế của cả nước. Do vậy nhà nước cần chú ý đầu tư cho lĩnh vực này, nhanh chóng đưa nước ta theo kịp các nước trong

khu vực và trên thế giới về công nghệ ngân hàng

Riêng đối với lĩnh vực thanh toán điện tử Nhà nước cần có chính sách

khuyến khích các ngân hàng đầu tư phát triển và trang bị các máy móc thiết bị

phục vụ cho hệ thống thanh toán mà nếu chỉ có ngành ngân hàng không thì không thể đáp ứng nổi. Bởi vì như chúng ta đã biết, cũng như phần cứng cũng như phần mềm cho thanh toán điện tử là công nghệ hoàn toàn mới ở VN, máy

móc thiết bị đều là những loại máy hiện đại mà VN chưa thể sản suất được thậm

chí ngay cả những linh kiện thay thế cũng chưa có ở VN. Việc giao nhận sửa

chữa thiết bị hiện nay chưa được tạo điều kiện thực hiện nhanh chóng buộc các

ngân hàng phỉa tăng chi phí mua sắm thiết bị và dự phòng rất tốn kém. Do đó, Nhà nước nên xem xét giảm thuế nhập khẩu cho những máy móc phục vụ công

nghệ thanh toán điện tử ở VN hay chí ít cũng tạo điều kiện rõ ràng cho các hoạt động nhập khẩu này.

b. Có những quy định thông thoáng tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người dân mở tài khoản

và thanh toán qua ngân hàng

Công tác thanh toán nói chung và công tác CTĐT nói riêng muốn phát

triển và hoàn thiện thì các khách hàng tham gia vào thanh toán bắt buộc phải

mởtài khoản tại ngân hàng. Hơn nữa, CTĐT là một phương thức thanh toán

không dùng tiền mặt do đó phát triển và mở rộng nó cuãng sẽ đem lại những lợi

ích to lớn như đối với thanh toán không dùng tiền mặt. Thanh toán qua ngân

hàng chịu ảnh hưởng rất lớn bởi tâm lý thói quen của người dân. ở các nước

phát triển người dân sử dụng các sản phẩm dịch vụ thông qua ngân hàng là chủ

yếu nhưng ở VN thanh toán qua ngân hàng vẫn có một cái gì đó rất xa lạ. Hiện

nay, thanh toán bằng tiền mặt của VN chiếm trên khoảng 23% tổng phương tiện

thanh toán. Tỷ lện thanh toán bằng tiền mặt ở mức cao như vậy không những

gây nên sự tốn kém lãng phí cho xã hội mà còn tạo điều kiện cho các hoạt động

buôn lậu, trốn thuế và tham nhũng phát triển. Vì vậy Chính phủ nên đưa ra các

biện pháp tác động làm thay đổi thói quen dùng tiền mặt trong thanh toán của người dân nhằm mở rộng hơn nữa thanh toán không dùng tiền mặt, ban đầu người dân chưa tự thay đổi thói quen của mình thì Chính phủ có thể sử dụng các

biện pháp: khống chế số tiền thanh toán với số tiền lớn hơn thì phải qua các tổ

chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Song song với việc làm trên Nhà nước phải

nghiên cứu ban hàng các quy định về việc chông tẩy rửa tiền của bọn làm ăn bất

chính qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Để phát triển TTKDTM thì

điều kiện tiên quyết là các khách hàng phải mở tài khoản tiền gửi thanh toán.

Chính vì thế, mà các quy định thông thoáng của Chính phủ sẽ tạo điều kiện cho người dân mở tài khoản và thanh toán qua ngân hàng

c. Tạo môi trường kinh tế chính trị ổn định

Sự ổn định chính trị ảnh hưởng rất lớn lới ổn định và phát triển kinh tế từ đó ảnh hưởng tới sản xuất lưu thông hàng hoá và ảnh hưởng tới nhu cầu thanh

toán chu chuyển vốn trong nền kinh tế. Nếu chính trị xã hội ổn định đảm bảo

tính an toàn cho hoạt động thanh toán giúp mở rộng và phát triển thanh toán qua

ngân hàng. Bên cạnh đó sự ổn định chính trị tạo niềm tin vững chắc của dân

động nâng cao hiệu quả kinh doanh. Để tạo môi trưòng thuận lợi cho hoạt động

thanh toán của các ngân hàng phát triển thì Chính phủ cần có những biện pháp

duy trì trật tự an tàon xã hội, giữ vững kỷ cương đảm bảo an ninh quốc phòng vững chắc

c. Ban hành các văn bản pháp lý

Thanh toán là một hành vi kinh tế có ảnh hưởng và tác động lớn tới nhiều

chủ thể trong nền kinh tế do đó nó phải được điều chỉnh bởi pháp luật của Nhà

nước. Pháp luật của Nhà nước càng cụ thể bao nhiêu càng tạo điều kiện cho hoạt động thanh toán trong nền kinh tế nói chung và thanh toán của ngân hàng nói riêng phát triển bấy nhiêu. Để sớm đưa TMĐT vào thực tiễn đời sống kinh tế

của VN, Chính phủ cần sớm ban hành luật điều chỉnh chứng từ điện tử và chữ kí điên tử nhằm tạo hành lang pháp lý an toàn cho hoạt động thanh toán chung của

nền kinh tế, bởi TMĐT chỉ có thể phát triển khi thanh toán điện tử được đảm

bảo an toàn.

Ngày 21/03/2002 thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định 44/2002/QĐ - TTG cho phép các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được sử dụng chứng từ điện tử làm chứng từ để hạch toán và thanh toán vốn. Đây là quyết định quan

trọng công nhận về mặt pháp lý đối với chứng từ điện tử trong hoạt động hạch

toán kế toán và thanh toán, là cơ sở cho thừng bước mở rộng các dịch vụ ngân

hàng hiện đại phục vụ cho phát triển TMĐT của VN trong tương lai. Tuy nhiên,

chứng từ điện tử và chữ ký điện tử theo quyết định 44mới chỉ áp dụng hạn chế đối với các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh, các tổchức, doanh nghiệp và cá

nhân chưa được trực tiếp sử dụng chứng từ điện tử để thanh toán mà phải thông

qua các tổ chức được phép cung ứng dịch vụ thanh toán với đối tác. Về lâu dài

khi TMĐT phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại như Internet banking, Home banking được sử dụng rộng rãi, cho phép cac tổ chức, cá nhân sử dụng

chứng từ điện tử và chữ ký điện tử để giao dịch trực tiếp với ngân hàng thì phải

có luật điều chỉnh chứng từ điện tử và chữ ký điện tử áp dụng rộng rãi cho mọi đối tượng xã hội. Luật phải quy định rõ các tội danh và hình phạt khi vi phạm các điều cấm như gian dối, lừa đảo, giả mạo chứng từ điện tử và chữ ký điện

tử… có như vậy người sử dụng chứng từ điện tử và chữ ký điện tử kể cả ngân

Quyết định số 44/TTG của Thủ tướng chính phủ mới chỉ là một văn bản dưới luật nên tính pháp lý chưa cao hơn nữa phạm vi áp dụng lại bị hạn chế ở

các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, do vậy mặc dù quyết đinh này giải

quyết được một nhiện vụ quan trọng là công nhận về mặt pháp lý cho hoạt động

thanh toán của nền kinh tế nói chung. Hơn nữa, hiện nay hầu hết các nghiệp vụ ngân hàng đã được tin học hoá, việc hạch toán kế toán theo phương pháp thủ công đã không còn tồn tại, việc sử dụng chứng từ điện tử và chữ ký điện tử trong

các hoạt động ngân hnàg là điều cần thiết do vậy nếu không pjáp lý hoá những

nghiệp vụ đã được ứng dụng tin học thì không thể đảm bảo cho sự hoạt động an

tpàn của ngân hàng

Chính vì lý do trên Chính phủ cần sớm xây dựng và ban hành một bộ luật

hoàn chỉnh về chứng từ điện tử và chữ ký điện tử nhằm tạo hành lang pháp lý vững chắc cho hoạt động kế toán và thanh toán trong nền kinh tế nói chung và trong hoạt động ngân hàng nói riêng, từ đó làm cơ sở cho việc phát triển TMĐT ở nước ta

3.3.2. Đối với NHNN

NHNN thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ tín dụng và thanh

toán, là nơi đề ra các chính sách chế độ đối với hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động thanh toán nói riêng.

a. Hoàn thiện các văn bản pháp quy về thanh toán điện tử

Để theo kịp với tốc độ phát triển của công nghệ thông tin và tình hình ứng

dụng công nghệ thông tin hiện đại trong hoạt động đổi mới ngân hàng.Chính phủ cần dành một nguồn vốn thích đáng để đầu tư vào hiện đại hoá hệ thống

công nghệ thông tin.Ngoài ra việc hoàn thiện môi trường pháp lý là nền tảng cho

việc hiện đại hoá và phát triển dịch vụ thanh toán diện tử NHNN hiện nay là cơ quanban hành các văn bản , chính sách, quy định cần nghiên cứu, tham khảo các

nghiệp vụ, sản phẩm ngân hàng hiện đại như ATM, e-banking…Thực tế là các dịch vụ này đang được cung ứng cho khách hàng nhưng các văn bản quy định này đều đang bất cập. Vì vậy, để tạo điều kiện cho việc thanh toán liên hàng một cách nhanh chóng, chính xác, NHNNVN nên quy định một cách cụ thể về mẫu

biểu của các CTĐT áp dụng cho tất cả hệ thống ngân hàng

b. Đưa ra các văn bản quy chế hướng dẫn hàon thiện thêm về thanh toán điện tử liên ngân hàng

Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng là hệ thống trực tuyến online được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế do WB tài trợ cũng đã đi vào hoạt động

từ 02/02/2002. Hệ thống bao gồm các trung tâm xử lý trung ương và 6 trung tâm

xử lý tỉnh đặt tại sở giao dịch NHNN, NHNN TP Hải Phòng, NHNN thành phố

HN, NHNN thành phố Đà Nẵng, NHNN thành phố HCM, NHNN tỉnh Cần Thơ.

Hệ thống mới gồm 3 cấu phần: Luồng thanh toán giá trị cao, luồng thanh toán

giá trị thấp, xử lý quyết toán. Trong thiết kế kỹ thuật của hệ thống đã đáp ứng được giải pháp mở cho phép xử lý tình trạng thiếu vốn trong thanh toán bằng cơ

chế thấu chi, cho vay qua đêm theo lãi suất quy định của NHNN …. Với những ưu việt trên hệ thống thanh toán điện tử liên hàng đã khẳng định được vai trò then chốt về cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin của NHNN trong lĩnh

vực thanh toán của VN. Chính vì thế để phát triển hệ thống thanh toán của các

ngân hàng VN, khai thác tối đa khả năng của hệ thống thanh toán này đồng thời

mở rộng phạm vi thanh toán ra ngoài hệ thống của các NHTM, NHNN cần xem

xét nạp thêm thành viên được tham gia hệ thống này. Để đảm bảo hệ thống an toàn, hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra do sự thiếu đồng bộ, NHNN cần sớm ban hành các văn bản quy chế hướng dẫn thực hiện chương trình thanh toán điện

tử liên hàng một cách thông nhất, đảm bảo quy trình chương trình thanh toán của toàn hệ thống ngân hàng không bị ách tắc, chậm chễ như hiện nay. Bên cạnh đó NHNN cũng cần có những chính sách khuyến khích các NHTM sớm tham

gia vào hệ thống như tiến hành hỗ trợ về vốn, trang bi máy móc thiết bị…để mở

rộng phạm vi hoạt động của hệ thống thanh toán điện tử liên hàng tới toàn hệ

thống ngân hàng VN

Trên đây là những kiến nghị chung đối với chính phủ, với NHNN nhằm

tạo cơ sở tiền đề cho việc nâng cao chất lượng, mở rộng và phát triển Hoạt động CTĐT ở NHNo Nam HN. Tuy nhiên đay mới là điều kiện cần chứ chưa đủ .

Ngân hàng cần có những biện pháp đã nêu trên nữa thì công tác thanh toán nói

chung và CTĐT nói riêng mới nâng cao được chất lượng, phục vụ tốt nhất cho

Kết luận

Từ kinh nghiệm của các quốc gia công nghiệp đã di trước một bước trong

lĩnh vực thanh toán cho thấy việc sử dụng dịch vụ ngân hàng đã ngày càng trở

nên phổ biến và trở thành tập quán được các tầng lớp dân cư, tổ chức kinh tế

chấp nhận từ nhiều năm nay bởi những tiện ích của dịch vụ nhất là các dịch vụ

do ngân hàng cung cấp. Chính vì vậy nâng cao chất lượng thanh toán nói chung

và hiệu quả hạot động CTĐT nói riêng là việc làm rất cần thiết vì nó đem lại

hiệu quả kinh tế vô cùng to lớn cho mỗi chủ thể sử dụng cũng như mang lại lợi

ích cho toàn bộ nền kinh tế.

Với những kiến thức được tiếp nhận trong nhà trường, qua thời gian thực

tập tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam HN, bằng phương

pháp nghiên cứu tư duy biện chứng, phân tích, so sánh, luận giải, khoá luận tốt

nghiệp tốt nghiệp: “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động chuển tiền điện tử tại

ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam HN” đã giải quyết các nội

dung sau:

- Hệ thống những vấn đề về thanh toán, hoạt động chuyển tiền điện tử qua hệ

thống ngân hàng làm cơ sở cho việc phân tích, luận giải các vấn đề thực tế và đề

xuất giải pháp

- Phân tích đánh giá thực trạng thanh toán và hoạt động chuyển tiền điện tử

thời gian qua, trên cơ sở đó rút ra những kết quả đạt được, những tồn tại và nguyên nhân.

- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả

hoạt động CTĐT tại NHNo&PTNT Nam HN

Trong quá trình làm đề tài này, với mong muốn có thêm những kiến thức

về các dịch vụ thanh toán, đặc biệt là CTĐT, em đã cố gắng thu thập tài liệu từ

nhiều sách tạp chí, tìm hiểu và phát triển một cách cụ thể, rõ ràng các vấn đề liên quan, học hỏi ý kiến của thầy cô và bạn bè. Tuy nhiên đã có nhiều cố gắng thực

hiện nhưng kiến thức còn có hạn, thời gian thực tế còn quá ít nên khoá luận chắc

chắn còn những khiếm khuyết. Em rất mong được sự thông cảm và góp ý của

các thầy cô giáo, các cô chú trong NHNo&PTNT Nam HN để chuyên đề tốt

Em xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn và các thầy

cô giáo Học Viện Ngân Hàng, NHNo&PTNT Nam HN đã nhiệt tình giúp em trong quá trình học tập.

Tài liệu tham khảo

1. Giáo trình kế toán ngân hàng chủ biên Vũ Thiện Thập - NXB Thống Kê 2. Báo cáo kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT Nam HN

3. Tạp chí thị trường tài chính tín dụng năm 2003,2004 4. Báo cáo thường niên của NHNo&PTNT năm 2003, 2004

Một phần của tài liệu Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động chuyển tiền điện tử tại NHNo&PTNT Nam Hà Nội pptx (Trang 57 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)