Dựa trên kết quả phân tích cấu trúc TTV Việt Nam và xem xét tác động của các chính sách lên TTV có thể nhận thấy nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự chênh lệch lớn giữa giá vàng trong nước và thế giới chính là tình trạng mất cân bằng cung – cầu một cách nghiêm trọng. Nguyên nhân của tình trạng này xuất phát từ một số lý do cơ bản:
Trước tiên là do cấu trúc TTV, cụ thể là trong TTV miếng có dấu hiệu tồn tại thế lực độc quyền: Việc SJC chiếm đến 90% thị phần vàng miếng cả nước tạo nên sức mạnh và quyền lực thị trường cho doanh nghiệp này. Thêm vào đó kế hoạch chọn SJC làm thương hiệu vàng miếng quốc gia cũng dần đưa TTV miếng của Việt Nam sang hình thái độc quyền Nhà nước. Với vị thế độc
quyền của mình, nếu cơ chế và biện pháp can thiệp của Nhà nước không phù hợp, SJC có thể quyết định lượng vàng miếng và giá vàng miếng bán ra trên thị trường vào từng thời điểm khác nhau nhằm gia tăng lợi ích cho doanh nghiệp mình và đi kèm đó là tổn thất cho người mua và cho xã hội mà biểu hiện rõ ràng nhất là làm căng thẳng thêm quan hệ cung cầu, dẫn đến chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới thường xuyên vượt mức kỳ vọng của NHNN.
Ngồi ra, sự thiếu vắng của các cơng cụ phái sinh trên thị trường vàng cũng như hoạt động của các sàn vàng chưa thực sự phát huy tác dụng trong việc tạo nên một kênh đầu tư mới cũng như góp phần liên thơng TTV trong nước và thế giới, do đó càng làm tăng áp lực lên thị trường vàng vật chất.
Bên cạnh cấu trúc thị trường, chính sách của nhà nước tác động lên TTV trong thời gian qua cịn
nhiều bất cập. Chính những bất cậy này đã làm cho các chính sách hoặc khơng thể duy trì tác
động của mình đến TTV, hoặc làm gia tăng thêm tình trạng căng thẳng cung cầu trên thị trường.
Có thể kể đến ba bất cập điển hình sau:
(i) Cơ chế xuất – nhập khẩu vàng: Nhập khẩu “nhỏ giọt” theo hạn ngạch mà NHNN cho phép; trong khi đó có thể xuất khẩu không hạn chế. Cơ chế này làm cho sự mất cân bằng cung – cầu trên thị trường vàng ngày càng trở nên trầm trọng. Thêm vào đó, việc xem xét, cấp hạn ngạch cho các đơn vị nhập khẩu vàng cần có thời gian và phải mất thêm một khoảng thời gian nữa để nhập vàng bổ sung nguồn cung trong nước làm căng thẳng thêm tình trạng thiếu cung. Không những thế, với cơ chế xuất – nhập khẩu kể trên, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được phép xuất, nhập khẩu vàng tận dụng cơ hội để “gom” vàng
trong nước xuất khẩu khi giá vàng thế giới xuống thấp hơn giá vàng trong nước làm cho chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới không thể thu hẹp.
(ii) Dùng mệnh lệnh hành chính buộc các đơn vị kinh doanh vàng tăng cung ra thị trường (yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh vàng bán vàng “bình ổn”) nhưng lại khơng có chính sách kèm theo để các đơn vị này duy trì và tạo thêm nguồn cung cho thị trường dẫn đến nguồn cung bị đứt quãng, không đáp ứng kịp thời cầu vàng trên thị trường. Nên nhìn chung các chính sách nhà nước ban hành để tác động lên TTV thời gian qua chỉ có tác dụng tại thời
điểm ban hành và sau đó thì chết yểu.
(iii)Các chính sách tác động lên TTV thay đổi chóng vánh gây ra tâm lý bất an cho cả người dân lẫn các đơn vị kinh doanh vàng, tác động tiêu cực lên cả phía cung và phía cầu vàng trên thị trường: Cấm kinh doanh vàng miếng, sau đó lại tiếp tục cho phép kinh doanh vàng miếng; cấm kinh doanh vàng trên tài khoản và khơng lâu sau đó lại cho phép các NHTM mở tài khoản vàng ở nước ngoài để giảm thiểu rủi ro tỷ giá… Ngay cả việc chọn SJC làm thương hiệu vàng miếng quốc gia nhưng lại khơng có lộ trình cụ thể cũng như hướng giải quyết nhất quán cho các thương hiệu cịn lại đã và đang tác động khơng nhỏ đến các
thương hiệu vàng miếng phi SJC và cả những người đang nắm giữ vàng miếng phi SJC. Nhân tố thứ ba tác động đến tình trạng mất cân bằng cung cầu trên TTV thời gian qua chính là sự
tồn tại của các nhóm lợi ích chi phối đến các chính sách liên quan đến TTV. Trong một thời gian
dài, ai cũng nhận thấy nguyên nhân chính của sự chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới là do tình trạng mất cân bằng cung cầu, nhưng dường như chính sách nhà nước tác động trong khoảng thời gian này không những không làm suy giảm mà cịn trầm trọng thêm tình trạng trên. Việc các cơng ty kinh doanh vàng miếng “nhìn nhau” để niêm yết giá cũng như để xác định lượng cung ra thị trường đã tạo nên một nhóm lợi ích tác động không nhỏ đến TTV Việt Nam thời gian qua. Nhân tố thứ tư tác động đến sự chênh lệch giá trên TTV Việt Nam thời gian qua là tình trạng đầu
cơ trên TTV. Theo Tiến sỹ Nguyễn Minh Phong (Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế Xã hội Hà
Nội) có ba dấu hiệu giúp nhận biết có hay khơng có đầu cơ/ làm giá trên TTV: (i) Giá vàng biến thiên chóng mặt nhiều lần hơn và với mức vượt xa động thái chung của vàng thế giới; (ii) Chênh lệch giá vàng trong và ngoài nước vượt xa khoảng cách 15USD/lượng (chi phí trung gian); (iii) sự giãn cách lớn giữa giá niêm yết mua và bán của doanh nghiệp kinh doanh vàng.
Số liệu về giá vàng trong giai đoạn 2009 – 2011 cho thấy rõ TTV Việt Nam có đầy đủ ba dấu hiệu trên. Như vậy, có thể kết luận có tình trạng đầu cơ vàng trên TTV Việt Nam trong thời gian qua. Qua tìm hiểu, có thể nhận thấy hai trạng thái đầu cơ vàng phổ biến trên TTV Việt Nam:
(ii) Đầu cơ giá xuống: Vay vàng bán thu lợi, chờ giá vàng xuống sẽ mua vàng trả nợ
vay. Hoặc tung bán vàng để đẩy giá xuống sau đó mua lại nhằm thu lợi
Chính tình trạng đầu cơ vàng đã góp phần khơng nhỏ đẩy giá vàng trong nước biến động liên tục không theo bất cứ một quy luật nào.
Yếu tố tâm lý cũng là một trong những nhân tố không kém phần quan trọng góp phần làm gia tăng
cầu vàng trên thị trường. Như đã đề cập ở phần đầu luận văn, tích trữ vàng đã là một thói quen cố hữu của người Việt. Trong điều kiện bất ổn kinh tế như giai đoạn vừa qua các kênh đầu tư khác tiềm ẩn nhiều rủi ro và hiệu quả thấp trong khi vàng có xu hướng tăng giá trong một thời gian dài và chưa có bất cứ dấu hiệu nào cho thấy giá vàng sẽ giảm đã làm cho vàng trở thành kênh tiết
kiệm và đầu tư hấp dẫn. Với người dân Việt, tâm lý bầy đàn trên TTV vẫn đang tiếp diễn. Dễ
dàng nhận thấy tình trạng người dân đổ xô đi mua vàng khi giá cao và lại rồng rắn đi bán vàng khi giá giảm. Hành động này cịn tiếp diễn thì điều chắc chắn chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục tồn tại và khó có thể thu hẹp.
Ngoài những nguyên nhân được đề cập ở trên, những bất cập trong điều hành kinh tế vĩ mô, lạm
phát kỳ vọng vẫn ở mức cao dẫn đến niềm tin vào tiền đồng giảm sút. Điều này càng góp phần
CHƯƠNG 4:
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 4.1. Kết luận
Theo Reuteurs, lượng vàng nhập khẩu của Việt Nam chiếm 95% lượng tiêu thụ. Điều này đồng
nghĩa với việc giá vàng trong nước sẽ biến động theo giá vàng thế giới. Hay nói cách khác, với vàng, Việt Nam là nước chấp nhận giá.
Xét về phương diện lý thuyết, là một quốc gia chấp nhận giá có nghĩa là giá vàng trong nước sẽ biến động cùng chiều với giá vàng thế giới. Sự chênh lệch nếu có giữa giá vàng trong nước và thế giới là do các loại thuế, chi phí chế tác và lợi nhuận của các đơn vị kinh doanh. Theo ước tính của NHNN, khoảng chênh lệch hợp lý nằm trong khoảng 400.000 đồng/lượng.
Tuy nhiên diễn biến giá vàng trong nước và thế giới thời gian qua đơi khi có những xu hướng biến
động trái chiều hoặc giá vàng trong nước thường có xu hướng tăng mạnh hơn so với đà tăng của
giá vàng thế giới hoặc giảm chậm hơn so với đà giảm thế giới làm cho khảng cách giữa giá trong nước và giá thế giới ngày càng nới rộng.
Bức tranh tổng thể TTV Việt Nam giai đoạn 2009 – 2011 là tình trạng mất cân bằng nghiêm trọng giữa cung và cầu tạo ra những cú sốc trên TTV, đẩy chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới ngày càng cao kéo theo những hệ lụy không mong đợi cho đời sống kinh tế - xã hội: đầu cơ vàng, nhập lậu vàng, tác động xấu đến thị trường ngoại hối…. gây ra tổn thất không nhỏ cho nền kinh tế và cho xã hội.
Góp phần cho sự mất cân bằng giữa cung và cầu vàng trên thị trường có thể kể đến: Bất ổn vĩ mơ; kỳ vọng vào sự gia tăng của giá vàng trong tương lai; cấu trúc thị trường; tâm lý; đầu cơ… và một phần không nhỏ từ “tác động ngược” của các chính sách của Nhà nước do đó khơng những không thể thu hẹp khoảng cách giữa giá vàng trong nước và thế giới mà còn ảnh hưởng đến mục tiêu ổn
định kinh tế vĩ mô.
4.2. Khuyến nghị
Theo Tiến sỹ Julian D.W. Phillips, trong bối tình hình kinh tế và chính trị hiện tại, rất có thể sẽ hình thành một hệ thống tiền tệ trong tương lai của các thị trường mới nổi. Điều này có thể nhận thấy qua việc các quốc gia đang không ngừng gia tăng dự trữ vàng trong thời gian qua. Và khi đó, vàng sẽ là một bộ phận trong hệ thống tiền tệ mới này.
Như vậy có thể thấy, vai trị tiền tệ của vàng không hề mất đi mà ngày càng được khẳng định
Chính vì thế, việc đầu tiên Nhà nước cần nhìn nhận lại vai trò của vàng trong nền kinh tế Việt Nam và quản lý thị trường vàng theo quan điểm đó. Ở các nước, việc kiểm sốt vàng và ngoại tệ
được thực hiện một cách chặt chẽ, hầu hết các quốc gia trên thế giới chỉ chấp nhận sử dụng một đồng tiền duy nhất trong lưu thông nội địa. Nhưng với Việt Nam thì ngược lại. Mặc dù đã có quy định khơng sử dụng ngoại tệ trong thanh toán nội địa nhưng USD vẫn được sử dụng phổ biến và
vàng được sử dụng rộng rãi trong các quan hệ mua bán tài sản có giá trị lớn như nhà đất, phương tiện vận tại suốt một thời gian dài. Như vậy có thể thấy có đến 3 loại tiền tệ trong lưu thông nội
địa tại Việt Nam. Với sự tồn tại của ba loại tiền tệ trong lưu thông, Nhà nước sẽ không thể can
thiệp, quản lý, điều hành chính sách tiền tệ một cách hiệu quả.
Để góp phần bình ổn thị trường vàng và thu hẹp khoảng cách giữa giá vàng trong nước và thế
giới, thiết nghĩ Nhà nước cần thực hiện những biện pháp: (i) tăng dự trữ bằng vàng để vừa đa dạng hóa các tài sản dự trữ vừa tạo nên nguồn cung lớn để nhà nước có thể can thiệp kịp thời lên TTV; (ii) xây dựng cơ chế, chính sách, tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động giúp liên thông thị trường vàng trong nước và thế giới; (iii) hạn chế và dần xóa bỏ tình trạng lợi ích nhóm trên TTV… Cụ thể:
Trước tiên cần gia tăng dự trữ bằng vàng của quốc gia. Với xu hướng các quốc gia đang dần đa dạng hóa và tăng dự trữ vàng trong điều kiện bất ổn kinh tế, chính trị thế giới, Việt Nam cũng cần phải đa dạng hóa các nguồn dự trữ trong đó có dự trữ vàng. Với quỹ dự trữ này cộng với lượng vàng “khổng lồ” được huy động trong dân, Nhà nước có thể can thiệp vào TTV bất cứ lúc nào để bình ổn giá cả và thu hẹp khoảng cách giữa giá vàng trong nước và thế giới.
Đồng thời cần bỏ quy định về hạn ngạch nhập khẩu, thay vào đó nên dùng các biện pháp ít mang
tính mệnh lệnh hành chính để khai thơng nguồn cung vàng vật chất, từ đó sẽ hạn chế được tình trạng đầu cơ cũng như nhập lậu vàng qua biên giới.
Bên cạnh việc tạo nguồn cung dồi dào để tác động lên thị trường và xóa bỏ hạn ngạch cần xây dựng một hệ thống tiêu chuẩn chất lượng vàng. Căn cứ vào đó, nếu đơn vị nào đáp ứng được
những hệ thống tiêu chuẩn chất lượng thì vàng của đơn vị đó được phép thừa nhận và lưu thông. Theo Nghị định 24/2012/NĐ-CP (03/04/2012), Nhà nước toàn quyền trong việc nhập khẩu, kinh doanh và xuất khẩu vàng miếng. Nhưng xét về lâu dài, dựa trên kinh nghiệm của Ấn Độ, dễ dẫn
đến tình trạng độc quyền Nhà nước và nếu kiểm sốt khơng khéo sẽ gây ra tổn thất vơ ích.
Nghị định 24/2012/NĐ-CP (03/04/2012) đã thừa nhận quyền sở hữu vàng hợp pháp của người
dân. Như vậy, thay vì việc hạn chế đơn vị được phép giao dịch, kinh doanh vàng để giảm tình trạng vàng hóa, Nhà nước có thể áp dụng kinh nghiệm của Nhật Bản bằng cách đánh thuế đối với
việc nắm giữ vàng của người dân tương tự như việc đánh thuế lên quyền nắm giữ và sở hữu các tài sản khác.
Ngồi ra cần kiểm sốt chặt chẽ hoạt động khai thác vàng và xử lý nghiêm minh hành vi khai thác vàng trái phép. Theo WGC, trung bình để sản xuất ra được 1 ounce vàng cần đến 3 tấn quặng, chưa kể chi phí khai thác vàng cao, dễ dẫn đến những tác động xấu cho môi trường. Việt Nam lại không phải là một quốc gia giàu tài nguyên này do đó càng khơng nên chạy đua hay tập trung vào việc khai thác vàng để bổ sung cho nguồn cung trong nước.
Kế đến cần tái lập sàn vàng và cho phép kinh doanh vàng qua tài khoản để có thể liên thơng thị trường vàng trong nước và thế giới. Tuy nhiên, đi kèm với hành động này cần xây dựng một quy chế hoạt động của sàn vàng cũng như các quy định liên quan đến kinh doanh vàng qua tài khoản một cách chặt chẽ. Mặc dù Nghị định 24/2012/NĐ-CP ban hành ngày 03 tháng 04 năm 2012 đã có đề cập đến kinh doanh vàng qua tài khoản nhưng những quy định đi kèm chưa rõ ràng, chưa cụ thể sẽ dễ dẫn đến những hành vi sai lệch mang hơi hướng đầu cơ trong loại hình kinh doanh này.
Để có thể bình ổn thị trường vàng, Nhà nước cần phải kiên quyết và nhất quán trong việc triển
khai và thực thi các chính sách có liên quan, tránh tối đa sự chi phối của các nhóm lợi ích. Tuy nhiên điều quan trọng nhất là Nhà nước cần phải tập trung các nguồn lực cho phát triển kinh tế, cải thiện các chỉ tiêu vĩ mô, tạo điều kiện phát triển và mở rộng sản xuất kinh doanh. Nếu làm
được điều đó, niềm tin của người dân dần được cải thiện, tự động các nguồn vốn sẽ đổ vào các
kênh đầu tư khác có tính hiệu quả cao hơn và lúc đó TTV sẽ dần tuân theo đúng quy luật thị
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tài liệu tham khảo tiếng Việt
1. Robert S. Pindyck và Daniel L. Rubinfeld, Kinh tế học vi mô, Nhà xuất bản Prentice-Hall. 2. N. Gregory Mankiw (2000) , Nguyên lý kinh tế học, Nhà xuất bản South-Western.
3. Anne C. Steinemann, William C. Apgar, và H. James Brown (2005), Kinh tế học vi mô
dành cho quyết định công, Nhà xuất bản South-Western.
4. TS. Nguyễn Đại Lai, “Dự báo TTV năm 2012”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 3 (2/2012).