Quy trình thẩm địn h quản lý rủi ro tín dụng tại ACB

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH ứng dụng hiệp ước basel II trong quản trị rủi ro của ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 48 - 150)

Quy trình xét duyệt cho vay của ACB thơng qua 02 khối:

Khối phát triển kinh doanh (Khối Khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp) chuyên tiếp thị, tư vấn, chăm sóc khách hàng và thẩm định hồ sơ vay)

Khối Vận hành: chuyên soạn thảo hợp đồng, công chứng đăng ký TSBĐ, kiểm tra chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay và giải ngân.

Hồ sơ đề nghị cấp tín dụng của KH

Thuộc thẩm quyền CN/PGD

Vượt thuộc thẩm quyền CN/PGD Nhân viên QHKH tiếp nhận tư vấn KH N/v phân tích tín dụng phân tích hồ sơ TT. tín dụng Hội sở tái thẩm định/phối hợp phân tích Trình hồ sơ BTD/HĐTD Khối vận hành

Kiểm tốn nội bộ Trình hồ sơ

Ứng dụng Hiệp ước Basel II trong quản trị rủi ro tại ACB

ACB cũng phân cấp phê duyệt hồ sơ theo 4 cấp với thẩm quyền phê duyệt tăng dần gồm: Ban tín dụng chi nhánh, ban tín dụng khu vực,ban tín dụng Hội sở và Hội đồng tín dụng. Hội đồng tín dụng ACB bao gồm các thành viên Hội đồng Quản Trị và thành viên ban điều hành, bên cạnh việc quyết định cho vay và bảo lãnh, cịn quyết định các vấn đề về chính sách tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng. ACB theo cơ chế phê duyệt tập trung và Hội đồng tín dụng là cấp phê duyệt cao nhất, phê duyệt hồ sơ có lớn (trên 50 tỷ đồng), tỷ lệ cho vay cao và các trường hợp ngoại lệ.

ACB thành lập Ban chính sách và quản lý tín dụng từ năm 2005 nhằm chuyên nghiệp hóa cơng tác quản lý rủi ro tín dụng.

* Hệ thống chấm điểm tín dụng nội bộ của ACB

Trước đây, ACB áp dụng phân loại nợ theo điều 6 Quyết định 493 ngày 22/4/2005 của Ngân hàng nhà nước về phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro tín dụng và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng. Theo quyết định này các khoản cho vay được phân loại theo các mức độ rủi ro như: Nợ đủ tiêu chuẩn, nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn dựa chủ yếu trên tình trạng quá hạn của các khoản nợ.

Tuy nhiên, việc áp dụng điều 6 là dựa vào tình trạng trả nợ thực tế của khách hàng và chưa đánh giá đầy đủ các yếu tố định tính và định lượng khác ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng; Từ 29/11/2010, ACB chính thức áp dụng phân loại nợ điều 7 Quyết định 493 dựa trên Hệ thống chấm điểm tín dụng nội bộ (Scoring) đối với Khách hàng doanh nghiệp và vẫn tiếp tục phân loại nợ theo tuổi nợ (Điều 6 Quyết định 493) đối với Khách hàng cá nhân. Tuy nhiên theo mục tiêu đặt ra, ACB sẽ triển khai Hệ thống chấm điểm tín dụng nội bộ cho tồn bộ khách hàng của ACB (bao gồm Hệ thống chấm điểm cho khách hàng doanh nghiệp, hộ kinh doanh và cá nhân) trong tương lại 03 năm tới. Việc phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro tín dụng theo điều 7 là phương pháp định lượng, toàn diện và nhất quán về sức khỏe của khách hàng, trên cơ sở chấm điểm rất nhiều chỉ tiêu tài chính và phi tài chính, khơng chỉ có tình trạng trả nợ (như Điều 6) mà cịn đánh giá về thơng số tài chính, triển vọng kinh doanh, triển vọng ngành, chất lượng quản lý nội bộ…của khách hàng, giúp đánh giá phân loại nợ và trích lập dự phịng chính xác hơn và tiến gần tới chuẩn mực quốc tế hơn.

Ứng dụng Hiệp ước Basel II trong quản trị rủi ro tại ACB

(Chi tiết vui lòng xem phụ lục 6)

ACB đặt mục tiêu sẽ đơn giản hóa việc xét duyệt hồ sơ ―chuẩn‖ thông qua hệ thống Scoring xét duyệt (căn cứ điểm từ kết quả Scoring để ra quyết định vay/khơng cho vay) và phịng ngừa rủi ro từ khi xét duyệt hồ sơ thông qua việc trích lập dự phịng theo hệ thống Scoring phân loại nợ.

2.1.3.2. Hệ thống quản lý rủi ro hoạt động tại ACB

Rủi ro hoạt động là những tổn thất phát sinh do cơ chế vận hành của NH khơng thích hợp, khơng tn thủ đúng các quy trình, quy định nội bộ, nhầm lẫn của con người, lừa đảo… ACB tổ chức quản lý theo nguyên tắc tập trung thành hội sở và kênh phân phối. Trong đó, hội sở làm cơng tác thiết kế sản phẩm, ban hành chính sách tín dụng, hỗ trợ chi nhánh thực hiện chỉ tiêu kinh doanh đồng thời giám sát, kiểm tra chi nhánh để phát hiện kịp thời các rủi ro phát sinh. Với việc thực hiện hàng tháng Báo cáo kết quả kinh doanh và các rủi ro phát sinh lên Tổng giám đốc của các Kênh phân phối giúp ACB có thể ―phát hiện sớm, phản ứng nhanh đối với các rủi ro phát sinh‖

Bên cạnh đó, ACB cịn xây dựng hành lang pháp lý chế tài và thực hiện thanh tra giám sát thường xuyên bởi một bộ phận độc lập là Ban kiểm toán nội bộ, nhằm ngăn ngừa các lỗi trong q trình tác nghiệp của tồn thể nhân viên, đồng thời giám sát chặt chẽ công tác chấn chỉnh, khắc phục xử lý sau thanh tra và các chế tài xử lý vi phạm.

Ngồi ra, ACB cịn thiết lập một bộ phận ―Ban chất lượng‖ trực thuộc Khối quản trị nguồn lực chuyên tiếp nhận ý kiến phẩn hồi trực tiếp từ Khách hàng (thơng qua thùng thư góp ý, website, mail,…) và từ kênh phân phối và xử lý giải quyết các trường hợp phát sinh.

Để có thể quản lý tốt loại rủi ro này ACB áp dụng các biện pháp sau:

+ Áp dụng hệ thống chất lượng ISO 9001 – 2000 vào các quy trình huy động vốn, tín dụng, thanh tốn quốc tế và cung ứng nguồn nhân lực

+ Quy định phân công, phân quyền, hạn mức kinh doanh cho từng bộ phận + Đào tạo và đào tạo lại để khơng ngừng nâng cao trình độ nhân viên + Tăng cường cơng tác kiểm tra, kiểm tốn nội bộ

+ Hiện đại hóa hệ thống cơng nghệ thơng tin. Nâng cao tính bảo mật và an toàn dữ liệu. Xây dựng hệ thống lưu trữ dự phòng dữ liệu liên tục

Ứng dụng Hiệp ước Basel II trong quản trị rủi ro tại ACB

+ Định kỳ đánh giá lại hiệu quả công tác quản lý rủi ro vận hành để có biện pháp cải tiến kịp thời

+ Trích lập kịp thời quỹ dự phịng rủi ro

+ Mua bảo hiểm cho tài sản và nhân viên ACB

+ Tổng hợp, phân tích về các rủi ro trong vân hành để rút ra các bài học phòng ngừa. Xây dựng hệ thống các dữ liệu rủi ro trong vận hành để phục vụ cho cơng tác quản lý rủi ro.

Phịng quản lý rủi ro hội sở có chức năng tổng hợp, phân tích tình hinh hoạt động hàng ngày của ACB để hỗ trợ ban điều hành và Hội đồng ALCO trong việc quản lý rủi ro.

2.1.3.3. Hệ thống quản lý rủi ro thị trƣờng

ACB sử dụng mơ hình quản lý vốn tập trung và đầu mối là Khối Ngân Quỹ chuyên định giá và luân chuyển vốn nội bộ - FTP (Finance Transfer Pricing):

Thơng qua đó, Khối ngân quỹ (Hội sở) sẽ là bộ phận quản lý, thực hiện điều hành, điều hòa vốn trong hệ thống và tính tốn ra ―giá vốn‖ theo từng kỳ hạn, loại tiền làm giá tham khảo cho Kênh phân phối. Kênh phân phối sẽ trở thành đơn vị kinh doanh thực sự từ việc mua vốn từ Hội sở với ―giá vốn‖ và ―bán‖ lại với Khách hàng để thu phần chênh lệch hạch toán làm lợi nhuận KPP tạo ra.

Định kỳ, Hội sở sẽ công bố giá mua bán vốn nội bộ FTP cho Kênh phân phối, là căn cứ để đánh gía hiệu quả hoạt động của các đơn vị kinh doanh và cũng là công cụ điều hành vốn của Hội sở nhằm hỗ trợ công tác quản lý thanh khoản, quản lý rủi ro lãi suất.

Ngồi ra, Khối Ngân Quỹ cịn phụ trách theo dõi biến động của các ngoại tệ chính như USD, AUD,… và cơng bố giá cho tịan hệ thống một cách kịp thời nhằm hạn chế rủi ro hoạt động như rủi ro tỷ giá hối đoái, rủi ro lãi suất …

2.1.3.4. Kết quả công tác quản lý rủi ro tín dụng tại ACB: * Tỷ lệ nợ xấu: * Tỷ lệ nợ xấu:

Sau 18 năm thành lập, ACB hiện là một trong những Ngân hàng cổ phần đứng đầu Việt Nam với với tốc độ phát triển mạng lưới, quy mô nhanh nhất và tỷ lệ nợ xấu ln nằm trong mức an tồn theo quy định của Ngân hàng nhà nước (1%). Tốc độ tăng trưởng tín dụng của ACB cao nhưng tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ luôn dưới 1% cho thấy tính an tồn và hiệu quả hoạt động tín dụng của ACB ln được bảo đảm.

Ứng dụng Hiệp ước Basel II trong quản trị rủi ro tại ACB

Bảng 2. 3: Tổng hợp dƣ nợ và tỷ lệ nợ xấu/tổng dƣ nợ của các NH tại Việt Nam:

Ngân hàng Chi tiết 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Nhóm các NH TM Cổ phần ACB Tổng dƣ nợ 9,381,517 17,014,419 31,810,857 34,832,700 62,357,978 87,195,105 Dƣ nợ xấu (tr.đ) 27,939 33,162 26,565 308,714 254,680 292,806 Tỷ lệ % 0.30% 0.19% 0.08% 0.89% 0.34% 0.39% SACOMBANK Tổng dư nợ 8,425,238 14,394,313 35,378,147 35,008,871 59,657,004 82,484,803 Dư nợ xấu (tr.đ) 46,501 104,104 81,408 208,407 384,008 444,520 Tỷ lệ % 0.55% 0.72% 0.23% 0.60% 0.64% 0.54% TECHCOMBANK Tổng dư nợ 5,830,036 8,810,848 20,486,131 26,343,985 42,092,767 52,927,857 Dư nợ xấu (tr.đ) 98,493 274,399 493,716 665,000 1,048,004 1,211,067 Tỷ lệ % 1.69% 3.11% 2.41% 2.52% 2.49% 2.29% EXIMBANK Tổng dư nợ 6,433,155 10,207,392 18,452,151 21,232,198 38,381,855 57,991,316 Dư nợ xấu (tr.đ) 71775 86282 161461 1000522 703996 789931 Tỷ lệ % 1.12% 0.85% 0.88% 4.71% 1.83% 1.36% DONGA BANK Tổng dư nợ 5,960,048 7,970,615 17,808,599 25,570,810 34,687,000 38,436,000 Dư nợ xấu (tr.đ) 48,872 61,389 79,372 650,980 457,868 611,132 Tỷ lệ % 0.82% 0.77% 0.45% 2.55% 1.32% 1.59% SOUTHERNBANK Tổng dư nợ 4,773,981 4,665,207 5,874,117 9,539,821 19,785,791 31,267,327 Dư nợ xấu (tr.đ) 98,364 145,585 241,547 220,343 461,611 576,753 Tỷ lệ % 2.06% 3.12% 4.11% 2.31% 2.33% 1.84% SCB Tổng dư nợ 19,477,605 23,278,256 31,310,489 33,177,653 Dư nợ xấu (tr.đ) 65,858 133,755 400,894 3,782,822 Tỷ lệ % 0.34% 0.57% 1.28% 11.40% Nhóm các NH Nhà nƣớc VIETCOMBANK Tổng dư nợ 57,406,959 70,024,632 92,845,057 112,792,965 141,621,126 176,813,906 Dư nợ xấu (tr.đ) 2,092,667 1,860,700 3,597,054 5,202,045 3,498,684 5,005,547 Tỷ lệ % 3.65% 2.66% 3.87% 4.61% 2.47% 2.83% VIETINBANK Tổng dư nợ 97,825,817 120,752,073 163,170,485 234,204,809 Dư nợ xấu (tr.đ) 2,584,297 2,187,345 1,000,809 1,538,538 Tỷ lệ % 2.64% 1.81% 0.61% 0.66% BIDV Tổng dư nợ 76,174,278 90,580,693 119,558,890 154,473,141 197,594,780 237,081,832 Dư nợ xấu (tr.đ) 23,844,156 8,689,403 4,756,408 4,183,234 5,568,605 6,424,486 Tỷ lệ % 31.30% 9.59% 3.98% 2.71% 2.82% 2.71% MHB Tổng dư nợ 8,436,973 10,113,433 13,924,999 16,112,073 20,136,341 22,628,912 Dư nợ xấu (tr.đ) 298,669 268,006 155,858 339,965 408,500 438,114 Tỷ lệ % 3.54% 2.65% 1.12% 2.11% 2.03% 1.94%

(Nguồn: Số liệu báo cáo tài chính năm 2005 đến 2010 của các Ngân hàng thương mại)

Nhận xét: ACB là một trong những ngân hàng cổ phần có tốc độ tăng trưởng dư nợ

cao nhưng ln duy trì tỷ lệ nợ xấu dưới 1% cho thấy ban lãnh đạo ACB đã có biện pháp quản trị rủi ro tín dụng tốt. ACB là ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất trong hệ thống các ngân hàng Việt Nam trong khi tỷ lệ của tòan hệ thống ngân hàng vẫn trên 2%.

Ứng dụng Hiệp ước Basel II trong quản trị rủi ro tại ACB

Tỷ lệ nợ quá hạn của toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam: Năm Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 2002 7.20% 2003 4.74% 2004 4.60% 2005 3.18% 2006 2.48% 2007 1.38% 2008 3.50% 2009 2.46% 2010 3.35%

Nguồn: số liệu báo cáo của Ngân hàng nhà nước Việt Nam

* Công tác xử lý nợ xấu:

Với quyết tâm xử lý triệt để nợ xấu và thu hồi 100% vốn, Hội đồng quản trị của ACB đã gắn trách nhiệm của từng nhân viên và ban giám đốc kênh phân phối thông qua việc giao chỉ tiêu nợ quá hạn cho từng chức danh (Nhân viên phân tích tín dụng, Nhân viên phát triển khách hàng), từng chi nhánh/phòng giao dịch (tỷ lệ nợ quá hạn không vượt quá 1%), đây là chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá kết quả hoạt động vào cuối năm cũng như quyết định đến việc tăng lương, thưởng vào cuối năm.

Đồng thời để hỗ trợ Kênh phân phối, ACB thành lập 02 trung tâm tại hội sở gồm Trung tâm thu nợ cá nhân trực thuộc Khối Khách hàng cá nhân và Trung tâm thu nợ doanh nghiệp trực thuộc Khối Khách hàng doanh nghiệp nhằm hỗ trợ Kênh phân phối theo dõi, đôn đốc trả nợ, thu hồi nợ, ban hành các hướng dẫn liên quan đến nghiệp vụ quản lý nợ quá hạn và báo cáo kịp thời cho Ban lãnh đạo khi nợ quá hạn tăng đột biến.

Từ năm 2008, ACB đã thành lập công ty trực thuộc là Công ty TNHH Quản lý nợ và Khai thác tài sản (ACBA) phụ trách việc xử lý nợ xấu tòan hệ thống ACB, nhằm chuyên nghiệp hóa việc khởi kiện, xử lý tài sản bảo đảm, thu hồi vốn cho ACB. Tính 31/12/2010, ACBA đã thu hồi được 215 tỷ đồng, chiếm 30% nợ phải thu, trong đó vốn gốc 188 tỷ đồng và tiền lãi là 27 tỷ đồng.

2.2. Thực trạng ứng dụng Quản trị rủi ro theo Basel II tại Hệ thống Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam

Ứng dụng Hiệp ước Basel II trong quản trị rủi ro tại ACB

2.2.1. Những quy định của NHNN quy định về tỷ lệ bảo đảm an tồn trong hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thƣong mại:

Để đảm bảo an toàn trong hoạt động của các TCTD, Ngân hàng nhà nước – cơ quan quản lý cao nhất của các Ngân hàng Việt Nam đã ban hành một loạt các văn bản làm hành lang pháp lý đảm bảo cho hoạt động an toàn, ổn định của các ngân hàng trong nước, các quy định còn hiệu lực:

Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc NHNN ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của NHTM. Các NHTM Việt Nam hiện nay đang từng bước thực hiện xây dựng mơ hình xếp hạng tín dụng nội bộ phù hợp với phạm vi hoạt động, tình hình thực tế, đặc điểm kinh doanh của NHTM theo tinh thần Quyết định số 493 của Thống đốc NHNN. Đây là một bước tiến mới trong tiếp cận an tồn vốn, khơng chỉ nhằm mục đích phân loại nợ, mà nhằm đánh giá rủi ro khoản vay, quản lý chất lượng tín dụng. Trên cơ sở hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ này, các NHTM phải trình NHNN chính sách dự phịng rủi ro và chỉ được thực hiện sau khi có được sự chấp thuận bằng văn bản của NHNN. Đây là điểm hoàn toàn phù hợp theo quy định của Basel II về vai trò của các cơ quan giám sát đối với hoạt động của các NHTM. Hệ thống xếp hạng tín dụng phải được áp dụng thử nghiệm ít nhất trong vịng một năm trước khi chính thức đưa vào thực hiện.

Thông tư 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 v/v sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo quyết định số 493/2005/QĐ – NHNN.

Thông tư 13/2010/TT–NHNN của Ngân hàng Nhà nước thay thế cho quyết định 457 và một số văn bản liên quan của nhà nước về việc ban hành ―Quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng‖; trong đó quy định Các tỷ lệ bảo đảm an toàn gồm: tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, giới hạn tín dụng, tỷ lệ khả năng chi trả, giới hạn góp vốn, mua cổ phần, tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động; tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu: 9%. Theo thơng tư này, hệ thống ngân hàng Việt Nam gần như mới hoàn thiện được một chuẩn mực thống nhất theo quy định của hiệp ước Basle I, trong đó ngân hàng nhà nước quy định hệ số rủi ro của nhóm các tài sản Có của ngân hàng thương mại khi đánh giá rủi ro tín dụng.

Ứng dụng Hiệp ước Basel II trong quản trị rủi ro tại ACB

Thông tư 19/2010/TT-NHNN ngày 27/09/2010, là thông tư mới nhất, sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 13/2010/TT-NHNN.

Các văn bản quy định do NHNN ban hành trong việc điều hành công tác quản trị rủi ro ngân hàng hiện mới chỉ dừng lại ở việc ứng dụng Hiệp ước Basel I, chưa đề cập nhiều đến

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH ứng dụng hiệp ước basel II trong quản trị rủi ro của ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 48 - 150)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)